Thứ Ba, 29/05/2012 09:26

Nhịp đập thị trường 29/05:

Cứu giá không thành, hai sàn tiếp tục mất điểm

Nỗ lực cứu vớt thị trường của một số mã cổ phiếu lớn đã không nhận được sự hưởng ứng của phần lớn nhà đầu tư. Thay vào đó, áp lực bán vẫn tiếp tục đè nặng khiến thị trường có thêm một phiên giảm điểm với thanh khoản lình xình ở mức thấp. 

CTCP Chứng khoán Kim Eng (KEVS) cho rằng thị trường đang thiếu động lực và cần một giai đoạn nghỉ ngơi. Điều này cho thấy, khó có sự bứt phá nào đủ mạnh để giúp thị trường khởi sắc trở lại.

Quan sát thị trường vào cuối phiên sẽ thấy lực cầu nhắm vào các mã cổ phiếu lớn như VIC, VNM, MSN, EIB, SSI, HBB, ACB, SCR, PVX, KLS vẫn còn rất thận trọng và chưa thực sự quyết liệt. Do vậy, các mã cổ phiếu chỉ có thể nhích nhẹ, hoặc trở về mốc tham chiếu chứ chưa đủ sức làm đầu tàu để vực dậy cả thị trường.

Trong khi đó, bên bán lại nắm trong tay hàng loạt mã trụ cột như BVH, GAS, VCB, CTG, MBB, DPM, PVD, PVS, VCG… với dư bán chiếm áp đảo. Tính đến cuối phiên, chỉ riêng tứ trụ là VCB, GAS, BVH, HAG đã lấy đi của VN-Index hơn 3.6 điểm. Ngược lại, các mã tăng giá như VIC, VNM, SBT, STB chỉ giúp thị trường tăng chưa đến 1 điểm.  

Do vậy, dù cuối phiên 2, VN-Index có nhích lên gần 433 điểm nhưng cuối phiên vẫn bị đánh xuống 431.44 điểm, tức giảm 4.04 điểm (-0.93%) so với tham chiếu. Hay HNX-Index từng tiến sát mức tham chiều nhưng cuối phiên vẫn giảm 0.3 điểm, tức 0.4% xuống 75.3 điểm.

Giao dịch cho đến hết phiên vẫn không cho thấy sự khởi sắc mà còn giảm so với phiên trước, với tổng cộng gần 80 triệu đơn vị, trị giá hơn 1,052 tỷ đồng. Trong đó, HOSE chỉ giao dịch được hơn 47.68 triệu đơn vị, tương đương 720 tỷ đồng. Còn HNX chỉ vỏn vẹn 32 triệu đơn vị chuyển nhượng, tương đương 333 tỷ đồng.

Cũng như phiên trước, cổ phiếu đầu cơ tại HOSE tiếp tục được mua vào mạnh với các mã như TDC, SAM, ASM, SBT, ITA, SBS, VNE, KSS, CSM, HQC… dù không ít có mức giá giảm mạnh. Trong khi tại sàn HNX, các mã vốn hóa lớn và giữ vai trò chủ đạo vẫn được nhà đầu tư mua vào nhiều, nhưng lượng bán ra cũng không phải là nhỏ.

13h45: Nỗ lực cứu thị trường

Lực cầu quay lại với một số mã cổ phiếu lớn vào giữa phiên giao dịch buổi chiều giúp thị trường phần nào rút ngắn đà giảm. Tuy nhiên, thanh khoản tăng trưởng chậm cho thấy con đường hồi phục vẫn còn khá chong gai.

HNX-Index thậm chí có tiến sát mốc tham chiếu nhưng lại bị bên bán cản trở lại. Đến khoảng 13h45, chỉ số tạm thời giảm 0.26 điểm, tức 0.34% đạt 75.34 điểm. Giao dịch vẫn ở mức rất thấp, với 27.57 triệu đơn vị, tương đương 282 tỷ đồng.

Các mã vốn hóa lớn như VND, SCR, PVX, HBB, VCG… tăng nhẹ hoặc trở về mốc tham chiếu. Điều này giúp thị trường ghi nhận 180 mã đứng yên và 51 mã tăng, còn lại là 166 mã giảm.

Ở sàn HOSE, nỗ lực ghi điểm đến từ các mã STB, EIB, MSN, VNM, SBT, đồng thời có cả SSI và VIC… Các mã này giằng co khá quyết liệt trong khi BVH và GAS, VCB, HAG vẫn giảm khá mạnh.

Tuy vậy, đà giảm vẫn được rút ngắn đáng kể. Cuối đợt 2, VN-index giảm 2.78 điểm, tức 0.64% tạm dừng ở 432.7 điểm.

Giao dịch nâng lên 44 triệu đơn vị, tương đương 662 tỷ đồng. Thị trường ghi nhận khoảng 73 mã tăng giá với 16 mã tăng kịch trần như TTP, EVE, DQC, ACC, SBT, PAC…

Buổi sáng: Thanh khoản bế tắc, thị trường chưa tìm được lối thoát

Thị trường khép lại phiên buổi sáng với sắc đỏ chiếm áp đảo trên cả hai sàn, cùng với đó là thanh khoản sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, VN-Index đã giữ được mốc 430 điểm nhờ sự đi lên của STB cũng như nỗ lực kiềm giá của một vài bluechips khác.

Phiên này, cả STB lẫn SBS đều tăng giá và có giao dịch đứng hàng đầu tại HOSE. Cùng với đó là việc EIB, MSN, VIC, VNM, DPM giữ được mốc tham chiếu đã tạo nên lực nâng đỡ nhất định.

Trong khi đó, toàn sàn có đến 182 mã giảm giá, 50 mã giảm kịch sàn với nhiều gương mặt nổi trội như VCB, GAS, BVH, MBB, PVF, PVD, MPC, HPG, CTG, HAG và cả SSI…

Tâm lý thận trọng qua mức của bên mua nên cả buổi nhưng chỉ có 31.5 triệu đơn vị chuyển nhượng, tương đương 454 tỷ đồng. Ngoài các mã bluechips vốn có thanh khoản cao, các mã đầu cơ cũng được quan tâm dù giá đang giảm khá mạnh như KSS, VNE, IDI, NVT, ASM, KTB, PXL, HQC, HLA, MCG… cho thấy một bộ phận nào đó vẫn tin tưởng vào khả năng bật mạnh của cổ phiếu nhỏ.

Cũng như VN-Index, chỉ số HNX-Index cũng nhích nhẹ cuối buổi nhưng chưa thể bứt phá qua mốc tham chiếu. Chỉ số tiếp tục giảm 0.69 điểm, tương đương 0.91% xuống 74.91 điểm.

Thanh khoản vô cùng thấp với 18.56 triệu đơn vị, trị giá 195 tỷ đồng. Trên sàn có đến 191 mã giảm nhưng chỉ có 31 mã tăng giá với lực cầu ít ỏi.

10h45: Hết lực đỡ, VN-Index thủng ngưỡng 430 điểm

Đã không thể tăng thì ắt sẽ giảm mạnh. Đó là điều ai cũng có thể thấy được từ đầu tháng 5 đến nay. Càng về cuối buổi sáng, áp lực giảm mạnh hơn, VN-Index giảm hơn 6 điểm chọc thủng ngưỡng 430 điểm và HNX-Index lùi sâu về mốc 74 điểm.

Thị trường giảm đều ở hầu hết các nhóm cổ phiếu không riêng gì cổ phiếu bluechips, tuy nhiên áp lực bán tháo chưa xuất hiện.

Thống kê đến 10h45, với gần 200 mã giảm giá, với hơn 50 mã giảm sàn đã làm VN-Index rớt 6.37 điểm, tức 1.46% xuống 429.11 điểm. Trong khi giao dịch cũng chỉ vỏn vẹn 25 triệu đơn vị, tương đương 354 tỷ đồng.

Thị trường gần như không còn cổ phiếu nào đủ sức hỗ trợ ngoài việc MSN, VIC, VNM, EIB tạm thời duy trì mốc tham chiếu.

HNX-Index giảm thấp hơn, với 0.93 điểm, tức khoảng 1.23% xuống 74.62 điểm nhưng thanh khoản lại thấp vô cùng, với 15 triệu đơn vị, trị giá 162 tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào các mã vốn hóa lớn như SCR, VND, PVX, HBB, SHS, SHB, KLS, WSS… trong khi cổ phiếu đầu chìm trong sắc đỏ hoặc giảm sàn nhưng ít được ngó ngàng.

Những cổ phiếu đi ngược thị trường

Cho đến 10h25, thanh khoản thị trường vẫn thấp, các chỉ số lình xình và số mã giảm giá chiếm áp đảo. Trong số ấy lại có khoảng 80 mã tăng giá, một số rất ít tăng kịch trần nhưng hầu hết đều không có thông tin hỗ trợ thực sự.

Tại sàn HOSE, KAC tăng trần phiên thứ hai liên tiếp mặc dù kết quả kinh doanh 2 quý liên tiếp đều lỗ. Tương tự, LGC tăng trần phiên thứ 3 với các thông tin xoay quanh việc nắm giữ và thoái vốn của hai cổ đông lớn CII và Sacom.

SBS tăng trần và giao dịch khá sôi động với hơn 1 triệu đơn vị, dư mua trần cũng đạt hơn 670 ngàn đơn vị sau khi công ty này công bố tổ chức ĐHCĐ vào ngày 16/06 tới, ngoài ra EIB cuối tuần qua cũng thông báo sẽ cử người sang kiểm toán nội bộ đối với công ty này. Trước đó là thông tin Chủ tịch HĐQT của SBS đã thoái hết vốn.

Ngoài ra còn có NVN tăng nhờ thông tin trả cổ tức.  Còn lại là VPK, TTP tăng trần một cách khó hiểu.

Trong khi đó, hơn 2/3 số mã bluechips tại sàn này chìm trong sắc đỏ đặc biệt có BVH, GAS, VCB đều là những trụ cột lớn của sàn này.

Sàn HNX chỉ có khoảng 30 mã tăng giá nhưng số mã tăng trần lại chiếm khá nhiều như CAP, ARM, PTI, TMX, MKV, VIE, TAS, NSN, SAP trong đó chỉ có TAS, NSN và SAP là có dư mua trần tương đối nhiều.

Trong khoảng 1 giờ giao dịch từ khi mở cửa, chỉ số của hai sàn xoay quanh mức giảm trên dưới 1%. Giao dịch giằng co với biên độ hẹp. Tuy nhiên dấu hiệu phục hồi nhẹ bắt đầu từ ít phút trước thời điểm 10h00.

Thanh khoản vẫn chưa cải thiện

Trong khoảng 1 giờ giao dịch từ khi mở cửa, chỉ số của hai sàn xoay quanh mức giảm trên dưới 1%. Giao dịch giằng co với biên độ hẹp. Tuy nhiên dấu hiệu phục hồi nhẹ bắt đầu từ ít phút trước thời điểm 10h00.

Với áp lực giảm của hàng trăm mã cổ phiếu trên hai sàn, đặc biệt nhóm cổ phiếu chủ chốt mặc dù biên độ giảm là không lớn nhưng cũng làm cho VN-Index lẫn HNX-Index giảm điểm đáng kể. VN-Index có lúc giảm trên 5 điểm và nguy cơ phá vỡ ngưỡng 430 điểm rất cao, HNX-Index chìm sâu dưới mốc 430 điểm. Tuy vậy, chỉ ít phút trước 10h00, lực cầu nhẹ quay trở lại với một số mã chủ chốt như VNM, MSN, VIC, STB, EIB, SCR, VND, HBB, … ngay các mã khác cũng thu hẹp biên độ giảm khiến chỉ được cải thiện đáng kể.

Khoảng 10h00, VN-Index vượt qua mốc 431 điểm với mức giảm còn 4.39 điểm và HNX-index tiến sát 75 điểm khi giảm 0.69 điểm tức 0.91%.

5 phút sau đó, HNX-Index lấy lại mốc 75 điểm và chỉ còn giảm chưa đến 0.5 điểm. VN-Index cũng tiến gần đến 432 điểm.

Tuy vậy, trên sàn số lượng mã giảm vẫn chiếm khá lớn với gần 150 mã tại HOSE và gần 110 mã tại HNX. Số mã tăng chỉ có 80 mã.

Giao dịch hết sức èo uột với 15 triệu đơn vị tại HOSE, tương đương 210 tỷ đồng và 9 triệu tại HNX, trị giá 100 tỷ đồng.

Mở cửa: Giao dịch yếu ớt, chứng khoán tiếp tục đỏ sàn

Thiếu thông tin hỗ trợ đủ mạnh, cộng thêm đà suy giảm vẫn còn khiến thị trường tiếp tục chìm trong sắc đỏ ở những phút mở cửa sáng nay. Giao dịch diễn ra yếu ớt với chỉ vài chục mã có giao dịch.

Nhìn chung áp lực bán vẫn tập trung vào các mã vốn hóa lớn. Còn lại các mã đầu cơ cũng không còn tăng mạnh như phiên trước do tâm lý thận trọng đang lấn át thị trường.

Sau 15 phút mở cửa, với đà giảm của GAS (-3.46%), HAG, SSI… làm cho VN-Index mất 3.73 điểm, tương đương 0.86% tụt xuống 431.75 điểm, như vậy một lần nữa ngưỡng 430 điểm lại bị đe dọa. Các mã tứ trụ đều đứng ở mốc tham chiếu. VCB cũng ở tình trạng tương tự.

LGC tăng trần sau khi có tin Samco thoái hết vốn, NVN tăng nhờ thông tin sắp chốt quyền trả cổ tức 14% bằng tiền mặt.

Giao dịch chỉ vỏn vẹn 2.22 triệu đơn vị, trị giá 31 tỷ đồng, trong đó mua bán nhiều nhất là TDC với trên 500 ngàn đơn vị, cổ phiếu này cũng giữ được mức tăng 3.03%. Trong khi đó ASM đảo chiều giảm 3.61% sau 2 phiên tăng trần liên tiếp.

Tại sàn HNX, sự suy giảm bắt đầu tư rất sớm, tuy nhiên biên độ còn phần hẹp hơn do đà giảm của các mã chủ chốt như VND, SCR, SHB, HBB, ACB… không quá lớn. Thống kê đến 9h15, chỉ số này tạm thời giảm 0.51 điểm tức 0.67% xuống  75.09 điểm.

Giao dịch còn ít hơn cả HOSE, với 2 triệu đơn vị, tương đương 25.54 tỷ đồng.

Toàn sàn chỉ có 51 mã giảm, tuy nhiên nếu diễn biến không được cải thiện nhiều khả năng áp lực giảm còn lớn hơn nhiều do nhà đầu tư tiếp tục lo ngại rủi ro khi nắm giữ cổ phiếu trong ngắn hạn.

Viết Vinh (Vietstock)

FINFONET

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 29/05 (28/05/2012)

>   Bên mua bế tắc, hai sàn đồng loạt giảm điểm (28/05/2012)

>   Vietstock Weekly 28/05 - 01/06: Bắt đáy vẫn còn kịp (27/05/2012)

>   Chứng khoán Tuần 21 - 25/05: Mấy ai bắt đúng đáy thị trường! (25/05/2012)

>   Thị trường khởi sắc, hơn 330 mã đụng trần (25/05/2012)

>   Vietstock Daily 25/05: Tiêu cực toàn diện, ngoại trừ… (24/05/2012)

>   Phiên chiều: Buông HOSE, bắt HNX (24/05/2012)

>   Vietstock Daily 24/05: Đâu là điểm dừng của đợt giảm điểm? (23/05/2012)

>   Thất vọng với giá xăng, thị trường lao dốc không phanh (23/05/2012)

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 23/05 (22/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật