Thứ Sáu, 10/09/2010 21:07

Cổ phiếu dòng họ: Thế mạnh thuộc họ độc quyền

Cổ phiếu (CP) dòng họ là nhóm CP của các doanh nghiệp có nhiều điểm tương đồng trong hoạt động kinh doanh và có chung một cổ đông lớn là các Tập đoàn hay Tổng Công ty Nhà nước. Việc CP dòng họ có biến động theo kiểu “lên cùng lên, xuống cùng xuống” là một trong những nét riêng biệt của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.

Những họ CP mở đường

Khái niệm CP dòng họ được khai sinh tư CP của những doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Sông Đà, được gọi là dòng họ Sông Đà (SDx). Năm 2007 những CP thuộc SDx xuất hiện trên TTCK và đến đầu quý II/2009 hiện tượng cùng tăng cùng giảm được thể hiện rõ nét. Chỉ cần một vài CP quan trọng thuộc  SDx đảo chiều tăng hoặc quay đầu giảm, những CP còn lại cũng có diễn biến tương tự. Thời điểm này biến động của SDx ảnh hưởng rất lớn đến biến động của HNX-lndex, cho thấy dòng tiền đầu cơ đang dịch chuyển trên TTCK như thế nào.

Mua vào CP thuộc SDx đạt được tỷ suất lợi nhuận 100-200% là chuyện bình thường. Trong số nhữh CP đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, tiêu biểu nhất là trường hợp của S96(CTCP Sông Đà 9.06) với tốc độ tăng giá thuộc vào loại siêu khủng. Đầu tháng 8/2009 CP này chỉ quẩn quanh ở mức 1.3 nhưng đến giữa tháng 10/2009 đã leo lên gần 13.0.

Nếu không chọn lựa được CP tốt nhất, nhà đầu tư sẽ chọn tốt thứ 2, thứ 3 và xu hướng này sẽ diễn ra mạnh mẽ nếu có nhiều doanh nghiệp có mô hình kinh doanh giống nhau. Dần dần, sự lựa chọn sẽ được biến tấu theo kiểu nếu không mua được mã này thì mua mã khác, chỉ cần có cùng “họ”. Đây là cơ hội để yếu tố đầu cơ phát triển tại các họ CP.

Ông Phan Anh Tuấn – Phó TGĐ CTCK Vincom

Sự bùng nổ của SDx cũng đã định hình ảnh chất dòng họ cho những nhóm CP dòng họ khác như họ Vinaconex (VCx), Lilama (Lx), Petro (PVx), Vglacera... nhưng phần lớn đều tỏ ra kém thế so với SDx.

Từ quý II/2010, vị trí dẫn đầu của SDx được thay thế bởi PVX (TCTCP Xây lắp Dầu khí Nghệ An). Trong tháng 4/2010, HNX-Index tăng từ 160 điểm lên gần 190 điểm, đóng vai trò trụ cột trong đợt sóng này chính là PVx. Sự lên ngôi của PVx cũng đánh thức một loạt họ CP có quy mô nhỏ hơn như Tư vấn xây dựng điện (TVx), Xây dựng điện (Vex)… Và PVx cũng “đẻ ra” hàng loạt “gia đình” khác kiểu như PXI, PXM, PXS, PXT…

Nguyên nhân hình thành

Sự lên ngôi được hỗ trợ rất nhiều bởi thị trường bất động sản nổi sóng trong cùng thời điểm, và một trong những lý do khiến SDx im tiếng trong năm nay cũng bắt nguồn từ việc không còn có nhiều cơn sốt đất như năm ngoái. Tuy nhiên, để hình thành CP dòng họ, nhất thiết phải có một hoặc vài CP mang tính chất đầu đàn.

Ví dụ năm 2010 PVX và PVA có thể xem như hai thủ lĩnh của PVX, còn năm 2009 đầu tàu là PVF (TCT Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam).

Đối với SDx, việc xác địch thủ lĩnh tương đối khó khăn vì phải hội tụ đủ hai yếu tố “thế” và “lực” dù SDx “đóng đô” tại HNX nhưng lại chịu ảnh hưởng khá nhiều từ SIS (Sudico) niêm yết tại HOSE.

Với việc sở hữu quỹ đất sạch, SJS là CP đầu tiên niêm yết trên TTCK với giá 10.0 và thuộc nhóm những CP tăng giá khủng khiếp nhất trong những năm qua. Đây chính là “lực” của SJS đã góp phần nâng tầm giá trị những CP thuộc SDx, khiến nhà đầu tư yên tâm hơn khi giải ngân vào những SD7, SD9, SDU... trên sàn HNX.

Vấn đề sở hữu giữa các công ty trong cùng một tập đoàn, một tổng công ty lớn cũng là nguyên nhân quan trọng khiến CP “dính” chặt với nhau. Như TCT Sông Đà sở hữu 41,49% cổ phần tại SD6 (CTCP sông Đà 6) và cũng là Công ty mẹ của SD3 (CTCP sông Đà 3) sở hữu 51%. Trong khi đó SD6 cũng có phần hùn tại SD3 với tỷ lệ 7,5%. Như vậy, khi SD3 tăng giá, đương nhiên SD6 cũng sẽ tăng giá theo. Ví dụ như A1, A2 là hai CP cùng dòng họ, Al sở hữu 39% và A2 sở hữu 70% một dự án. Khi dự án này đến thời kỳ hạch toán lợi nhuận, đội lái căn cứ vào thông tin này tiến hành đánh lên Al tăng giá 50%. Ngay lập tức nhà đầu tư nhảy vào tranh mua để đẩy giá A2 tăng theo.

Vai trò quan trọng CP dòng họ

Ông Hoàng Thạch Lân, GĐ môi giới MHB nhận định: “Sự kiện Vinashin là một hồi chuông cảnh báo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong việc tái cấu trúc để hoạt động hiệu quả hơn. Như vậy việc thoái vốn tại một số công ty con sẽ là một trong động thái cần phải tính đến. Hay như các công ty con của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước sẽ tiếp tục niêm yết trong thời gian tới, sẽ khiến số lượng CP trong từng dòng họ tăng thêm, hình thành nhiều dòng họ CP.

Như việc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) dự tính bán 10% cổ phần tại PVX cho Hyundai được coi là động thái nằm trong đề án tái cơ cấu doanh nghiệp thành viên. PVX cũng tiến hành bán ra phần vốn góp tại các công ty. gồm: 3,95 triệu CP PVA, 7,05 triệu CP CTCP Xi măng Dầu khí, 600.000 CP ICG (CTCP Xây dựng Sông Hồng), 1,6 triệu CP PVIT (CTCP Đầu tư thương mại Dầu khí Nghệ An) để thu hơn 200 tỷ đồng lợi nhuận.

Ở một khía cạnh khác, khi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn đang giữ vai trò cột trụ nền kinh tế, việc những công ty con hưởng lợi là đều nhìn thấy được. Điển hình là PVN. Không chỉ độc quyền thăm dò, khai thác xuất khẩu, PVN còn thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến dầu khí.

Ngay trong ngành công nghiệp khí đốt PVN vừa là nhà sản xuất vừa là đơn vị vận hành đường ống vận chuyển. Trong khâu phân phối nhiên liệu bán lẻ, PVN cũng gần như ở thế độc quyền, chỉ phải cạnh tranh với số ít nhà phân phối nhỏ. PVN còn độc quyền trong sản xuất phân bón và các sản phẩm hóa dầu trong nước.

Nhằm hoàn chỉnh các khâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phát huy tối đa lợi thế độc quyền, PVN đã thành lập hệ thống các chi nhánh, công ty con và công ty liên kết ở tất cả các lĩnh vực từ xây dựng, sản xuất cho đến dịch vụ và kinh doanh.

Ăn theo thương hiệu, vị thế công ty mẹ

TCTCP  Dịch Vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PVS) được thành lập nhằm thực hiện khâu thăm dò (khâu đầu tiên trong chuỗi hoạt động nhằm tạo ra sản phẩm cuối cung là dầu thô). Hoạt động chính của PVS là cung cấp các dịch vụ bổ trợ cho quá trình thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí.

Khách hàng của PVS bao gồm PVN và tất cả các công ty liên doanh trong và ngoài nước. PVS chiếm lĩnh 90% thị trường tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí trong nước, đồng thời được PVN giao làm tổng thầu các dự án cơ khí phục vụ hoạt động thăm dò.

CTCP Dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí (PVC) được thành lập nhằm sản xuất và cung cấp các sản phẩm hóa chất dung dịch khoan phục vụ hoạt động khai thác dầu mỏ.

Một ngành được đánh giá tốt, CP của ngành đó sẽ được hưởng lợi. CP trong cùng dòng họ có chung một ngành nghề kinh doanh nên việc tăng giá của những doanh nghiệp này bắt nguồn từ yếu tố ngành trước tiên, sau một thời gian mới bắt đầu định hình yếu tố dòng họ, cùng tăng cùng giảm mà không liên quan đến ngành nữa.

Ông Lê Văn Thanh Long – Chuyên gia phân tích CTCK SME

Cũng như PVS, khách hàng của PVC là PVN cùng các công ty liên doanh, liên kết của PVN trong và ngoài nước. Chiếm gần 100% thị phần lĩnh vực cung cấp dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí trong nước, PVC khẳng định vị thế độc quyền của mình như những công ty con khác của PVN. PVX nhận toàn bộ các hợp đồng xây lắp của PVN và của các công ty khác trong ngành.

70 - 80% tổng giá trị sản lượng xây lắp của PVX đến từ các hợp đồng từ PVN. Với sự hậu thuẫn của PVN, PVX cũng có thêm nhiều dự án cầu đường, điện nước, nhà cao tầng ngoài ngành.

Ngược lại, CTCP Tư vấn đầu tư và thiết kế dầu khí (PVE) có hoạt động xây lắp mang tính chuyên môn và kỹ thuật cao. PVE là công ty duy nhất và độc quyền thực hiện nhiệm vụ tư vấn thiết kế và thi công các công trình xây lắp khai thác dầu khí như đường ống dẫn khí, nhà máy khí, trạm nén. Hay như TCTCP Bảo hiểm dầu kí Việt Nam (PVI) cung cấp cho tất cả các loại hình dịch vụ bảo hiểm duy nhất ở Việt Nam cung cấp dịch vụ bảo hiểm dầu khí, theo đó, PVI chiếm 100% thị phần bảo hiểm và cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho 100% nhà thầu dầu khí và 90% nhà thầu phụ dầu khí khi hoạt động tại Việt Nam.

Như vậy, trong tương lai gần, CP dòng họ tiếp tục giữ vai trò quan trọng trên TTCK Việt Nam. Một  phần nào đó, vị thế của CP dòng họ trên TTCK Việt Nam cũng là hình ảnh của các tổng công ty, tập đoàn Nhà nước.

Thái Ca - Hải Hồ

SÀI GÒN GIẢI PHÓNG (ĐTTC)

Các tin tức khác

>   UPCoM-Index giằng co quanh mức 47 điểm (10/09/2010)

>   Chỉnh sửa thông tư 13: Nâng đỡ tâm lý thị trường (10/09/2010)

>   Hàng ế UPCoM và lời trần tình của doanh nghiệp (10/09/2010)

>   Học cách sử dụng “dao hai lưỡi” khi dùng đòn bẩy (10/09/2010)

>   Thị trường ngày 10/09 và góc nhìn từ CTCK (10/09/2010)

>   TTCK sẽ có nhiều biện pháp mới hỗ trợ (09/09/2010)

>   UPCoM-Index tăng nhẹ lên 47,94 điểm (09/09/2010)

>   PVA, VE1, HJS, SRA tăng liên tục không theo xu hướng (09/09/2010)

>   Đánh cược với Thông tư 13 (09/09/2010)

>   Tìm điểm sáng cuối năm cho chứng khoán (09/09/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật