Thứ Hai, 10/01/2011 08:20

Cổ phiếu nào giảm mạnh tuần qua?

(Vietstock) - Không khí ảm đạm của tuần giao dịch đầu tiên trong năm 2011 đã khiến cho nhiều nhà đầu tư mất kiên nhẫn và đẩy hàng loạt cổ phiếu rơi vào tình trạng mất giá.

* Tải tài liệu: Danh sách cổ phiếu biến động tuần qua

Thống kê cho thấy, tại HOSE có 201 mã giảm giá, trong đó giảm mạnh nhất lên đến 17.71% và giảm thấp nhất là 0.25%.

SBS dẫn đầu trong danh mục này với 4 phiên liên tục giảm sàn. Việc giảm mạnh và liên tục những phiên đầu năm cho thấy kỳ vọng của nhà đầu tư vào kết quả kinh doanh năm 2010 đối với cổ phiếu này đang ở mức khá thấp.

Có mức giảm mạnh thứ hai sau SBS là mã NAV với tỷ lệ 12.88%, tuy nhiên nếu loại trừ yếu tố điều chỉnh kỹ thuật ngày 04/01 khi thực hiện quyền nhận cổ tức 15% thì NAV giảm không đáng kể trong tuần qua.

Mã PHT sau khi tăng gần 10% trong tuần cuối cùng của năm 2010 đã bị nhà đầu tư đẩy mạnh chốt lời khiến giá cổ phiếu này trượt từ 15,600 đồng/cp xuống còn 13,700 đồng/cp, tương với tỷ lệ 12.18%.

Đáng chú ý là cổ phiếu VSI đã liên tục trượt dài từ phiên chào sàn hôm 24/12/2010. Kết thúc tuần đầu tiên chào sàn, VSI mất 19.58%, tương ứng với 5 phiên giảm sàn liên tiếp. Theo giải thích của VSI, việc sụt giảm mạnh này là do diễn biến chung của thị trường. Bên cạnh đó, do VSI chưa có kinh nghiệm trong công tác giới thiệu hình ảnh, thông tin về công ty cho nhà đầu tư làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.

Kết thúc tuần qua, VSI mất tổng cộng 11.92% với 3 phiên giảm sàn và phiên cuối tuần tăng nhẹ 1.8%, tương đương 300 đồng/cp.

Với hầu hết các mã cổ phiếu còn lại đều có mức giảm từ 10% trở xuống, theo xu hướng chung của thị trường.

Trong khi đó, sàn HNX với biên độ giao dịch lớn hơn nên việc cổ phiếu giảm giá là điều hết sức tồi tệ. Cụ thể, trong tuần qua sàn này ghi nhận 219 mã cổ phiếu giảm giá, mức giảm lớn nhất là 36.63% và giảm ít nhất có tỷ lệ là 0.29%.

VDL là mã có mức giảm một cách đột biến từ 54,600 đồng/cp rớt xuống còn 34,600 đồng/cp, tương ứng với tỷ lệ 36.63%, chủ yếu do phiên điều chỉnh kỹ thuật hôm 06/01. Tuy nhiên tính trong vòng 1 tháng trở lại đây, VDL vẫn giữ được mức tăng khá ấn tượng là 25.8%.

Tiếp theo VDL là KST và SJC có mức giảm lần lượt 24.8% và 20.51%. Đây được xem là tuần ảm đạm của cổ phiếu KST sau khi chào sàn hôm 29/12/2010 với mức giá bình quân 24,100 đồng/cp.

Một số mã cổ phiếu khác cũng có mức giảm khá mạnh như PMS mất 18.98%, BTS lùi 18.26%. Đáng chú ý là có khá nhiều cổ phiếu ngành chứng khoán giảm giá đáng kể trong tuần qua do nhà đầu tư ít mất kỳ vọng về kết quả kinh doanh 2010 của các doanh nghiệp này như VIG mất 1.1%, APS (1.64%), HBS (1.86%), KLS (3.11%), ORS (3.37%), SHS (4.23%), AVS (5.41%) hay SME (11.11%) và PHS (12.28%).

Thống kê phần còn lại của thị trường cho thấy, HOSE chỉ có 49 mã tăng giá trong bối cảnh lình xình của thị trường, bên cạnh đó là 30 mã đứng giá.

Tại sàn HNX, ngoài 3 mã niêm yết mới là BSC, PPS và SSG, thị trường ghi nhận 99 mã tăng giá, và 49 mã đứng giá. Mức tăng mạnh nhất thuộc về DLR với 20.9%.

Viết Vinh

Các tin tức khác

>   Dòng tiền và thanh khoản quay trở lại thời kỳ tích lũy? (10/01/2011)

>   Phát hành không hết, Index bị ảnh hưởng (10/01/2011)

>   Thị trường tuần 10-14/01 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (09/01/2011)

>   Tuần 04-07/01: Bất động sản, tài chính được khối ngoại mua ròng mạnh (08/01/2011)

>   UPCoM-Index giảm 1,1 điểm (07/01/2011)

>   TTCK năm 2011: Hứa hẹn nhiều chuyển biến tích cực (07/01/2011)

>   Quỹ đóng... mở hờ! (07/01/2011)

>   Thêm ...sữa cho chứng khoán (07/01/2011)

>   Tâm lý thăm dò sẽ sớm qua đi (07/01/2011)

>   Năm 2011: Chứng khoán, bất động sản “bất động” theo ngân hàng? (07/01/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật