Thứ Sáu, 10/09/2010 21:22

Giải chấp kiểu... VIP?

Không “đội lái”, không có thông tin đột biến, nhưng không ít mã CP trong tình trạng thị trường lình xình vẫn tăng giá đột biến. Những hiện tượng này được tạo nên bởi sức cung – cầu thị trường hay do bàn tay của chính NĐT VIP?

Thị trường bắt đầu lo giải chấp khi VN-lndex lao dốc từ vùng 520 điểm về mức 430 điểm như hiện nay. Khá nhiều blue chips và penny chips đã giảm đến 40-50%. Cụ thể, trong quý II vừa qua, các blue chips hầu hết biến động nhẹ theo xu hướng giảm dần. Khi đó, một số NĐT có xu hướng mua những blue chips này, sau đó dùng để cầm cố, vay tiền để đánh lên các CP nhỏ.

Với những NĐT này, khi thị trường tăng điểm, tài khoản phình ra nhanh chóng, nhưng khi thị trường xuống lại lâm vào cảnh “phú quý giật lùi”. Những hiện tượng tăng giá CP đột biến cũng xuất phát từ đây.

Thông thường các tổ chức tài chính, CTCK cho những NĐT này vay tiền mua CP bằng khoảng 30-60% giá trị CP mà NĐT có. Với một số trường hợp trong danh sách ưu tiên của công ty, con số này lên đến 80-90% giá trị. Hợp đồng cầm cố thường được thỏa thuận với 2 mức giá: giá cảnh báo và giá giải chấp CP. Nếu CP giảm giá về mức giá cảnh báo, họ sẽ thông báo tới các NĐT để bổ sung tiền, thêm CP. Nếu các NĐT không bổ sung tiền mà giá CP tiếp tục giảm về mức giá giải chấp, các tổ chức cho vay sẽ toàn quyền quyết định số CP cầm cố này.

Thời gian qua, không phải ngẫu nhiên nhiều CP đang giảm bỗng đột ngột tăng giá 10-20% trong vài phiên rồi quay trở lại xu hướng giảm điểm. Khi quay trở về gần ngưỡng giá ban đầu lại quay đầu tăng giá, lặp lại chu kỳ. Lãnh đạo một công ty bảo hiểm lớn cho biết trong quý II một số CP mà họ cho repo với khối lượng rất lớn đã giảm giá khá nhiều. Mỗi khi giảm về gần giải chấp, Công ty vừa thông báo hôm trước thì hôm sau CP đó đã đột ngột tăng trần.

Ví dụ như ITC hồi đầu quý II, giá khoảng 40.000 đồng/CP. CP này được công ty cho cầm cố với giá giải chấp 28.000 đồng/cp. Cuối tháng 7, ngay khi ITC giảm về 28.300 đồng/cp, công ty đã gọi điện công bố với người cầm cố sẽ giải chấp CP vào ngày mai . Ngày hôm sau ITC đột ngột có lực mua mạnh vào đầu phiên và tăng giá trong ngày hôm đó, hôm sau nữa ITC vẫn tăng trần lên 30.000 đồng/cp sau đó mới lại quay đầu giảm dần. Những mã khác có chung hiện tượng như SHS, NAG . . . dù không hề có bất kỳ thông tin hỗ trợ.

Chính các NĐT lớn đã đẩy giá CP mà họ repo lên để tránh phải bổ sung tiền hoặc CP vào tài khoản. Họ mua rất mạnh trong 1,2 phiên đầu, sau đó xả dần ra trong nhũng phiên sau, CP luôn có sẵn nên thậm chí có thể bán ra ngay trong phiên tăng giá đầu tiên. Vì là người mua khởi xướng đầu tiên nên họ thường mua được giá tốt, và nếu lôi kéo thêm được các NĐT khác tham gia mua vào, họ dễ dàng bán ra với giá cao hơn. Vậy là họ không cần phải bổ sung tiền hay CP mà còn tận dụng kiếm được chênh lệch giá nếu thực hiện tốt. Sau mỗi lần như vậy, họ lại được ký hợp đồng mới hoặc phụ lục hợp đồng có giá giải chấp mới.

Nhiều chuyên gia cho rằng phiên tăng giá đột ngột hôm 20/8 cũng không nằm ngoài khả năng NĐT đánh lên khi CP đã nằm trong vùng giải chấp. Giá CP được đồng loạt đẩy lên nhằm tái ký hợp đồng repo của một nhóm NĐT rất lớn trên thị trường. Những NĐT này vay tiền để mua CP nhưng thời hạn hợp đồng chỉ kéo dài 30 ngày. Họ bán CP ở tài khoản bị hết hạn repo và mua vào ở tài khoản mới để được tiếp tục cho vay với kỳ hạn mới.

Thông thường chỉ các NĐT có hợp đồng repo lớn mới thực hiện việc này, vì khi cần bổ sung rất nhiều tiền, vài chục tới cả trăm tỷ đồng, trong khi tiền bỏ ra đẩy giá lại ít hơn số đó rất nhiều, chỉ cần dùng trong vài ngày. Hơn nữa họ phải là người có khả năng huy động vốn rộng rãi và nhanh chóng. Không phải mã nào sắp giải chấp cũng được lựa chọn đánh lên, và cũng chỉ thực hiện thành công khi thị trường có xu hướng đi ngang, thanh khoản thấp.

Khánh Ly

SÀI GÒN GIẢI PHÓNG (ĐTTC)

Các tin tức khác

>   Cổ phiếu dòng họ: Thế mạnh thuộc họ độc quyền (10/09/2010)

>   UPCoM-Index giằng co quanh mức 47 điểm (10/09/2010)

>   Chỉnh sửa thông tư 13: Nâng đỡ tâm lý thị trường (10/09/2010)

>   Hàng ế UPCoM và lời trần tình của doanh nghiệp (10/09/2010)

>   Học cách sử dụng “dao hai lưỡi” khi dùng đòn bẩy (10/09/2010)

>   Thị trường ngày 10/09 và góc nhìn từ CTCK (10/09/2010)

>   TTCK sẽ có nhiều biện pháp mới hỗ trợ (09/09/2010)

>   UPCoM-Index tăng nhẹ lên 47,94 điểm (09/09/2010)

>   PVA, VE1, HJS, SRA tăng liên tục không theo xu hướng (09/09/2010)

>   Đánh cược với Thông tư 13 (09/09/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật