Thứ Sáu, 01/10/2010 07:44

Đóng băng tài khoản

Nếu NĐT sử dụng đòn bẩy tài chính quá đà, mất khả năng thanh toán thì hệ quả tất yếu tài khoản sẽ bị đóng băng. Nhưng tác hại không chỉ dừng lại ở chuyện thua lỗ của NĐT hay CTCK mà ngay cả CP cũng phải chịu trận về lâu dài.

Từ ưu đãi

Cách đây chưa lâu, trước khi chính thức lên sàn, một CTCK đã cho nhân viên của mình hưởng đặc quyền mua CP với giá 37.000 đồng/CP, trong đó chỉ cần bỏ ra vốn tự có 2.000 đồng/CP và được cho vay 35.000 đồng/CP còn lại.

Sau khi CP này chào sàn và dao động quanh ngưỡng 40.000 đồng/CP được vài phiên thì bắt đầu giảm về 35.000 đồng/CP, 30.000 đồng/CP rồi còn 25.000 đồng/CP. Tính sơ sơ nếu một người bỏ ra 200 triệu đồng, kết hợp đòn bẩy với tỷ lệ như trên để mua 100.000 CP với giá 37.000 đồng thì khi giá CP này về 25.000 đồng đã lỗ 1 tỷ đồng. Trong trường hợp không có tiền để đóng vô phần lỗ này tài khoản sẽ bị đóng băng.

Ngoài ra, với lãi suất sử dụng đòn bẩy tài chính vào khoảng 1,5%/tháng, trong trường hợp vay 35.000 đồng cho mỗi CP, hàng tháng tiền lãi sẽ vào khoảng 525 đồng/CP. Sở hữu 100.000 CP tiền lãi hàng tháng sẽ phải trả 52,5 triệu đồng và cả năm lên đến 630 triệu đồng.

Câu hỏi đặt ra vì sao những người mua CP không “xả” ngay tại mức giá 40.000 đồng/CP mà lại “ôm” hàng để rồi trả giá?

Mấu chốt ở đây có số CP được mua với giá 37.000 đồng/CP là giá ưu đãi nên kèm theo đó sẽ là điều kiện bị phong tỏa trong vòng 4 tháng. Trong trường hợp được bán tại mức giá 4.0 cũng chưa chắc đã “xả” được vì lượng CP ưu đãi trên rất nhiều, nếu cùng lúc đưa ra thị trường, tình trạng hoảng loạn khó tránh khỏi.

Theo tìm hiểu của ĐTTC, cả CTCK lẫn nhân viên đều không thể lường được CP của mình lại giảm sâu và nhanh như vậy. Hệ quả nhân viên không thể “xoay” tiền để đóng vào phần thua lỗ, còn CTCK dù muốn hay không cũng buộc phải đóng băng tài khoản vì hệ thống đã được lập trình sẵn để tránh tình trạng thân quen.

Đến bạc đãi

Ban đầu, nhân viên các CTCK vừa nêu chỉ sử dụng một phần tiền của mình, kết hợp với đòn bẩy để mua CP, nhưng vì phần lỗ còn lớn hơn cả phần tiền chưa giải ngân nên hệ quả phần tiền chưa giải ngân cũng không thể giao dịch.

Trong trường hợp CP tăng giá trở lại, tổng giá trị danh mục trở lại như ban đầu, lúc đó NĐT mới có thể tiến hành bán ra để trả tiền vay cho CTCK. Nhưng nếu CP tiếp tục “chây ì” không tăng giá, đến một thời hạn thỏa thuận, CTCK sẽ buộc phải bán ra để cắt lỗ. Nhân viên bằng nhiều cách khác nhau sẽ phải xoay tiền để trả phần lỗ cho CTCK.

Thực tế đây không phải lần đầu tiên có công ty rơi vào trường hợp này, đã từng có nhân viên của một tổ chức tài chính lớn tếu táo rằng mình sẽ phải làm đến 20 năm nữa mới trả đủ số tiền lỗ do mua CP của chính nơi mình đang làm việc.

Theo nhiều nguồn tin, một CP bất động sản trên sàn cũng rơi vào trường hợp tương tự CTCK vừa nêu. Do CTCK cho NĐT sử dụng đòn bẩy tài chính với tỷ lệ quá lớn và thời hạn dài, điều này dẫn đến việc khi CP xuống, CTCK cũng không thể cắt lỗ.

Thí dụ, một NĐT VIP sử dụng đòn bẩy với tỷ lệ 1:10 trong 1 năm để mua CP blue chip trong ngành bất động sản, cho dù CP này có giảm hơn 50% và CTCK biết rằng sẽ khó tăng trở lại cũng không thể tiến hành bán ra, và nếu có bán được mà NĐT không có tiền bù lỗ coi như CTCK cũng sẽ phải gánh lấy phần lỗ. Chính vì vậy nên tất cả phải chờ CP lên lại mà nhiều khi vô vọng.

Nhưng câu chuyện chưa dừng lại ở đó, sau khi hết thời hạn sử dụng đòn bẩy, nếu CTCK tiến hành bán ra CP cắt lỗ, áp lực giải chấp sẽ vô cùng lớn. Và có lẽ nhiều NĐT đã “nghe ngóng” và biết được những CP nào rơi vào tình trạng bị đóng băng, nên đã khẳng định những CP dạng này gần như “bỏ đi” vì khó có khả năng tăng giá, ít nhất cho đến ngày hàng loạt CP được “rã băng” và bán cắt lỗ.

Việc CP đóng băng, không chỉ ảnh hưởng cho người mua, cho CTCK mà còn cho chính thị giá CP về sau. Nếu một NĐT thông thường không biết thông tin mua vào CP thuộc những tài khoản bị đóng băng cơ hội tăng giá rất ít, trong khi thiệt hại không thể tránh khỏi. Nhưng CTCK cũng không thể công khai những thiệt hại của mình, trái lại còn tìm cách để “dụ” NĐT mua vào để có cớ xả hàng.

Thái Ca

SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

Các tin tức khác

>   Cổ phiếu vận tải biển: Lực bất tòng tâm (01/10/2010)

>   Thị trường ngày 01/10 và góc nhìn từ CTCK (30/09/2010)

>   Chứng khoán "uể oải" đợi cú hích từ chính sách vĩ mô (30/09/2010)

>   UPCoM-Index giảm phiên thứ 2 liên tiếp (30/09/2010)

>   HĐQT An Phát bác bỏ tin đồn về cổ phiếu AAA (30/09/2010)

>   Thị trường ngày 30/09 và góc nhìn từ CTCK (30/09/2010)

>   UPCoM-Index thấp nhất 1 tháng qua (29/09/2010)

>   “Tâm lý NĐT đã tích cực hơn, nhưng nửa vời” (29/09/2010)

>   Trong không thông, ngoài dễ tụt đáy (29/09/2010)

>   Chứng khoán có thể sẽ đi ngang (29/09/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật