Chủ Nhật, 12/02/2012 13:02

Technical View – Chứng khoán Việt Nam và thế giới: Tuần 13 - 17/02/2012

(Vietstock) – Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam (VN-Index, HNX-Index, VS 100), chứng khoán Mỹ (Dow Jones), Châu Á (Nikkei 225) và Châu Âu (FTSE 100).   

I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

VN-Index – Lịch sử lặp lại? Giới phân tích đang lo ngại kịch bản đầu tháng 06/2011 sẽ lặp lại một lần nữa vào tháng 02/2012 khi mà các dấu hiệu cho đến thời điểm hiện tại khá tương đồng.

Điểm khác biệt giữa hai giai đoạn này là khối lượng giao dịch hiện nay không sụt giảm mạnh và nhanh như tháng 06/2011. Những nhà đầu tư theo trường phái lạc quan cho rằng nếu tình trạng này được duy trì thêm 2 – 3 phiên nữa thì khả năng tăng trưởng trở lại là khá cao do không có hiện tượng hoảng loạn quá mức như các giai đoạn trước đó.

VN-Index sẽ nhận được sự hỗ trợ tích cực từ vùng 375 – 395 điểm trong những phiên tới nếu tiếp tục giảm mạnh.

 

HNX-Index – Có thể test lại Fibonacci Retracement 161.8%. Mẫu hình nến doji điển hình xuất hiện trong phiên giao dịch ngày 09/02/2012 đã báo hiệu khá chính xác sự thoái lùi mạnh của HNX-Index.

Tuy nhiên, điều đáng chú ‎ý là lực cầu vẫn khá mạnh và giúp cho thanh khoản không đột ngột bị sụt giảm như trong các đợt phục hồi trước.

Trendline chống đỡ ngắn hạn, Fibonacci Retracement 161.8% (tương đương vùng 56 – 57.5 điểm) và middle của Bollinger Bands sẽ đóng vai trò hỗ trợ chính cho giá trong những phiên tới nếu hiện tượng giảm mạnh xảy ra.

 

VIETSTOCK INDEX

VS 100: Giảm mạnh (-1.61%) trong phiên giao dịch ngày 10/02/2012, VS 100 bắt đầu điều chỉnh lại đà tăng trưởng kéo dài từ 3 tuần trước.     

Sự xuất hiện của Hammer đã báo trước sự thận trọng của nhà đầu tư và áp lực điều chỉnh mạnh. Nếu thanh khoản tiếp tục duy trì thì sự thận trọng sẽ giảm bớt.

 

VS-Market Strength: Trong phiên giao dịch ngày 10/02/2012, VS-A/D HOSE đạt mức 0.31, tức số mã tăng giá bằng 0.31 lần số mã giảm giá; trong khi VS-U/D HOSE là 0.25, tức khối lượng của cổ phiếu tăng giá bằng 0.25 lần so với khối lượng giao dịch của phía giảm giá. VS-A/D HNX đạt 0.35 lần và VS-U/D HNX bằng 0.48 lần.

Chỉ số VS-Arms VN duy trì ở mức 0.92, đây là mức thấp của chỉ số này. Nếu tiếp tục duy trì mức hiện nay thì khả năng bứt phá tăng mạnh tiếp tục sẽ khá cao.

 

II. CHIẾN LƯỢC DANH MỤC ĐẦU TƯ

Mô hình Định lượng duy trì quan điểm thận trọng

Cung cầu: Chênh lệch khối lượng mua bán trên sàn HNX trong tuần là -13.12 triệu đơn vị, số lệnh đặt mua lớn hơn số lệnh đặt bán 4,717 lệnh. Trung bình lệnh mua (3,451 đơn vị/lệnh) nhỏ hơn so với trung bình lệnh bán (3,817 đơn vị/lệnh).

Trên HOSE, chênh lệch khối lượng mua bán là -1.83 triệu đơn vị, số lệnh đặt mua nhỏ hơn số lệnh đặt bán 3,571 lệnh. Trung bình lệnh mua (3,341 đơn vị/lệnh) lớn hơn so với trung bình lệnh bán (3,248 đơn vị/lệnh).

HNX: Tỷ trọng danh mục đề nghị đối với sàn HNX hiện nay là: 83.13% cash/ 16.87% stocks.

Chưa hề thay đổi trong suôt tuần qua, tỷ trọng cổ phiếu trên HNX duy trì mức thấp cho thấy sự thận trọng vẫn còn cao và việc mua mạnh thêm trong những phiên tới tiềm ẩn rủi ro khá lớn.

 

HOSE: Mô hình Định lượng của chúng tôi đưa ra tỷ trọng danh mục đề nghị đối với sàn HOSE là: 82.75% cash/ 17.25% stocks.

Tương tự như đối với HNX, tỷ trọng cổ phiếu trên HOSE tiếp tục ở mức thấp cho thấy sự thận trọng vẫn đang hiện diện trên sàn này. Nếu tỷ trọng này vẫn tiếp tục tình trạng hiện tại thì việc mua vào nên ngừng lại và chuyển sang bán ra để phòng ngừa rủi ro ngắn hạn.

 

III. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT DOW JONES, FTSE 100, NIKKEI 225

Dow Jones: Ngắn hạn – Giằng co mạnh. Dài hạn – Đà tăng trưởng ổn định

DJIA đã không còn tăng trưởng nóng giống như giai đoạn đầu tháng 10/2011 mà đang chuyển dần sang giai đoạn giằng co với những phiên tăng giảm đan xen liên tục.

Giới phân tích kỳ vọng các ngưỡng chống đỡ như Fibonacci Retracement, trendline...  sẽ chống đỡ cho giá trong trường hợp đảo chiều bất ngờ.

 

Dài hạn: SMA 100 gần như sẽ cắt lên trên SMA 200 do quán tính khá mạnh của chỉ báo này. Điều này cho thấy khả năng có bứt phá trong dài hạn là cao.

DJIA vẫn đang tiếp tục đà tăng trưởng mạnh trong dài hạn và chưa có dấu hiệu xu hướng này sẽ đảo ngược.

 

Nikkei 225: Tăng nhẹ

Thanh khoản duy trì mức trung bình khá và tăng nhẹ giúp cho khiến cho đà bứt phá của thị trường Nhật Bản tương đối tốt.

Nikkei 225 đang tiếp cận vùng đỉnh cũ của giai đoạn tháng 10/2011 và chưa thể vượt qua. Nhiều khả năng sẽ có giằng co mạnh trong thời gian tới.

 

FTSE 100: Có thể điều chỉnh ngắn hạn

Với áp lực từ trendline trung hạn, FTSE 100 hầu như không bứt phá trong những phiên giao dịch gần đây.

Mặt khác, các mẫu hình nến đảo chiều xuất hiện khá nhiều và RSI liên tục tạo ra các đỉnh thấp hơn trong khi giá liên tục đi ngang hoặc tăng nhẹ. Điều này cho thấy rủi ro sẽ tăng dần trong các phiên giao dịch tới.

 

Nguyễn Quang Minh, Phòng Nghiên cứu VIETSTOCK

Các tin tức khác

>   Technical View – Cổ phiếu chọn lọc: Tuần 13 - 17/02/2012 (12/02/2012)

>   Technical View – Phân tích kỹ thuật cổ phiếu chọn lọc: Tuần 06 - 10/02/2012 (05/02/2012)

>   Technical View – Phân tích kỹ thuật chứng khoán, vàng và dầu: Tuần 06 - 10/02/2012 (05/02/2012)

>   Quản lý dòng tiền đầu tư: Phương pháp nào hiệu quả trong năm 2012? (29/01/2012)

>   Technical View – Phân tích kỹ thuật cổ phiếu chọn lọc: Tuần 30/01 - 03/02/2012 (28/01/2012)

>   Technical View – Phân tích kỹ thuật chứng khoán, vàng và dầu: Tuần 30/01 - 03/02/2012 (27/01/2012)

>   Technical View – Phân tích kỹ thuật cổ phiếu chọn lọc: Tuần 16 - 20/01/2012 (15/01/2012)

>   Technical View – Phân tích kỹ thuật chứng khoán, vàng và dầu: Tuần 16 - 20/01/2012 (15/01/2012)

>   Technical View – Phân tích kỹ thuật chứng khoán, vàng và dầu: Tuần 09 - 13/01/2012 (08/01/2012)

>   Technical View – Phân tích kỹ thuật cổ phiếu chọn lọc: Tuần 09 - 13/01/2012 (08/01/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật