Thứ Sáu, 07/01/2011 16:50

Quỹ đóng... mở hờ!

Dominic Scriven. TGĐ Dragon Capital

"Tại thời điểm này, nếu giữ nguyên mô hình quỹ đóng như 5 - 7 năm trước sẽ không dễ dàng huy động vốn. Tuy nhiên, mô hình quỹ mở ở thị trường Việt Nam cũng không thể giải quyết mọi vấn đề." Dominic Scriven. TGĐ Dragon Capital.

Sau khi nhận chuyển giao danh mục từ Quỹ Vietnam Dragon Fund (VDF), một quỹ do Dragon Capital quản lý. Quỹ tín thác Dragon Capital Vietnam Fund (DCVNF) sẽ tiến hành đăng ký lại theo luật của Nhật Bản và thực hiện chương trình quảng bá nhằm thu hút vốn đầu tư.

Nhưng trước khi có thể thu hút vốn từ Nhật Bản, DCVNF sẽ phải xây dựng một loạt quy định liên quan đến cơ chế góp vốn và thoái vốn của NĐT vào quỹ. Về bản chất, quỹ đóng VDF đã thành quỹ mở khi chuyển thành DCVNF, nhưng do đặc thù của thị trường Việt Nam DCVNF chưa thể hoạt động nhủ một quỹ mở.

Quỹ mở đặc thù Việt Nam

Theo ông Dominic, Tổng giám đốc Dragon Capital, hiện nay huy động thêm vốn mới rất khó khăn, nhất là khi giá chứng chỉ quỹ niêm yết ở TTCK nước ngoài vẫn thấp hơn so với giá trị tài sản ròng (NAV) trên một chứng chỉ quỹ. Trong khi đó, một bộ phận NĐT lại thích đầu tư qua các quỹ mở bởi tính linh hoạt trong việc đưa tiền vào và rút tiền ra. Vì thế, việc chuyển đổi mô hình quỹ là để phục vụ đối tượng NĐT này.

Nhưng ở thị trường Việt Nam, NĐT chưa có quyền để có thể rút tiền ra hàng ngày như thanh khoản hạn chế, đặc biệt là chế độ ngoại hối không thể đáp ứng được việc rút tiền khỏi thị trường bất kỳ lúc nào. Nếu quỹ mở thông thường cho phép NĐT bán chứng chỉ quỹ cho quỹ theo giá NAV bất cứ lúc nào thì Quỹ DCVNF sẽ đưa ra cơ chế bán lại chứng chỉ quỹ có thể là một tháng một lần và tiến tới một tuần/lần nếu điều kiện thị trường cho phép.Chính sự khác biệt này là lý do để nói rằng, VDF chuyển thành quỹ mở DCVNF nhưng cũng chưa hẳn là quỹ mở.

Gặp gỡ nhu cầu NĐT

Trước khủng hoảng, Công ty Quản lý quỹ Đầu tư Sai gon Asset Management (SAM), trong một cuộc gặp mặt báo chí đã nói về xu hướng đầu tư vào thị trường Việt Nam qua các quỹ ETF. Điểm cạnh tranh của các quỹ ETF là mức phí rẻ chỉ 2% lợi nhuận, trong khi quỹ đóng khi đó huy động vốn tính phí phát hành chứng chỉ quỹ và nhận 20% lợi nhuận khi chốt NAV hàng năm. Chỉ số VN-lndex thời kỳ đó có những lúc tăng trưởng ngoạn mục 30 - 50% và qua ETF khi đầu tư vào thị trường mới nổi kỳ vọng vào mức tăng trưởng này.

Ông Luis Nguyễn, Tổng giám đốc SAM cho biết, khi đi thu hút vốn đầu tư thì cách thuyết phục NĐT về hiệu quả của quỹ đóng so với quỹ mở là quỹ đóng có thể cả chọn những công ty có tiềm năng chưa niêm yết hoặc đã niêm yết để nắm giữ dài hạn. Những công ty này có thể mang lại lợi nhuận gấp vài lần, chứ không phải vài chục phần trăm như khi đầu tư vào một số cổ phiếu trên sàn. Thực tế là trong năm qua. các quỹ ETF đầu tư vào thị trường Việt Nam chưa thành công lắm.

Ông Andy Ho, Giám đốc Vinacapital nhận xét rằng "tiền nào của nấy". Các quỹ mở không xuống tận DN phân tích, đánh giá để tìm ra những cổ phiếu tiềm năng. Khi mua những cổ phiếu lớn trên sàn thì những cổ phiếu tốt như VNM, EIB, HAG đều đã hết hay gần hết room.

Ông Dominic cho rằng, tại thời điểm này, nếu giữ nguyên mô hình quỹ đóng như 5 - 7 năm trước sẽ không dễ dàng huy động vốn. Tuy nhiên, mô hình quỹ mở ở thị trường Việt Nam cũng không thể giải quyết mọi vấn đề. Điển hình là quỹ mở không thể tham gia là cổ đông chiến lược của một công ty khả năng đầu tư của quỹ mở ở Việt Nam là hạn chế.

Dragon Capital cân đối những yêu cầu đa dạng của NĐT với quy định pháp lý, thanh khoản và chính sách ngoại hối của thị trường Việt Nam để chuẩn bị nhiều phương án khác nhau cho huy động vốn mới mà DCVNF là một ví dụ.

Một quỹ khác do Dragon Capital quản lý cũng đã đáp ủng nhu cầu NĐT tạo ra "cánh cửa thanh khoản" bằng việc mua lại tối đa 10% chứng chỉ quỹ của NĐT theo giá NAV 2 lần một năm. Tuy còn nhiều vấn đề phải cân nhắc về định giá lại các khoản đầu tư, về cân đối ngoại tệ, quyền lợi giữa NĐT mới và cũ, nhưng quy định này đã tạo thêm một cửa thanh khoản cho NĐT, điều mà nhiều người mong muốn.

Ở các quỹ nước ngoài do công ty quản lý quỹ khác quản lý, sau nhiều năm đầu tư, đến thời điểm này bắt đầu tính đến việc chấp nhận trả cổ tức cho cổ đông trong bối cảnh giá vẫn thấp hơn NAV để chứng tỏ quỹ có đầu tư, có lợi nhuận và chia lợi nhuận (giống như các quỹ trong nước đã làm). Câu chuyện thu hút vốn đầu tư mới của các công ty quản lý nước ngoài ở thị trường Việt Nam sẽ còn nhiều điều để nói.

Thu Hương

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   Thêm ...sữa cho chứng khoán (07/01/2011)

>   Tâm lý thăm dò sẽ sớm qua đi (07/01/2011)

>   Năm 2011: Chứng khoán, bất động sản “bất động” theo ngân hàng? (07/01/2011)

>   UPCoM-Index bất ngờ tăng 1,75% vào cuối phiên (06/01/2011)

>   Thị trường ngày 07/01 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (06/01/2011)

>   Ngày 06/01: 3.5 tỷ đồng lấy lại màu xanh cho VN-Index (06/01/2011)

>   17/06: Bản tin 20 giờ qua (17/06/2011)

>   Chứng khoán: Liệu có “sóng” kết quả kinh doanh? (05/01/2011)

>   UPCoM-Index đi ngang, giao dịch giảm mạnh (05/01/2011)

>   Thị trường ngày 06/01 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (05/01/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật