Thứ Sáu, 15/10/2010 22:36

Thị trường chứng khoán: Đắn đo cầm tiền

Những thay đổi của Thông tư 13 vào những ngày cuối tháng Chín hầu như không đem lại sự hỗ trợ nào lớn cho tâm lý nhà đầu tư (NĐT), khi thị trường chỉ có tăng điểm trong một vài phiên vào tháng Mười và chưa khẳng định được đà tăng bền vững.

Dòng tiền đang giảm

So với tháng Tám, thanh khoản trung bình tháng Chín và những ngày đầu tháng Mười có phần tăng thêm nhưng mức độ tăng không nhiều. Dấu hiệu này cho thấy sự thiếu hụt của dòng tiền trên thị trường trong vòng ba tháng trở lại đây.

Thực vậy, theo nhận định của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS), một bộ phận các NĐT đã tiếp tục rời bỏ thị trường hoặc chỉ giao dịch cầm chừng trong tháng qua.

Nguyên nhân là nếu so sánh với tháng Tám, thanh khoản trung bình tại sàn HNX tăng từ 700 tỷ đồng lên 900 tỷ đồng, trong khi đó khôi lượng giao dịch trung bình của sàn HOSE tăng nhẹ khoảng 50 tỷ đồng lên 1.046 tỷ đồng.

Cũng theo số liệu thống kê, trong tháng Chín, cổ phiếu Bluechip đã tăng 0,9%, Midcaps giảm 1,9% và Pennies tăng 2,1% so với cuối tháng Tám. Điều này phần nào đánh giá được xu hướng đầu tư vào Pennies vẫn chiếm đa số khi có mức tăng khá ấn tượng trong tháng hồi phục kể từ đợt sụt giảm trong tháng Tám.

Trên thực tế, cổ phiếu ngành bảo hiểm tiếp tục nhận được sự ưu ái nhất khi tiếp tục tăng 18,4% so với tháng Tám. Ngược lại, ngành dịch vụ tài chính, nguyên vật liệu cơ bản và khí đốt sụt giảm mạnh trong tháng qua khi lần lượt giảm 9,9%, 9,1% và 10,2%.

Nhìn chung, phần lớn các cố phiếu ngành vẫn tiếp tục xu hướng giảm. Nhóm cổ phiếu bất động sản có biên độ giảm nhẹ hơn so với tháng Tám khi phần lớn thị trường đã bão hòa về ảnh hưởng của Thông tư 13.

Mặc dù chỉ số CPI được công bố không mấy tích cực khi tăng vọt lên trên 1%, thị trường vẫn không mấy quan tâm đến chỉ số này khi phần lớn các NĐT quan tâm đến lợi nhuận từ việc đầu tư ngắn hạn T-4. Thông tư 19 được ban hành nhằm mục đích sửa đổi, bổ sung cho thông tư 13 vào những ngày cuối tháng Chín lập tức đưa thị trường tăng 5 điểm. Tuy nhiên, sự bền vững của thị trường đã không thể tiếp diễn trước tâm lý dè dặt của các NĐT cũng như sự đã bão hòa của họ trước Thông tư 13.

Tiếp tục giao dịch trong biên độ hẹp

Có lẽ, điểm nổi bật trong tuần giao dịch vừa qua chỉ là động thái mua ròng của khối ngoại. Tính chung cả tuần, giá trị mua trên HOSE của khối này đã lên tới 1.344 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 27,6% giá trị giao dịch toàn thị trường. Đây cũng là tuần mua ròng mạnh nhất của khối này trong năm nay với giá trị mua ròng là 857 tỷ đồng. Các mã khối ngoại tập trung mua ròng chủ yếu là các bluechip như: HAG, DPM, HPG, FPT, BVH...

Điều này cho thấy giao dịch của khối ngoại đang mạnh dần lên tiếp tục khẳng định xu hướng tích cực cũng như cái nhìn lạc quan của họ đối với thị trường Việt Nam.

Thị trường mặc dù đang có những tin tức vĩ mô bất lợi đối với khối ngoại như lạm phát đang có dấu hiệu tăng lên, đồng tiền mất giá và nhập siêu vẫn không giảm, nhưng xu hướng đầu tư mạnh của khối ngoại thể hiện sự hỗ trợ thị trường tích cực từ bộ phận NĐT quốc tế đối với với Việt Nam.

Thanh khoản của thị trường thực tế vẫn ở mức thấp, trung bình khoảng 1.900 tỷ đồng/ngày cho cả hai sàn. Sự cải thiện của thanh khoản có lẽ vẫn là yếu tố cần thiết nhất cho thị trường vào lúc này.

Có thể thấy thanh khoản trung bình của cả hai sàn khá tương đồng trong thời gian hiện tại, nhưng dòng tiền vẫn liên tục bị phân hóa vào các mã cổ phiếu nóng và không chạy theo những cổ phiếu cơ bản. Cụ thể, trung bình có khoảng 1/5 cổ phiếu trên sàn mỗi sàn có giá trị tham chiếu mỗi phiên tính đến tuần cuối cùng của tháng.

Theo nhận định của Công ty Chứng Khoán Âu Việt (AVS), không loại trừ khả năng khối ngoại tìm cách cân bằng rủi ro danh mục tài sản bằng cách mua thêm vào cổ phiếu ở các vùng giá được cho là rẻ tương đối so với các danh mục tài sản khác. Ngoài ra, khối ngoại cũng đang được hưởng lợi từ việc VND đang mất giá so với đồng USD.

Do vậy, tâm lý NĐT sẽ vẫn tiếp tục dè dặt trong những phiên sắp tới. Tuy nhiên, nếu việc hạ lãi suất của khối ngân hàng từ ngày 15/10 thành công, thì đây sẽ là thông tin hỗ trợ tích cực cho thị trường. AVS cũng cho rằng, NĐT trung và dài hạn có thể xem xét giải ngân vào các cổ phiếu cơ bản tốt và giá đã giảm về vùng giá mục tiêu, khi VN-Index tiến về các vùng hỗ trợ quan trọng.

Vùng hỗ trợ gần nhất cho VN-Index theo phân tích kỹ thuật sẽ thuộc vùng 450 - 445 điểm và HNX-Index sẽ là vùng 120 - 115 điểm.

Còn theo ông Lê Bá Hoàng Quang, Kinh tế trưởng Công ty Chứng khoán SBS, thị trường trong tháng Mười sẽ chờ đợi những kết quả kinh doanh của quý III sắp được công bố.

Tuy nhiên, trên xu hướng đi ngang trong biên độ giảm hiện tại, thị trường sẽ cần nhiều lực đỡ hơn trong đó, cần nhất vẫn là dòng tiền mới cho thị trường và nếu mặt bằng lãi suất trong tháng Mười có thể giảm nhờ vào lộ trình của Hiệp hội Ngân hàng trong nỗ lực hạ mặt bằng lại suất.

Có thể nói, tâm lý của các NĐT vẫn là đầu tư ngắn hạn nên bất cứ sự tăng điểm đột biến nào cũng là cơ chốt lời các cổ phiếu nắm giữ, đây cũng là một rào cản lớn cho thị trường trước những cố gắng bứt phá ở thời điểm hiện tại. Xu hướng đầu tư chủ yếu vẫn là các cổ phiếu pennies và một phần trong số đó đang chảy vào Bluechip khi các cổ phiếu này đã giảm quá sâu thời gian qua.

Vũ Anh

DOANH NHÂN SÀI GÒN

Các tin tức khác

>   UPCoM-Index giảm tuần thứ 4 liên tiếp (15/10/2010)

>   Cần nhiều kịch bản để ứng phó với thị trường (15/10/2010)

>   Yêu cầu LTC giải trình việc giảm sàn 5 phiên liên tiếp (15/10/2010)

>   Thanh khoản giảm do thông tin thiếu minh bạch (15/10/2010)

>   Cổ phiếu Ngành gỗ: Khó kỳ vọng đột biến (15/10/2010)

>   Thị trường ngày 15/10 và góc nhìn từ CTCK (14/10/2010)

>   UPCoM-Index giảm 0,41 điểm (14/10/2010)

>   Kỳ vọng từ sức cầu của khối ngoại (14/10/2010)

>   UPCoM-Index giảm phiên thứ 4 liên tiếp (13/10/2010)

>   Thị trường ngày 14/10 và góc nhìn từ CTCK (13/10/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật