Thứ Sáu, 20/11/2009 07:08

Thanh toán bằng thẻ: Chưa như kỳ vọng

Tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, một số đại biểu Quốc hội đã bày tỏ ý kiến muốn đẩy nhanh, đẩy mạnh hơn nữa việc thanh toán bằng thẻ. Theo Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2011, việc trả lương cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước phải thực hiện qua tài khoản. Dù đạt mức tăng khả quan về số lượng tài khoản cũng như số đơn vị tham gia, hoạt động trả lương qua tài khoản vẫn chưa thực sự tương xứng với những tiện ích mà nó mang lại.

Theo Đại biểu Nguyễn Lân Dũng – Đắk Lắk, việc sử dụng thẻ điện tử rất phổ biến trên thế giới, nhưng không hiểu vì lý do gì mà chúng ta không phát huy được. “Bởi vì khi mua hàng tiền thuế nằm trong thẻ đó rồi. Làm tích cực chuyện thanh toán qua thẻ điện tử sẽ khống chế rất mạnh mẽ tệ tham nhũng, hối lộ và sẽ minh bạch tài chính của tất cả các quan chức”.

Còn nhiều khó khăn

Nhìn chung, kết quả triển khai dịch vụ trả lương qua tài khoản theo Chỉ thị 20 trên toàn quốc đã hoàn thành giai đoạn 1 với kết quả khả quan. Theo số liệu thống kê của Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), đến cuối tháng 6/2009, có 24/63 tỉnh, thành phố (chiếm 38,1%) đạt trên 50% số đơn vị hưởng lương ngân sách tại các thành phố, thị xã đã thực hiện trả lương qua tài khoản. Số đơn vị thực hiện trả lương qua tài khoản đạt trên 26.600 đơn vị với số người nhận lương đạt gần 1,32 triệu người, tương đương mức tăng hơn 2 lần so nửa đầu năm 2008.

Trả lương qua tài khoản đưa lại nhiều lợi ích nhưng hiện vẫn còn một số khó khăn. Đặc biệt tại các vùng nông thôn, người nhận lương phải tìm đến tận thị trấn nơi có đặt chi nhánh ngân hàng hay phòng giao dịch của ngân hàng mới có thể nhận được tiền. Tại một số vùng xa, vùng trùng du, miền núi, mật độ ngân hàng thưa thớt, người hưởng lương qua ngân sách phải mất nhiều thời gian mới đến được ATM. Ngoài ra, với các ngân hàng, việc mở chi nhánh, đặt ATM cũng đòi hỏi rất nhiều sự tính toán. Để phát triển mạng lưới ATM tại các điểm như UBND huyện, đơn vị quân đội lớn, cơ quan công an đông quân số, các trường đại học... cần rất nhiều chi phí, và là một thách thức không nhỏ với các ngân hàng.

Một báo cáo mới đây của các ngân hàng cho thấy, dịch vụ trả lương qua tài khoản thực tế chưa có hiệu quả và không có lãi do chưa được thu phí giao dịch nội mạng. Yếu tố này khiến các NH không có nguồn thu bù đắp chi phí lắp đặt, quản lí và vận hành mạng lưới ATM. Cũng như không có kinh phí tái đầu tư, nâng cấp hệ thống.

Mở rộng tiện ích dùng thẻ

Trong khi, năng lực đầu tư cơ sở hạ tầng ATM, POS của các tổ chức cung ứng còn hạn chế cũng như thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến, dịch vụ trả lương qua tài khoản đến nay vẫn chưa thể phát huy hết các tiện ích cho người sử dụng. Theo Vụ Thanh toán (NHNN), không chỉ dừng ở việc phát triển về số lượng, các ngân hàng cần sớm mở rộng kết nối các hệ thống ATM, POS trong hệ thống liên minh với nhau và tiến hành cải tiến quy trình tra soát, xử lý lỗi liên ngân hàng nhằm giảm thiểu thời gian tra soát, khiếu nại cho khách hàng. Đồng thời, các cơ quan cung cấp dịch vụ cũng cần liên thông ứng dụng các giải pháp công nghệ mới làm gia tăng tính năng của thẻ thanh toán trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ngoài tiện ích thông thường, nhiều dịch vụ mới cũng cần được triển khai mở rộng. Thay vì chỉ thực hiện rút tiền, chủ các tài khoản có thể mua sắm hàng hoá, dịch vụ qua mạng, đặt vé máy bay... Thêm nữa, nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ như điện nước, điện thoại, internet nên nhanh chóng hoàn thiện kết nối công nghệ để khách hàng có thể trả tiền dịch vụ qua thẻ ATM.

Thanh toán không dùng tiền mặt có thể thực hiện ngay ở khâu nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Thực tế hiện nay, sự khác biệt về mặt công nghệ thông tin là một trong những vướng mắc chính trong quá trình thu ngân sách nhà nước qua ngân hàng. Do có sự khác biệt về công nghệ giữa các hệ thống, các thông tin về số thuế phải thu, kết quả hạch toán số thuế đã thu của người nộp thuế tại ngân hàng có thể không kịp thời, ảnh hưởng đến quyền lợi của người nộp thuế.

Hơn nữa, để thực hiện việc thu ngân sách nhà nước qua ngân hàng, điều kiện cần thiết đối với ngân hàng là Kho bạc Nhà nước phải mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng được uỷ nhiệm thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, với quy định hiện hành, Kho bạc Nhà nước chỉ được phép mở tài khoản tiền gửi tại NHNN. Trường hợp trên địa bàn không có NHNN thì Kho bạc Nhà nước mới được phép mở tài khoản tại NH thương mại quốc doanh.

Với quy định trên, số lượng tài khoản Kho bạc Nhà nước mở tại NHTM còn hạn chế. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc hỗ trợ thu ngân sách nhà nước và thực hiện chủ trương thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ.

Bá Tú

Diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Vì lợi ích cục bộ của hệ thống ngân hàng hay của ai? (19/11/2009)

>   Áp lực huy động vốn ngày một tăng (19/11/2009)

>   SeABank sẽ thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu (19/11/2009)

>   Cho vay mua nhà: Cần nhà băng chủ động (18/11/2009)

>   ANZ thay đổi hệ thống nhận diện toàn cầu (18/11/2009)

>   "Chấm điểm" Thống đốc Ngân hàng sau chất vấn (18/11/2009)

>   Cảnh giác với rủi ro thanh khoản (18/11/2009)

>   Ngân hàng siết tín dụng: Chứng khoán, nhà đất vẫn vững (18/11/2009)

>   Ngân hàng Nhà nước kiên quyết quản lý sàn vàng (18/11/2009)

>   Đại biểu Quốc hội lo chính sách tiền tệ… “phanh gấp” (17/11/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật