Thứ Sáu, 29/07/2011 14:55

Dòng tiền từ Nhật Bản chực chờ vào TTCK Việt Nam

“Dưới góc nhìn của nhà đầu tư Nhật Bản, cơ hội đầu tư vào TTCk Việt Nam đang lớn dần. Bởi vậy, họ đang nóng lòng chờ tín hiệu phục hồi của TTCK để đưa ra quyết định giải ngân”.

Ông MASAFUMI TSUNODA, Phó TGĐ Công ty Quản lý quỹ đầu tư United Investment, thuộc Tập đoàn Japan Asia Group, Nhật Bản đã khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với ĐTCK.

Dưới góc nhìn của NĐT Nhật Bản, đâu là cơ hội đầu tư vào TTCK Việt Nam trong bối cảnh hiện tại, thưa ông?

Nền kinh tế của Việt Nam hiện có nhiều điểm tương đồng với Nhật Bản cách đây vài chục năm, nên các NĐT Nhật Bản nhìn thấy cơ hội để nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là TTCK có bước phát triển đột phá trong tương lai gần. Đây là một trong những lý do chính lý giải cho việc các NĐT Nhật Bản dành số vốn lớn thứ hai (chỉ sau thị trường Trung Quốc) để đầu tư vào Việt Nam trong thời gian qua.

Năm ngoái, chúng tôi đã cùng MBCapital đứng ra huy động vốn tại Nhật Bản để thành lập quỹ mở Vietnam Dream Fund và quỹ thành viên Japan Asia Fund (MBEF1) nhằm đầu tư vào Việt Nam. Sau khi các quỹ này thành lập, TTCK Việt Nam liên tục đi xuống, nên chúng tôi chưa mở rộng được quy mô vốn. Do vậy, chúng tôi đang chờ dấu hiệu phục hồi của TTCK Việt Nam để có thể huy động thêm nguồn vốn cho quỹ.

Trên cơ sở nhận diện cơ hội đầu tư như vậy, chiến lược đầu tư của United Investment là gì? Các ông sẽ ưu tiên giải ngân vào các DN niêm yết hay các đợt đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) của các DN lớn?

Mỗi hình thức đầu tư đều có những điểm mạnh, yếu khác nhau. Trong khi đầu tư vào DN niêm yết có tính thanh khoản tốt hơn nhưng khó có lợi nhuận đột biến, thì đầu tư vào những công ty chưa đại chúng tuy có nhiều rủi ro nhưng khả năng tăng trưởng đột biến lại khá cao. Bởi vậy, sự kết hợp hài hòa giữa hai hình thức này là tối ưu nhất cho chiến lược đầu tư của các quỹ mà chúng tôi quản lý.

Đầu là những cản trở của TTCK Việt Nam khiến NĐT nước ngoài e ngại?

Về yếu tố vĩ mô, có hai rủi ro chính khiến NĐT nước ngoài e ngại khi đưa ra quyết định vào TTCK Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là tình trạng lạm phát và sự biến động tỷ giá. Bên cạnh đó, những cản trở nội tại đối với TTCK Việt Nam phải kể đến là quy mô của thị trường còn nhỏ bé, nên các NĐT tổ chức rất khó triển khai các hoạt động đầu tư lớn.

Tính thanh khoản quá yếu của thị trường cũng là mối lo thường trực đối với các NĐT nước ngoài. Đặc biệt, sự kém mình bạch thông tin thị trường chậm được cải thiện.

Có một thực tế là NĐT cá nhân Nhật Bản gần như không nắm bắt được thông tin chuẩn xác, cập nhật về TTCK Việt Nam, cũng như về các hoạt động của của các DN niêm yết. Sự thiếu hụt thông tin của họ thường phải trông chờ NĐT tổ chức bù đắp, mặc dù trong không ít trường hợp, chính các NĐT lớn cũng đối mặt với nhiều rủi ro do sự kém minh bạch của thị trường.

TTCK Việt Nam cần làm gì để tăng tính hấp dẫn đối với các NĐT nước ngoài?

Tính thanh khoản luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với NĐT nước ngoài. Vì vậy, để tăng tính thanh khoản cho thị trường, theo chúng tôi, cơ quan quản lý cần phát triển thêm nghiệp vụ bán khống, giao dịch ký quỹ, mua bán cùng phiên một loại cổ phiếu, kéo dài thời gian giao dịch trong ngày…

Bên cạnh đó, cần phải nâng cao tính minh bạch của thị trường để NĐT nước ngoài có thể tự tin đưa ra các quyết định đầu tư. Chúng tôi vẫn đang mong chờ các tín hiệu tốt từ TTCK Việt Nam và tin tưởng vào sự phát triển của thị trường trong tương lai.

Hữu Hòe

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Thận trọng chờ đợi vẫn là chủ đạo (29/07/2011)

>   Thị trường khó khởi sắc đến cuối năm (28/07/2011)

>   Thị trường ngày 29/07 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (28/07/2011)

>   Thị trường ngày 28/07 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (27/07/2011)

>   TS. Lê Xuân Nghĩa: Chính sách tiền tệ và những tác động lên TTCK Việt Nam (27/07/2011)

>   Thị trường ngày 27/07 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (26/07/2011)

>   Thị trường đang bị thiệt hại nặng, cần một sự trăn trở toàn diện… (26/07/2011)

>   Thị trường ngày 26/07 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (25/07/2011)

>   Muốn có nhà đầu tư tốt, phải có hàng hóa tốt (25/07/2011)

>   Thị trường cuối tháng 7 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (24/07/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật