Thứ Năm, 28/07/2011 20:03

Thị trường ngày 29/07 dưới góc nhìn công ty chứng khoán

(Vietstock) – Quy mô dòng tiền hạn chế, thiếu thông tin hỗ trợ và tâm lý tiếp tục chờ đợi, nghe ngóng của các nhà đầu tư sẽ vẫn là nguyên nhân chính cản trở khả năng phục hồi trở lại của thị trường.

Vẫn còn giai đoạn khó khăn

Công ty Chứng khoán ACB (ACBS): Nhiều cổ phiếu công ty chứng khoán đã đứng giá hoặc tăng lại sau chuổi ngày dài liên tục sụt giảm. BVS, KLS, PSI đã tăng nhẹ, còn HPC và HPS lại tăng trần. Điều này cũng cho thấy phần nào tâm lý thị trường đã bớt bi quan hơn so với trước đó.

Về thông tin vĩ mô giá vàng thế giới tăng lên mức kỷ lục mới gần 1,630 USD/oz, đẩy giá vàng trong nước lên trên 40 triệu đồng/lượng và làm cho giới đầu tư tiếp tục quan ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu. Trong nước cũng không có nhiều thông tin vĩ mô hỗ trợ cho thị trường. Thay vào đó nhiều doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh không tốt.

Nhà đầu tư nước ngoài đã có một phiên giao dịch khá tích cực. Tổng giá trị mua ròng của khối ngoại trên toàn bộ thị trường lên tới gần 35 tỷ đồng. Cổ phiếu được mua vào mạnh như FPT (19.2 tỷ đồng), VCB (12 tỷ đồng). Khối tự doanh của các công ty chứng khoán gần như “bất động”. Thống kê, 3 phiên đầu tuần cho thấy tỷ trọng giao dịch của khối này chưa đến 1% thị trường và bán ròng 4.37 tỷ đồng.

Thị trường tích cực hơn khi tỷ lệ cổ phiếu tăng điểm đã cao hơn so với một số phiên gần đây. Tuy vậy, thanh khoản chưa được cải thiện cho thấy thị trường chưa thoát khỏi giai đoạn khó khăn.

Có thể giảm sâu

Công ty Chứng khoán Woori CBV: Theo lý thuyết sau khi sụt giảm liên tiếp, mất thanh khoản hoặc giảm xuống mức rất thấp được coi là một dấu hiệu tạo đáy. Những phiên dao động tăng giảm nhẹ của thị trường thời gian gần đây một phần xuất phát từ thực trạng khối lượng giao dịch xuống mức rất thấp. Chỉ cần một vài biến động nhỏ ở nhóm bluechip lớn là hoàn toàn có thể khiến chỉ số đảo chiều tương ứng.

Nhà đầu tư hạn chế tham gia thị trường bởi viễn cảnh vĩ mô khá mù mịt và bản thân nội tại doanh nghiệp niêm yết cũng gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt đông sản xuất của mình. Với tình trạng hiện tại thị trường khó có thể sụt giảm sâu hơn nữa tuy nhiên thời điểm này, khả năng phục hồi là chưa thật sự rõ ràng.

Khó giảm ngay được

CTCP Chứng khoán BIDV (BSI): Phiên 28/07, đà hưng phấn không duy trì được hết phiên nhìn chung được thị trường dự báo trước. Với bối cảnh chung cả kỹ thuật và cơ bản, ít khả năng xảy ra một đợt hồi phục mạnh trong thời gian ngắn. Điều này không ủng hộ thị trường có đa phần nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận T+4.

Khả năng giảm chưa trở lại ngay, nhưng lợi nhuận kỳ vọng nếu có cũng không nhiều. Kịch bản tăng giảm nhẹ xen kẽ nhiều khả năng vẫn tiếp tục là xu thế chính. Theo BSI, chờ đợi tín hiệu thị trường tạo đáy vẫn là chiến lược tối ưu, thay vì cố dự báo trước khi không có điểm tựa đáng tin cậy nào.

Thận trọng với bulltrap

CTCP Chứng khoán FPT (FPTS): Với phiên giảm điểm ngày 28/07 chỉ số VN-Index đã đi xuống mức thấp nhất trong vòng 2 tháng qua kể từ ngày 27/05. Dòng tiền rơi vào trạng thái cạn kiệt và trở thành gánh nặng đối với tâm lý đầu tư.

Các kênh có khả dẫn vốn cho thị trường chứng khoán đều đang trong trạng thái đóng băng do diễn biến phức tạp của tình hình vĩ mô. Bên cạnh đó, việc tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát vẫn đang là ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Do đó, dòng tiền sẽ chưa thể sớm quay trở lại với thị trường và thanh khoản sẽ tiếp tục không có sự cải thiện trong ngắn hạn.

Quy mô dòng tiền hạn chế, thiếu thông tin hỗ trợ và tâm lý tiếp tục chờ đợi, nghe ngóng của các nhà đầu tư sẽ vẫn là nguyên nhân chính cản trở khả năng phục hồi trở lại của thị trường. Nhà đầu tư nên tiếp tục thận trọng, tránh thực hiện mua vào trong các phiên xuất hiện “bulltrap”.

Tình trạng ảm đạm vẫn tiếp diễn

CTCP Chứng khoán VNDirect (VND): Dù có khá nhiều cổ phiếu lớn tăng điểm trong phiên hôm nay nhưng xung lực vẫn yếu, thể hiện qua biến động giá hẹp và thanh khoản thấp.

VND cho rằng tình trạng ảm đạm này sẽ tiếp diễn, thậm chí sẽ xuất hiện những phiên giảm điểm mạnh.

Vì vậy, vẫn nên thận trọng và hạn chế giải ngân, ưu tiên giữ tiền mặt khi thanh khoản vẫn lình xình và giá biến động trong biên độ hẹp và cho đến khi thanh khoản cải thiện mới cân nhắc đến khả năng xuất hiện một nhịp sóng hồi.

Viết Vinh

Các tin tức khác

>   Thị trường ngày 28/07 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (27/07/2011)

>   TS. Lê Xuân Nghĩa: Chính sách tiền tệ và những tác động lên TTCK Việt Nam (27/07/2011)

>   Thị trường ngày 27/07 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (26/07/2011)

>   Thị trường đang bị thiệt hại nặng, cần một sự trăn trở toàn diện… (26/07/2011)

>   Thị trường ngày 26/07 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (25/07/2011)

>   Muốn có nhà đầu tư tốt, phải có hàng hóa tốt (25/07/2011)

>   Thị trường cuối tháng 7 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (24/07/2011)

>   Có nên nghi ngại cổ phiếu Petrolimex? (23/07/2011)

>   Thị trường ngày 22/07 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (21/07/2011)

>   Thị trường ngày 21/07 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (20/07/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật