Chủ Nhật, 15/05/2011 22:19

Xu hướng lựa chọn cổ phiếu của các công ty chứng khoán

(Vietstock) – Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô còn nhiều vấn đề, thị trường chứng khoán hết sức ảm đạm, việc lựa chọn cổ phiếu để mua bán trở nên khó khăn với nhiều nhà đầu tư mặc dù mặt bằng giá đã xuống đến mức thấp. Ngay cả các thành viên của thị trường cũng “ngại” đưa ra các khuyến nghị quá cụ thể đối với từng mã cổ phiếu.

Vì vậy, số lượng báo cáo phân tích cổ phiếu của các công ty chứng khoán phát hành từ đầu tháng 5 đến nay có thể đếm trên đầu ngón tay, trong khi các giai đoạn trước đây, việc đưa ra khuyến nghị mua bán là công việc hàng tuần nhiều thành viên của thị trường.

Thống  kê 15 ngày đầu tháng 5 chỉ 6 công ty chứng khoán đưa ra khuyến nghị đầu tư đối với 8 mã cổ phiếu gồm DRC, PVI, SBT, VHC, NTB, BMP, DQC, HGM.

*DRC: Ngày 05/05, CTCP Chứng khoán Vndirect (VND) đưa ra khuyến nghị mua thêm cổ phiếu DRC của CTCP Cao su Đà Nẵng với giá mục tiêu 36,000 – 39,000 đồng/cp trong 12 tháng. Theo VND, biên lợi nhuận cải thiện, lợi nhuận sau thuế năm 2011 của DRC ước đạt 130% kế hoạch.

VND cho rằng, tại mức giá 29,000 đồng/cp, DRC đang giao dịch tại PE’ 11~4.45, thấp hơn đang kể so với PE trung bình 12 tháng gần nhất của DRC, và so với các công ty trong khu vực có cùng quy mô. Xem thêm

*VHC: Cũng trong ngày 05/05, CTCP Chứng khoán Sacombank (SBS) đưa ra mức giá mục tiêu năm 2011 của CTCP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC)  là 30,000 đồng/cp - cao hơn 24% so với giá hiện tại, được xác định theo P/E forward ~ 5.5x.

Dựa trên kỳ vọng khả năng VHC tiếp tục xuất khẩu ổn định vào thị trường Mỹ (khoảng 46.7% tỷ trọng xuất khẩu) và tăng trưởng lợi nhuận năm 2011, thế mạnh về quy trình sản xuất khép kín, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế tạo ra mức giá tốt và biên lợi nhuận gộp cao, SBS kiến nghị MUA đối với cổ phiếu công ty này.

Theo báo cáo cập nhật của SBS, kết thúc năm 2010, VHC vẫn đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu cá tra với khoảng 127 triệu USD (fillet), cao hơn 26% so với đối thủ lớn tiếp theo là HVG và gấp đôi AVF. Tăng trưởng doanh thu 8.6% và lợi nhuận ròng  khoảng 10.8%. Xem thêm

*SBT: Ngày 06/05, SBS kiến nghị MUA đối với cổ phiếu CTCP Bourbon Tây Ninh (HOSE: SBT). SBS cho rằng, SBT có tiềm năng tăng trưởng từ nội lực và yếu tố hỗ trợ ngành. Hoạt động sản xuất đường tiếp tục là nhân tố đóng góp lợi nhuận chính của SBT, trong khi nhóm phụ phẩm và sản xuất điện từ bã mía hầu chư chỉ hòa vốn.

Biên lợi nhuận gộp năm 2011 ước đạt 26% do: thứ nhất Tỷ suất lợi nhuận gộp của hoạt động sản xuất đường từ mía (~ 80% doanh thu) dự phóng ở mức 30%, trên cơ sở giá vốn  (12,500 – 13,000 đồng/kg) và giá bán  (18,000 đồng/kg) dự kiến; thứ hai là biên lợi nhuận gộp hoạt động tinh luyện đường từ đường thô (~ 15% doanh thu) ước đạt 10% (theo SBT); thứ ba là tỷ suất lợi nhuận gộp phụ phẩm và điện xấp xỉ 4%.

Đặc biệt trong năm 2011, SBT vẫn được giảm 50% thuế thu nhấp doanh nghiệp (~ thuế suất 5%). Từ năm 2012, công ty sẽ chịu thuế đầy đủ ở mức 10%. Xem thêm

*DQC: Ngày 09/05, CTCP Chứng khoán FPT-FPTS công bố báo cáo phân tích cổ phiếu DQC của CTCP Bóng đèn Điện Quang (HOSE: DQC). Theo FPTS mức giá kỳ vọng mà cổ phiếu DQC có thể đạt được là 20,721 đồng/cp.

FPTS cho rằng, với mức giá 17,400 đồng/cp, cổ phiếu DQC được chiết khấu 18.96% so với mức định giá. Do vậy, cổ phiếu DQC thích hợp để Nắm giữ cho mục đích đầu tư trung hạn. Xem thêm

*HGM: Cũng ngày 09/05, CTCP Chứng khoáng Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BSC) đưa ra nhận định về CTCP Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang (HNX: HGM).

Theo BSC, do giá Antimon diễn biến thuận lợi, doanh thu quý 1/2011 của HGM tăng trưởng đáng kể (53% so với quý 4/2010 và 185% so với cùng kỳ năm 2010). Mặc dù các yếu tố chi phí đầu vào có tăng như than mỡ, điện nhưng do cơ cấn phần trong giá vốn hàng bán chưa đủ cao để tạo sự khác biệt, tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu thuần của HGM trong quý 1/2011 vẫn thấp hơn nhiều so với các quý trước.

Theo BSC, “triển vọng năm 2011 của HGM và ngành này là dựa vào giá vốn antimon từ đầu năm 2011 vẫn tiếp tục tăng mạnh, hiện tại (06/05) đã vượt 16,300 USD/tấn, do Trung Quốc dự kiến lên kế hoạch dự trữ đối với một số loại kim loại quý hiếm trong đó có Antimon do lo ngại tình trang cạn kiệt tài nguyên trong tương lai”. Xem thêm.

*BMP: Ngày 10/05, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) phát hành báo cáo phân tích BMP của CTCP Nhựa Bình Minh (HOSE: BMP).

VCBS đánh giá BMP là doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả, có tốc độ tăng trưởng lớn, tập trung vào hoạt động vào hoạt động chính, sử dụng chủ yếu bằng vốn tự có và có tiềm năng tăng trưởng lớn. Cổ phiếu BMP ngày 09/05 có mức PE trailing là 4.8, được nhiều tổ chức lớn đầu tư, nhưng tính thanh khoản cổ phiếu thấp.

VCBS cho rằng, đây là cổ phiếu khá tiềm năng, nhà đầu tư có thể xem xét chờ thởi điểm thích hợp để đầu tư.

VCBS cho biết, điểm bất lợi của BMP trong năm nay là không còn được hưởng ưu đãi thuế nên kế hoạch 300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sẽ tương ứng với 225 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Theo đơn vị này, ngành ống nhựa xây dựng có tiềm năng tăng trưởng cao, đặt biệt là các doanh nghiệp lớn như BMP, đồng thời do BMP tập trung vào phân khúc xây dựng dân dụng nên việc thắt chặt tiền tệ không ảnh hưởng quá lớn đến thị trưởng san phầm đầu ra của BMP. Trên cơ sở đó, BVSC cho rằng BMP hoàn toàn có khả năng hoàn thành kế hoạch doanh thu đã đặt ra. Xem thêm

*NTB: Ngày 11/05, SBS đưa ra báo cáo cập nhật những điểm quan trọng trong Đại hội đồng cổ đông thường niên của CTCP Đầu tư, Xây dựng & Khai thác Công trình Giao thông 584 (HOSE: NTB). Qua báo cáo này, SBS nhận định NTB đang giao dịch tại PE 2011 là 6 lần tính trên số lượng cổ phiếu lưu hành hiện tại, tỷ suất cổ tức ước tính 14.7%, tương đương với mức P/E trung bình của ngành (đã loại trừ VIC và VNI). Xem thêm

*PVI: Ngày 12/05, CTCP Chứng khoán Bản Việt – VietCapital (VCSC) đưa ra khuyến nghị MUA cổ phiếu PVI của Tổng CTCP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (HNX: PVI) này cho mục đích đầu tư dài hạn với giá mục tiêu sau khi điều chỉnh là 22,000 đồng/cp, tăng 35% so với giá thị trường 16,300 đồng. 

Theo VCSC, kế hoạch mở rộng hoạt động và tái cấu trúc của PVI sẽ tác động đến kết quả định giá. Tuy nhiên, VCSC vẫn ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2011 là 322 tỷ đồng nhưng điều chỉnh chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) và giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BVPS) do kế hoạch tăng vốn của PVI trong năm 2011.

VCSC giả định PVI sẽ tăng vốn điều lệ từ 1,600 tỷ đồng lên 1,800 tỷ đồng trong năm 2011. Với giá cổ phiếu hiện tại là 16,300 đồng, PVI đang được giao dịch ở mức hấp dẫn chỉ bằng 0.7 lần so với giá trị sổ sách của công ty. Xem thêm

Xuân Anh tổng hợp

Các tin tức khác

>   Thị trường tuần 16-20/05 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (15/05/2011)

>   Thị trường ngày 13/05 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (12/05/2011)

>   Ngành xây dựng: Tốc độ tăng trưởng bình quân 50% (12/05/2011)

>   Thị trường ngày 12/05 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (11/05/2011)

>   VAFI khuyến nghị tiêu chí chọn DN để đầu tư (11/05/2011)

>   Thị trường ngày 11/05 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (10/05/2011)

>   Thị trường ngày 10/05 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (09/05/2011)

>   TS. Võ Trí Thành: Nên gửi tiết kiệm và ... chờ (09/05/2011)

>   VHC: Dự phóng giá mục tiêu 2011 cao hơn hiện tại 24% (09/05/2011)

>   Thị trường tuần 09-13/05 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (08/05/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật