Thứ Sáu, 10/09/2010 06:38

Hàng ế UPCoM và lời trần tình của doanh nghiệp

Nếu TTCK là cái chợ thì việc DN đăng ký giao dịch, niêm yết cổ phiếu là mang hàng hóa đến đó bán. Cổ phiếu được định giá khác nhau, thanh khoản khác nhau là điều bình thường. Nhưng trên UPCoM hiện nay, nhiều cổ phiếu bị ế vài chục phiên đến hàng trăm phiên. Vì đâu nên nỗi?

Thanh khoản quá thấp

Theo thống kê của ĐTCK, thị trường UPCoM có 88 mã cổ phiếu thì chỉ có khoảng 40 mã thỉnh thoảng có giao dịch. Mới đây, HNX đã ra quyết định loại bỏ gần chục cổ phiếu ra khỏi rổ tính chỉ số UPCoM-Index vì không có giao dịch trong 25 phiên liên tiếp. Cá biệt, có 3 mã không có giao dịch nào kể từ khi chào sàn đến nay là REM (134 phiên), VIA (95 phiên), GER (68 phiên)...

Mặc dù có thông tin hỗ trợ khá tốt là trả cổ tức lần 3 năm 2009 và tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2010 bằng tiền, với tỷ lệ 10%/mệnh giá, nhưng cổ phiếu của CTCP Nước khoáng Khánh Hoà (VKD) cũng chỉ được giao dịch có hai phiên trong tổng số gần 100 phiên kể từ khi chào sàn ngày 12/4/2010. Năm 2010, VKD đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 7 tỷ đồng và theo nguồn tin của Công ty là có thể thực hiện được. Trao đổi với ĐTCK, người công bố thông tin của VKD cho biết, Nhà nước (đại diện là SCIC) đang nắm 51% cổ phần của VKD (trên vốn điều lệ 21,6 tỷ đồng), số còn lại là cán bộ - nhân viên Công ty sở hữu. Do cổ phiếu của Công ty ít người biết đến, trong khi cán bộ - nhân viên Công ty không có nhu cầu mua bán nên đã không phát sinh giao dịch. Cổ phiếu mất thanh khoản kéo dài nhưng VKD chưa có kế hoạch chuyển lên niêm yết, vì điều này còn phụ thuộc vào cổ đông nhà nước.

Sở hữu một vị trí đắc địa tại đường Nguyễn Trãi, Hà Nội, CTCP Tu bổ di tích và Thiết bị văn hóa Trung ương (REM) có vốn điều lệ 11,5 tỷ đồng, trong đó SCIC nắm giữ hơn 25%. Ông Đoàn Bá Cử, Chủ tịch HĐQT Công ty cho biết, vào thời điểm này, Công ty không thực sự quan tâm đến việc cổ phiếu có thanh khoản hay không. Vốn điều lệ nhỏ, cổ đông nhà nước nắm khối lượng lớn, cán bộ - nhân viên Công ty không ai muốn bán ra, thậm chí muốn mua thêm, dẫn đến cổ phiếu không có giao dịch. "Cổ phiếu không thanh khoản không có nguyên nhân từ việc Công ty làm ăn không hiệu quả hay công bố thông tin không tốt, mà chủ yếu là do lượng cung cổ phiếu ít ỏi", ông Cử nói. Về lý do lên sàn UPCoM, theo ông Cử, do đã là công ty đại chúng nên REM buộc phải lên UPCoM, nếu không sẽ… bị phạt!

Khác với các DN khác, việc mất thanh khoản cổ phiếu của CTCP Thể thao Ngôi sao Geru (GER) có thể xuất phát từ tình hình kinh doanh khó khăn của Công ty. Ông Nguyễn Văn Trạng, Phó tổng giám đốc GER cho biết, do nguyên liệu đầu vào đắt đỏ, làm đội giá thành, mới đây Công ty đã phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, trong đó đặt ra kế hoạch lợi nhuận năm 2010 chỉ là vài trăm triệu đồng. Công ty cũng muốn cổ phiếu thanh khoản, nhưng hiện tại cổ đông nhà nước vẫn nắm giữ với số lượng lớn (64,38% trên vốn điều lệ 22 tỷ đồng) và hoạt động kinh doanh còn nhiều khó khăn. Trước tình hình này, GER chưa đặt ra kế hoạch chuyển lên niêm yết.

NĐT không quan tâm đến UPCoM?

Ghi nhận của ĐTCK, nhiều NĐT cho biết, sở dĩ không đầu tư vào cổ phiếu tại sàn UPCoM vì chiến lược của các DN trên sàn này phần lớn là không rõ ràng. Việc cổ phiếu có giao dịch đôi khi chỉ là đối phó. Ngoài ra, còn có nguyên nhân là do cổ đông nhà nước vẫn nắm giữ với số lượng lớn nên chưa thể thay đổi về mặt quản trị tại các công ty đó. Việc cổ đông nhà nước có thoái vốn hay không vẫn là một ẩn số khiến NĐT không mặn mà.

Điều dễ nhận thấy đối với những cổ phiếu không có giao dịch trên UPCoM là vốn nhỏ và cổ đông nhà nước nắm giữ với tỷ lệ lớn. Những công ty này cũng không có nhu cầu huy động vốn nên không có "động lực" tạo thanh khoản cho cổ phiếu.

Theo quy định tại Quyết định 108/2008/QĐ-BTC, HNX sẽ tạm ngừng giao dịch chứng khoán đăng ký giao dịch khi xảy ra một trong các trường hợp: giá, khối lượng giao dịch chứng khoán có biến động bất thường; tổ chức đăng ký giao dịch vi phạm nghiêm trọng các quy định về công bố thông tin; thực hiện việc tách, gộp cổ phiếu; tách, sáp nhập doanh nghiệp… Việc cổ phiếu không có giao dịch trong nhiều phiên liên tiếp không bị hủy đăng ký giao dịch, mà chỉ không được đưa vào rổ tính UPCoM-Index.

Tăng tính thanh khoản, huy vốn thuận lợi là mục đích khi đưa cổ phiếu vào giao dịch tại TTCK tập trung. Nhưng thực tế cho thấy, nhiều cổ phiếu lên sàn UPCoM đã không đạt được những mục tiêu cơ bản này.

Nguyên Thành

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   Học cách sử dụng “dao hai lưỡi” khi dùng đòn bẩy (10/09/2010)

>   Thị trường ngày 10/09 và góc nhìn từ CTCK (10/09/2010)

>   TTCK sẽ có nhiều biện pháp mới hỗ trợ (09/09/2010)

>   UPCoM-Index tăng nhẹ lên 47,94 điểm (09/09/2010)

>   PVA, VE1, HJS, SRA tăng liên tục không theo xu hướng (09/09/2010)

>   Đánh cược với Thông tư 13 (09/09/2010)

>   Tìm điểm sáng cuối năm cho chứng khoán (09/09/2010)

>   Dòng tiền trên TTCK quốc tế có ảnh hưởng gì đến Việt Nam? (09/09/2010)

>   Lựa chọn cổ phiếu chiến thắng thị trường (09/09/2010)

>   UPCoM-Index giảm còn 47,71 điểm (08/09/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật