Thứ Sáu, 30/09/2011 08:30

Dấu hiệu khả quan từ kỹ thuật và vĩ mô

Ngược với tuần trước, các yếu tố kinh tế vĩ mô và yếu tố kỹ thuật trong tuần này đang chống lại những chỉ số của TTCK. Điều này phản ánh khá rõ trong thanh khoản các phiên sụt giảm vừa qua. Mặc dù trong đó vẫn còn các tia hị vọng le lói, nhưng ở bức tranh toàn cảnh lớn hơn thì cho rằng khả năng giảm sâu của TTCK là khó có thể tránh được trong thời gian sắp tới.

Nhà đầu tư nước ngoài đang quay lưng

Vấn đề nợ công của Châu Âu quay lại khiến TTCK thế giới tăng giảm bất thường trong các phiên gần đây. Các nhà làm luật Châu Âu có vẻ đang diễn lại vở kịch của Mỹ khi liên tục giằng co để rồi đưa ra giải pháp vào phút cuối. Với Mỹ thì TTCK sau đó đã lao dốc không phanh. Còn với châu Âu, liệu điều đó có lặp lại vào tháng 10 tới?

Trở lại TTCK trong nước, cải hai chỉ số đều tăng giảm thất thường theo diễn biến thế giới. Phiên giảm mạnh hôm qua cùng với khối lượng giao dịch tăng cho thấy áp lực bán lớn. Tuy nhiên, do khối lượng giao dịch tăng mạnh nên không loại trừ khả năng bên bán có thể đuối sức trong các phiên sắp tới.

So với mức đóng cửa tuần trước, VN-Index giảm 12,22 điểm, tương ứng 2,77% và đang giao dịch ở mức 428,08. Còn HNX-Index mất 2,49 điểm, tương đương 3,34% và đóng cửa hôm qua ở mức 72,09. Thanh khoản tăng nhẹ so với tuần trước, đạt trung bình 76 triệu cổ phiếu/phiên trên cả hai sàn.

Trong tuần này, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như BVH, MSN, VIC … di chuyển “lình xình” là nguyên nhân chính khiến TTCK đi ngang và giảm nhẹ trong các phiên vừa qua. Hiện nhóm này đang giao dịch ở gần mức hỗ trợ của riêng mỗi cổ phiếu nên có thể xu hướng “lình xình” sẽ còn tiếp tục duy trì trong tuần tới.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng trong tuần này với giá trị khoảng 252 tỷ đồng trong 4 phiên vừa qua. Nhóm bị bán ròng gồm VIC, HAG, HPG, ICG … trong khi nhóm được mua ròng là IJC, KDC, VCG, KDC …. Tính chung từ đầu tháng 9, khối này bán ròng hơn 1.000 tỷ đồng, cao nhất trong hơn 1 năm qua. Kinh tế thế giới đang trong bờ vực suy thoái kép có thể là nguyên nhân khiến khối này muốn cắt giảm các khoản đầu tư rủi ro cao.

Tương tự, khối tự doanh của các công ty chứng khoán cũng chuyển từ mua ròng tuần trước sang bán ròng tuần này. Khi cả hai chỉ số càng giảm sâu thì nhà đầu tư có xu hướng cắt lỗ nhiều hơn.

Nợ xấu ngân hàng gia tăng

NHNN vừa cho biết định hướng tín dụng 2012 sẽ tiếp tục theo hướng “chặt chẽ”. Còn hiện tại, để xử lý tình trạng lách trần lãi suất huy động 14% của các NHTM, NHNN ra quy định mức lãi suất huy động tối đa đối với tiền gửi VND không kỳ hạn hoặc kỳ hạn dưới 1 tháng là 6% trong khi giữ nguyên mức trần 14% với các kỳ hạn khác. Như vậy, một lần nữa NHNN thể hiện quyết tầm chấn chỉnh tình trạnh náo loạn của hệ thống ngân hàng trong thời gian qua.

Tuy nhiên, điều này sẽ làm thanh khoản của các NHTM nhỏ nhiều khả năng sẽ căng thẳng hơn. Bên cạnh đó, một vấn đề mới đang nổi lên trong thời gian gần đây là nợ xấu của hệ thống NHTM có xu hướng tăng mạnh. Trong cuộc họp với Ủy ban Kinh tế của Quôc hội, NHNN cho biết tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam là 2,55. Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF lại cho rằng con số thực tế cao hơn nhiều. Tỷ lệ tín dụng trên GDP là 125%, cao nhất trong khu vực. Tăng trưởng tín dụng nhanh cùng với lãi suất ngất ngưởng trong thời gian qua đã làm tỷ lệ nợ xấu gia tăng đáng kể.

Nắm bắt được xu hướng trên, ngân hàng Viettinbank đang lập kế hoạch tìm kiếm đối tác nước ngoài để thành lập quỹ đầu tư vào nợ xấu ngân hàng. Quỹ này có thể sẽ mua lại các tài sản đảm bảo, mua lại nợ rồi tiến tới nắm giữ cổ phiếu của các công ty.

Giá vàng tiếp tục nhảy múa trong những ngày vừa qua. Giá vàng trong nước có lúc chênh tới 4,8 triệu/lượng so với giá thế giới. Sự “vô lý” đi kèm với giải thích “hợp lý” của các doanh nghiệp kinh doanh vàng rằng do nhu cầu vàng của người dân trong nước cao trong khi nguồn cung hạn chế. Tuy nhiên, 10 tấn vàng Nhà nước cho nhập khẩu ở mức giá cao (khi giá thế giới 1.800-1.900 USD/ounce), nay phải bán giá thấp thì cần phải có người chịu lỗ.

Để giải quyết tình trạng này, NHNN đang thảo luận dự thảo cho phép giao dịch vàng tài khoản. ACB và EIB có thể sẽ là hai đơn vị tiên phong. Điểm khác so với các sàn vàng trước đây là các đơn vị này sẽ không đứng ra trực tiếp mở sàn vàng mà đóng vai trò như một broker cho các sàn vàng thế giới. Nếu thành công, dự thảo này ít nhất sẽ tạo thêm sân chơi mới và đem lại sự công bằng cho nhà đầu tư Việt Nam.

Thị trường dưới góc nhìn phân tích kỹ thuật

VN-Index phá mức hỗ trợ mạnh

Với các phiên giảm mạnh vừa qua, VN-Index đã xuyên thủng khá dễ dàng mức hỗ trợ 440. Đây là mức hỗ trợ mạnh do là điểm giao nhau của đường xu hướng tăng, đường trung bình 20 ngày và mức Fibonacci 38,2%. Phiên giảm mạnh hôm qua cùng khối lượng giao dịch tăng lớn cho thấy áp lực bán mạnh.

Với breakout trên, nhiều khả năng xu hướng tăng ngắn hạn của VN-Index đã kết thúc sau khi hình thành trong vài tuần trước. Một sóng tăng mạnh khác như hồi tháng 8 ít có khả năng xảy ra. Thay vào đó là khả năng giảm sâu cao hoặc giằng co đi ngang trong ngắn hạn.

Hiện VN-Index đang nằm gần mức Fibonacci 50% nên có thể đi ngang giằng co trong các phiên tới. Xuyên thủng mức này, VN-Index có thể rơi về mức 415, mức Fibonacci 61,8% hoặc xa hơn là mức tâm lý 400. Ở chiều ngược lại, với xác suất thấp hơn, VN-Index có thể hồi phục về mức 440 hoặc xa hơn là ngưỡng kháng cự cũ 450-460.

HNX-Index nhiều khả năng tiếp tục mất điểm

Tương tự VN-Index, HNX-Index cũng xuyên thủng mức hỗ trợ quan trọng là 74 trong các phiên vừa qua. Đây là giao điểm của đường trung bình 20 ngày và mức Fibonacci 38,2%. Phiên giảm mạnh với khối lượng giao dịch lớn hôm qua cũng cho thấy áp lực bán lớn.

Trong các phiên tới, nhiều khả năng HNX-Index tiếp tục mất điểm. Chỉ số này có thể quay về mức hỗ trợ nhỏ 71, đồng thời là mức Fibonacci 61,8%. Ở chiều ngược lại, chỉ số này có thể hồi phục về ngưỡng kháng cự 74 (mức hỗ trợ cũ).

Lời kết

Trước các phát biểu của những nhà lãnh đạo thế giới, kinh tế thế giới đang rất gần với một cuộc khủng hoảng kép. Về mặt kỹ thuật, cải hai chỉ số chứng khoán Việt Nam đều có những tín hiệu tích cực nhất định về dài hạn. Nhưng như thế vẫn chưa đủ nếu cơn bão khủng hoảng thế giới quét qua. Tuy nhiên, những cơ hội ngắn hạn vẫn đang xuất hiện và chiến lược đầu cơ lướt sóng sẽ tỏ ra hiệu quả hơn trong giai đoạn này.

ACBS

Các tin tức khác

>   Thị trường ngày 30/09 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (29/09/2011)

>   Thị trường ngày 29/09 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (28/09/2011)

>   'Chứng khoán khó tăng vững trong những tháng cuối năm' (28/09/2011)

>   Thị trường ngày 28/09 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (27/09/2011)

>   Thị trường ngày 27/09 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (26/09/2011)

>   Thị trường tuần 26 – 30/09 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (25/09/2011)

>   Đánh giá cổ phiếu IDJ, PXS, CTG (25/09/2011)

>   TTCK Việt Nam: Cơ hội đầu tư “3 trong 1” (24/09/2011)

>   UBCK: "Xử" mạnh vi phạm hành chính để răn đe, phòng ngừa (23/09/2011)

>   Thị trường ngày 23/09 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (22/09/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật