Thứ Hai, 10/01/2011 07:00

Phát hành không hết, Index bị ảnh hưởng

Hiện tại, khi các công ty niêm yết tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu (CP) cho cổ đông hiện hữu, thì ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày giá tham chiếu của CP công ty đó được điều chỉnh giảm theo tỷ lệ tương ứng với lượng CP phát hành thêm.

Ví dụ: Công ty XYZ có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, niêm yết 20 triệu CP. Giá hiện tại của CP này là 15.000 đồng/CP. Công ty sẽ phát hành CP nhằm tăng vốn lên 400 tỷ đồng bằng phương án bán CP cho cổ đông hiện hữu, với giá bán bằng mệnh giá là 10.000 đồng/CP. Như vậy, tỷ lệ phát hành hay tỷ lệ quyền mua là 1:1 (1 CP tương ứng với 1 quyền mua và mỗi quyền mua được mua 1 CP phát hành thêm với giá 10.000 đồng). Tại ngày giao dịch không hưởng quyền, giá tham chiếu của CP XYZ được điều chỉnh như sau: (15.000 + 10.000)/2 = 12.500 đồng/CP.

Vốn hóa của cổ phiếu XYZ trước khi điều chỉnh là: 15.000 x 20.000.000 = 300 tỷ đồng. Vốn hóa sau khi điều chỉnh là: 12.500 x 40.000.000 = 500 tỷ đồng.

Giả sử tổng giá trị vốn hóa của thị trường là 3.000 tỷ đồng, thì tỷ trọng vốn hóa của XYZ trước khi tăng vốn là 10%. Sau khi tăng vốn, tỷ trọng vốn hóa của XYZ là 500/(3.000 - 300 + 500) = 16,6%. Điều này nghĩa là trước khi tăng vốn, nếu giá CP XYZ tăng 5% thì chỉ số chứng khoán tăng 0,5% (lấy 5% nhân 10%), còn sau khi tăng vốn thì mức tăng của chỉ số chứng khoán sẽ là 0,83% (lấy 5% nhân 16,6%).

Tuy nhiên, sau một thời gian, các công ty niêm yết thông báo phát hành không thành công hoặc chỉ phát hành được một phần, như vậy chỉ số thị trường sẽ được tính như thế nào?

Với ví dụ trên, sau một thời gian, Công ty XYZ thông báo là chỉ phát hành thành công 1/2 số lượng CP dự kiến phát hành, nghĩa là 10 triệu CP (tỷ lệ phát hành là 1:0,5). Khi đó, nếu tính lại giá tham chiếu trong trong phiên điều chỉnh thì CP XYZ có mức giá: 13.300 đồng/CP = (15.000 + 0,5 x 10.000)/(1+0,5).

Vốn hóa của XZY trước điều chỉnh vẫn là 300 tỷ đồng, nhưng vốn hóa sau điều chỉnh chỉ là: 13.300 x 30.000.000 = 399 tỷ đồng.

Tỷ trọng vốn hóa của XYZ sẽ là 399/(3.000 - 300 + 399) = 11,7% và khi cổ phiếu XYZ tăng 5% thì chỉ số thị trường tăng 0,59% (chênh lệch 0,24%).

Điều này sẽ rõ hơn khi chỉ số thị trường là 500 điểm. Nếu tăng vốn thành công như trường hợp 1 thì khi CP XYZ tăng 5% thì chỉ số thị trường tăng 500 * (1 + 0,83%) = 504,15 điểm. Nếu chỉ phát hành thành công một nửa như trường hợp 2 thì khi cổ phiếu XYZ tăng 5% thì chỉ số tăng 500 * (1 + 0,59%) = 502,95 điểm.

Sự sai lệch trên là khá lớn và nếu giá CP XYZ tăng 5% liên tục trong vài phiên thì sẽ dẫn đến sự lệch lạc về cách nhìn thị trường thông qua chỉ số của nhà đầu tư.          

Nguyễn Tiến Nam, CTCK Trường Sơn

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Thị trường tuần 10-14/01 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (09/01/2011)

>   Tuần 04-07/01: Bất động sản, tài chính được khối ngoại mua ròng mạnh (08/01/2011)

>   UPCoM-Index giảm 1,1 điểm (07/01/2011)

>   TTCK năm 2011: Hứa hẹn nhiều chuyển biến tích cực (07/01/2011)

>   Quỹ đóng... mở hờ! (07/01/2011)

>   Thêm ...sữa cho chứng khoán (07/01/2011)

>   Tâm lý thăm dò sẽ sớm qua đi (07/01/2011)

>   Năm 2011: Chứng khoán, bất động sản “bất động” theo ngân hàng? (07/01/2011)

>   UPCoM-Index bất ngờ tăng 1,75% vào cuối phiên (06/01/2011)

>   Thị trường ngày 07/01 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (06/01/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật