Thứ Bảy, 11/09/2010 06:05

Cần minh bạch thông tin về dòng tiền

Tuần qua, một số CTCK đã cùng ngồi lại với Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán bàn về việc kiểm soát dòng tiền phát sinh từ các giao dịch ký quỹ, loại hình có thể gọi tắt là margin. Tại đây, có 2 nội dung chính được bàn nhiều là có nên đưa tài khoản tiền của nhà đầu tư từ tài khoản tổng của CTCK về ngân hàng và hai là có nên đưa ra một mức trần chung cho giao dịch margin?

Năm 2009 có 2 việc đáng nhớ nhất, đó là sự bùng phát của tin đồn và giao dịch margin và cho đến lúc này, có thể tạm nói rằng, CTCK sẽ phá sản nếu không cung cấp được margin cho khách hàng. Vì sao vậy? Bởi vì nói chung, dân đầu tư nước ta rất thích... nhanh giàu, mà muốn giàu nhanh thì họ chẳng chịu chờ ngồi hưởng cổ tức mà chỉ mong giá tăng mạnh và nhanh. Khi giá tăng mạnh và nhanh như thế họ sẽ rất ưa thích dùng đòn bẩy tài chính, tức là sử dụng giao dịch margin. Điều này là bình thường ở mọi TTCK, không nơi nào ngăn cấm.

Tuy nhiên, đã cho làm thì cũng nên kiểm soát, bởi vì loại giao dịch này có cả lợi lẫn hại. Lợi thì ai cũng thấy, margin giúp gia tăng mức sinh lời của vốn đầu tư trong thời gian ngắn, nhưng điều ai cũng sợ mà chẳng dám nói ra là sử dụng margin khi thị trường giảm (ở đây margin là loại giao dịch mua, không phải bán).

Thuật ngữ "bắt dao rơi" là ám chỉ đến rủi ro này. Và khi rủi ro từ cá nhân trở thành rủi ro hệ thống thì có người mất hết vốn liếng, tài sản, thậm chí mất cả những thứ không phải cổ phiếu, mà vẫn chưa chắc hết nợ. Chuỗi giảm điểm của Index trong tháng 8 vừa qua đã khiến nhiều người "mất trắng" là vậy.

Theo như cuộc họp nói trên, các ý kiến cho rằng có hai cách để kiểm soát cái hại của giao dịch margin. Một là cần kiểm soát dòng tiền margin để biết khi nào nó đổ quá nóng vào thị trường và để kiểm soát dòng tiền thì người ta nghĩ đến việc đưa tài khoản tiền của NĐT về ngân hàng, không cho để tại CTCK. Hai là áp mức trần margin chung cho các CTCK.

Đối với các CTCK coi margin là một trong những vũ khí cạnh tranh mạnh nhất của mình thì tỷ lệ margin là cái thực sự cho thấy “sức mạnh” của họ, hay nói chính xác hơn là sức mạnh của ai đó đứng sau họ. Mức phổ biến hiện nay là là (có nơi gọi là 5:5). cách đây vài ba tháng thì là 4:6, 3:7, 2:8. Thậm chí có loại khách hàng không phải ký quỹ đồng nào (margin = lim+).

Công ty càng “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” thì càng cho đòn bẩy lớn. Tuy nhiên, khi xuất hiện rủi ro hệ thống thì cả thị trường đều bị thiệt hại. Cổ phiếu bị bán tháo mà giờ trên các diễn đàn có người vẫn thắc mắc là tại sao NĐT phải bán rẻ nhỉ? NĐT đâu có bán, họ đang bị “xử” đấy.

Nếu đứng từ góc độ đầu tư thì chắc các bạn cũng đồng ý rằng, nên để yên cho người ta cắt lỗ, nói nôm na là ai thua thì phải chịu. Tuy nhiên, nếu đứng từ góc độ nhà quản lý thì không thể bỏ mặc thị trường như vậy. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước là vận hành ổn định và phát triển thị trường bền vững, cho nên tại những thời điểm xảy ra rủi ro hệ thống, cần có cơ chế và công cụ can thiệp.

Để ngăn chặn rủi ro hệ thống từ giao dịch margin, cần phải làm nhiều việc cùng lúc, nhưng việc đầu tiên là nên áp mức margin trần (áp dụng nguyên tắc phòng cháy hơn chữa cháy). Có thể quy định tỷ lệ margin tối đa (ví dụ 3:7) hoặc mức ký quỹ tối thiểu (ví dụ 30%).

Đối với một số CTCK thì điều này có thể giảm sức cạnh tranh của họ, nhưng xét trên bình diện chung thì đây là bước đầu tiên (chứ không phải là duy nhất) để kiểm soát dòng tiền nóng. Công ty lớn đến mấy thì cũng chỉ ăn được một phần miếng bánh, chứ không thể ăn hết cả bánh (thị phần), do đó cần biết phối hợp với cơ quan quản lý để ngăn chặn rủi ro mất mát cả cái bánh, cũng chính là rủi ro teo mất phần bánh của chính họ.

Đối với NĐT, việc áp trần sẽ giúp "giảm bớt" lòng tham của họ, đặc biệt là những NĐT nhỏ, cá nhân vốn ít kinh nghiệm và chuyên nghiệp bằng các tổ chức lớn, nhưng lại thích đi tắt đón đầu, làm giàu mau chóng. Đối với các tổ chức cấp margin như ngân hàng, việc áp trần sẽ giúp họ giảm bớt rủi ro tín dụng, nhất là rủi ro từ những "đòi hỏi" từ công ty con là CTCK của mình.

Xin lưu ý rằng việc áp trần margin không trực tiếp ngăn chặn rủi ro hệ thống mà phải phối hợp với các biện pháp khác. Một trong những biện pháp này là cần minh bạch lượng tiền cho vay. Cứ khi nào Index đổ dốc là thị trường có CTCK A hay B sắp phải bán cỡ vài trăm tỷ thị giá cổ phiếu của khách hàng để thu nợ, hay công ty tài chính P sắp “xử” khách hàng cũng cỡ vài trăm tỷ đồng...

Cái chính là không ai biết chính xác số tiền thu nợ bao nhiêu nên lại càng lo. Từng có ý kiến cho rằng, các CTCK cần phải báo cáo cơ quan quản lý lượng tiền dùng cho margin, cái đó hiện nay chưa thấy công ty nào làm, nhưng nếu báo cáo rồi mà để đó, đến khi dòng tiền quá nóng mới công bố ra thì e là NĐT còn sợ hãi và bán tháo mạnh hơn. Đó là chưa kể sẽ lại đẻ ra những tin đồn về dòng tiền do có người biết, người không. Điều nên làm là cần công bố định kỳ và liên tục lượng tổng tiền của NĐT đổ vào TTCK (cái này đâu có khó) và lượng tiền cho vay trong đó có tiền margin. NĐT và các tổ chức tư vấn sẽ có thể theo dõi liên tục và sẽ “quyết định” khi nào là dòng tiền nóng và nóng tới mức nào để có biện pháp phòng tránh.

Về việc chuyển tiền của NĐT từ tài khoản tổng tại CTCK về tài khoản ngân hàng để tránh rủi ro hệ thống từ các giao dịch margin, có lẽ là... lạc đề. Nếu NĐT nào đó mượn cớ đánh margin, vay tiền rồi lại chạy ngay ra ngân hàng xin rút thì CTCK có biết hay không? Nếu CTCK không cùng hệ thống như kiểu ACB và ACBS thì ai chịu trách nhiệm chính cho những trường hợp như vậy?

Hoàng Thạch Lân

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   Giải chấp kiểu... VIP? (10/09/2010)

>   Cổ phiếu dòng họ: Thế mạnh thuộc họ độc quyền (10/09/2010)

>   UPCoM-Index giằng co quanh mức 47 điểm (10/09/2010)

>   Chỉnh sửa thông tư 13: Nâng đỡ tâm lý thị trường (10/09/2010)

>   Hàng ế UPCoM và lời trần tình của doanh nghiệp (10/09/2010)

>   Học cách sử dụng “dao hai lưỡi” khi dùng đòn bẩy (10/09/2010)

>   Thị trường ngày 10/09 và góc nhìn từ CTCK (10/09/2010)

>   TTCK sẽ có nhiều biện pháp mới hỗ trợ (09/09/2010)

>   UPCoM-Index tăng nhẹ lên 47,94 điểm (09/09/2010)

>   PVA, VE1, HJS, SRA tăng liên tục không theo xu hướng (09/09/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật