Thứ Tư, 05/08/2009 16:00

Góc nhìn phân tích kỹ thuật:

VN-Index và kịch bản “hot” cho những tháng cuối năm 2009

(Vietstock) – Với 4 phiên giao dịch tăng liên tiếp vừa qua và 9 trong 12 phiên gần nhất tăng điểm, VN-Index có thật sự đã bước vào sóng 5 tăng giá và kịch bản nào dự báo cho thị trường chứng khoán cuối năm? Chúng tôi với góc nhìn phân tích kỹ thuật cho rằng thị trường đang hoàn thiện sóng tăng lớn thứ nhất trước khi mở ra cơ hội gia nhập thị trường cho các tổ chức đầu tư dài hạn...

VN-Index bước sang sóng tăng – sóng 5 ngắn hạn

Tính từ thời điểm VN-Index xác lập đáy trong phiên giao dịch ngày 24/02 đến nay, VN-Index đã hoàn tất 3 sóng cơ bản trong 5 sóng tăng của sóng tăng lớn – sóng 1. Hiện VN-Index cũng vừa hoàn tất sóng đều chỉnh giảm – sóng 4 theo lý thuyết sóng Elliott. Nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn còn hồ nghi về một đợt tăng mạnh trở lại của thị trường khi khối lượng giao dịch vẫn rất thấp. Tuy nhiên, nếu xét trên góc độ kỹ thuật thì đây là giai đoạn tích lũy của thị trường và thời điểm thị trường về đáy của một đợt điều chỉnh giảm thì thông thường khối lượng giao dịch sẽ cực thấp, nhưng khi thị trường tích lũy đủ sẽ tạo nên một sức bật mới giúp VN-Index tăng điểm và khối lượng giao dịch sẽ bắt đầu tăng trở lại.

Nếu chúng ta chọn mốc thời gian ngày 12/06 là đỉnh của sóng 3 thì tính đến nay sóng 4 đã kéo dài hơn 4 tuần – một khoảng thời gian đủ dài để hoàn tất sóng 4. Trong khoảng thời gian này, VN-Index đã đều chỉnh giảm 18,97%, tương ứng với ngưỡng chống đỡ mạnh 38,2% của Fibonacci Retracement, đồng thời đây cũng chính là ngưỡng Support mạnh của đường Trend line với 2 đáy là 235,5 điểm và 309,9 điểm. Vì vậy, phiên giao dịch ngày 20/07 được xem là đáy của sóng 4. Và tất yếu theo sau đó sẽ là sóng tăng cuối (sóng 5) để hoàn tất sóng tăng lớn – sóng 1 của xu hướng tăng giá dài hạn đang hình thành.

Ngoài ra, trong khoảng thời gian từ 23/06 đến 20/07 VN-Index đã tạo nên mô hình tam giác hướng xuống – một mẫu hình báo hiệu sự đảo chiều. VN-Index sẽ tăng mạnh trở lại sau khi hoàn tất mô hình này. Với 3 phiên tăng điểm từ 21/07 đến 23/07, VN-Index đã bứt phá khỏi mô hình trên. Đồng thời chỉ số này chính thức cắt đường Parabolic SAR từ dưới lên trong phiên giao dịch ngày 23/07. Đều này càng khẳng định hơn nữa khả năng tăng trưởng trở lại của thị trường.

Xét trong dài hạn, VN-Index đã chuyển từ xu hướng giảm sang xu hướng tăng. Xét trong ngắn hạn, VN-Index kết thúc sóng đều chỉnh giảm sóng 4 tại mức chống đỡ khá mạnh 38,2% và chính thức đưa ra các tín hiệu khá rõ ràng về mặt kỹ thuật cho thấy VN-Index đang tiếp diễn sóng 5 – sóng tăng cuối cùng trong 5 sóng tăng của sóng tăng lớn sóng 1.

Căn cứ vào đáy sóng 4 được xác lập trong phiên giao dịch ngày 20/07 và tốc độ tăng cũng như hệ số góc… chúng ta có đỉnh sóng 5 dự kiến sẽ xoay quanh mốc 575-585 điểm. Một đều cần chú ý là sóng 3 đã tăng khá mạnh – tăng 81,55% so với sóng 1 nên khả năng sóng 5 tăng mạnh sẽ khó xảy ra ngoại trừ có những thông tin khá tốt hỗ trợ.

Trước khi VN-Index có thể đạt đỉnh sóng 5 sẽ có khoảng 2 lần test tại các ngưỡng 61,8% - tương ứng với mốc 470 điểm và ngưỡng 100% tương ứng với mốc 515 điểm. Nếu thực hiện day trade chúng ta có thể bán tại những mốc này nhưng sau đó phải nhanh chóng mua trở lại để không bỏ lỡ cơ hội.

Tìm kiếm mức điều chỉnh để tăng trưởng cuối năm

Nhưng theo sau sóng 5 thị trường sẽ đi về đâu? Theo lý thuyết sóng Elliott, VN-Index sẽ chính thức bước sang sóng đều chỉnh giảm lớn – sóng 2 với 3 sóng cơ bản a, b và c.

Với giả định đỉnh sóng có thể đạt được mức trên, chúng ta sẽ có đáy sóng 2 dự kiến xoay quanh 450-470 điểm. Đây chính là ngưỡng chống đỡ mạnh 61,8% xét trong ngắn hạn và 38,2% xét trong dài hạn.

Khả năng để đáy sóng 2 dừng lại tại đây khá vững bởi nếu về đến mức chống đỡ này VN-Index sẽ phải phá vỡ đường support mạnh (đường màu xanh) và khoảng cách từ đáy sóng 2 đến đường support bằng với khoảng cách từ đỉnh sóng 5 đến đường này.

Ngoài ra, nếu dừng tại mốc 450 – 470 điểm, VN-Index sẽ hình thành một mô hình có tính quyết định hơn – mô hình “vai đầu vai đảo ngược” xét trong dài hạn. Giống với giai đoạn VN-Index tạo mô hình “tam đỉnh” để chuyển từ xu hướng tăng của sóng 3 sang sóng giảm sóng 4.

Tại đây sẽ là cơ hội để nhà đầu tư thực hiện giải ngân toàn bộ danh mục cho đầu tư dài hạn vì đây cũng sẽ là thời điểm hầu hết các tổ chức đưa ra quyết định đầu tư khi xu hướng dài hạn thực sự được xác lập. Và như vậy, giai đoạn đầu cơ, lướt sóng T+3 đã qua đi để nhường chổ cho những kỳ vọng lợi nhuận lớn hơn thay vì chỉ cần 10% đến 15% trong 3 ngày.

Sóng 2 là sóng điều chỉnh giảm mạnh, tuy nhiên không thể nói không thể làm gì khi thị trường giảm mạnh, bởi lẽ chúng ta vẫn có cơ hội mua vào ngay trong sự đều chỉnh giảm này khi VN-Index hoàn tất sóng a để chuyển sang sóng đều chỉnh tăng – sóng b. Với những giả định như trên, đáy sóng a có thể dừng tại 500 - 510 điểm, đây cũng là ngưỡng tâm lý nên sẽ có sự điều chỉnh tăng và là cơ hội để mua vào. Nhưng nhà đầu tư vẫn cần thận trọng vì đó mới là sự điều chỉnh nhẹ vì vẫn còn sóng giảm sóng c nên mức lợi nhuận kỳ vọng lúc này không được đặt quá cao.

Sự kết thúc của 3 sóng hiệu chỉnh này sẽ giúp thị trường cuối năm bước vào sóng 3 lớn trong một xu hướng dài hạn cùng với triển vọng của nền kinh tế thế giới và Việt Nam.

* 05/08/2009: VN-Index đã vượt mốc 480 điểm

* VN-Index đợi chờ test ngưỡng 480 điểm

Trần Đức Duy

Các tin tức khác

>   PTKT - Công cụ thời thượng cho nhà đầu tư hiện đại (28/07/2009)

>   VN-Index đợi chờ test ngưỡng 480 điểm (27/07/2009)

>   Chứng khoán thế giới chạm “đỉnh” và chờ tuần “thử vận”? (22/07/2009)

>   Góc nhìn phân tích kỹ thuật tuần này (13/07/2009)

>   Sóng thứ 5 của sóng Elliott liệu có kết thúc sớm ? (29/06/2009)

>   VN-Index kết thúc sóng 4? (28/06/2009)

>   Điều gì đang xảy ra với VN-Index? (12/05/2009)

>   VN-Index hoàn tất mô hình “vai đầu vai đảo ngược” (08/05/2009)

>   VN-Index: Xu hướng đang thay đổi (04/05/2009)

>   Tết đến, VN-Index có lì xì? (22/01/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật