Thứ Hai, 03/08/2009 08:41

TTCK Việt Nam: Điểm nhấn và cơ hội đầu tư

(Vietstock) - Nối tiếp đà tăng điểm bắt đầu từ đầu tháng 3, các chỉ số chứng khoán trên cả hai sàn có sự tăng trưởng mạnh trong quý 2/2009. Theo đó, VN-Index và HNX-Index lần lượt hồi phục 59.7% và 47.8%. Nếu tính từ mức đáy 235 điểm vào ngày 24/2/2009, chỉ số thị trường tại HoSE đã hồi phục 90.4%. Mức điểm cao nhất mà VN-Index đạt được trong quý 2/2009 là 512.46 điểm (ngày 9/6/2009) tương ứng với sự phục hồi 117% kể từ đáy 235 điểm.

I. NHỮNG ĐIỂM NHẤN CỦA THỊ TTCK VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM

TTCK Việt Nam hồi phục mạnh, đứng thứ hai trên thế giới

Bảng 1: 10 chỉ số tốt nhất thế giới trong quý 2/2009

Thứ tự

Tên chỉ số

Thay đổi

Thứ tự

Tên chỉ số

Thay đổi

1

SGX China

60.26%

6

Russia

43.12%

2

Vietnam

59.72%

7

Peru

41.4%

3

Italy

53.91%

8

Indonesia

41.33%

4

India

49.29%

9

Shenzhen B

41.17%

5

Turkey

43.41%

10

Argentina

41.0%

Nguồn: www.indexq.org

Trên bình diện toàn cầu, sự hồi phục của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam được xem là rất ấn tượng khi trở thành quốc gia có tỷ suất sinh lợi cao thứ hai thế giới. Bảng 1 còn cho thấy, các nước thị trường mới nổi là những quốc gia có sự phục hồi chứng khoán mạnh mẽ nhất trong thời gian qua. TTCK Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Nga đang hấp dẫn nhà đầu tư.

Bảng 2: tỷ suất sinh lợi 10 nước tốt nhất thế giới trong vòng 3 tháng qua,

tính đến ngày 24/07/2009

Index

Change

Index

Change

SGX China

72.66%

Turkey

51.85%

Italy

60.41%

Indonesia

49.52%

Vietnam

57.06%

Singapore

48.83%

India

55.31%

Hungary

48.74%

Shenzhen B

54.35%

HK CN Ent

48.36%

Nguồn: www.indexq.org

Từ giữa tháng 6/2009, mặc dù TTCK Việt Nam đã có sự điều chỉnh từ mức cao nhất trong vòng 6 tháng qua, 512.46 điểm (ngày 9/6/2009) xuống mức 434.2 điểm vào ngày 24/07 nhưng VN-index vẫn là chỉ số thị trường có tỷ suất sinh lợi đứng thứ ba thế giới trong vòng 3 tháng qua.

Tính thanh khoản cao

Đi cùng với sự phục hồi của các chỉ số, tính thanh khoản của thị trường được cải thiện một cách đáng kể. Nếu như trong quý 1/1009, nhiều nhà đầu tư tỏ ra lo lắng khi thị trường gần như ở trạng thái đóng băng thì giao dịch ở quý 2 lại hết sức sôi động. Trên sàn HoSE, nếu như khối lượng giao dịch bình quân quý 1 chỉ đạt 11.498 triệu đơn vị tương ứng giá trị giao dịch bình quân 234.565 tỷ đồng/phiên, quý 2 chứng kiến một sự tăng trưởng vượt bậc. Theo đó, khối lượng giao dịch bình quân quý 2 đạt 46.16 triệu đơn vị tăng gấp 4 lần so với quý 1. Giá trị giao dịch bình quân đạt 1,435 tỷ đồng/phiên tăng gấp 6.12 lần so với quý trước.

Trên sàn Hà Nội, khối lượng giao dịch bình quân đạt 26.33 triệu đơn vị/phiên tăng gấp 4.2 lần so với quý 1 (6.25 triệu đơn vị). Tương ứng, giá trị giao dịch bình quân quý 2 đạt 787.221 tỷ đồng/phiên tăng gấp 6.41 lần so với quý trước (122.96 tỷ đồng/phiên).

Các cổ phiếu hạng trung có tỷ suất sinh lợi cao nhất

Kết quả thống kê cho thấy, các mã cổ phiếu có tỷ suất sinh lợi cao nhất không thuộc về Blue Chip mà chủ yếu thuộc nhóm các cổ phiếu hạng vừa và nhỏ.

Bảng 3: 20 mã chứng khoán có tỷ suất sinh lợi cao nhất trong quý 2

STT

Mã CK

TSSL

STT

Mã CK

TSSL

1

DRC

262.2%

11

TCT

145.5%

2

SVC

218.6%

12

UIC

143.5%

3

SFC

208.7%

13

BVS

142.4%

4

TS4

203.8%

14

RCL

138.1%

5

PVA

163.3%

15

LSS

136.3%

6

HSG

158.8%

16

BMP

134.5%

7

HAX

155.1%

17

CSG

134.2%

8

SFI

151.3%

18

VNS

132.5%

9

BHV

150.0%

19

PVF

130.6%

10

GMC

145.6%

20

SSI

128.6%

Nguồn: VietstockFinance

 

II. CÁC SỰ KIỆN NỔI BẬT

Nhiều công ty chuyển sàn

Ngày 10/2/2009, UBCK Nhà nước ra công văn công văn 163/UBCK-PTTT yêu cầu một số các công ty niêm yết không đáp ứng yêu cầu về vốn phải chuyển sang sàn Hà Nội. Theo quy định của Nghị định 14/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán, sau hai năm kể từ khi luật này có hiệu lực, các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HoSE phải có vốn điều lệ tối thiểu 80 tỷ đồng. Nếu vốn điều lệ dưới 80 tỷ đồng, công ty chỉ được niêm yết trên sàn Hà Nội.

Bảng 4: Các mã chuyển sàn tại từ HoSE sang HNX

Mã CK

Số lượng cổ phiếu hủy niêm yết

Tổng giá trị
hủy niêm yết (VND)

Ngày giao dịch
 cuối cùng tại HoSE

Ngày hủy
 niêm yết

1

TMC

4,000,000

40,000,000,000

28/05/2009

2/6/2009

2

DXP

5,250,000

52,500,000,000

28/05/2009

2/6/2009

3

UNI

4,743,933

47,439,330,000

28/05/2009

2/6/2009

4

SJ1

3,500,000

35,000,000,000

28/05/2009

2/6/2009

5

PMS

5,200,000

52,000,000,000

28/05/2009

2/6/2009

6

SAF

2,706,000

27,060,000,000

28/05/2009

2/6/2009

7

VTC

4,050,085

40,500,850,000

28/05/2009

2/6/2009

8

BPC

3,800,000

38,000,000,000

28/05/2009

2/6/2009

9

VGP

6,201,608

62,016,080,000

29/05/2009

3/6/2009

10

DPC

2,237,280

22,372,800,000

1/6/2009

4/6/2009

11

CAN

5,000,000

50,000,000,000

1/6/2009

4/6/2009

12

SHC

3,709,550

37,095,500,000

2/6/2009

5/6/2009

13

HBD

1,535,000

15,350,000,000

2/6/2009

5/6/2009

14

SFN

3,000,000

30,000,000,000

3/6/2009

8/6/2009

Nguồn: Vietstock thống kê

BTC là mã cổ phiếu đầu tiên trên TTCK Việt Nam bị hủy niêm yết

Ngày 12/5, Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM đã ra thông báo, cổ phiếu BTC của CTCP Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu sẽ bị hủy niêm yết tại HoSE và hạn chế thời gian giao dịch. Cụ thể, trong thời gian từ ngày 14/5 đến hết ngày 26/6, cổ phiếu BTC chỉ được thực hiện giao dịch khớp lệnh định kỳ vào đợt khớp lệnh đóng cửa mỗi ngày từ 10h15 đến 10h30 (và không được phép giao dịch thỏa thuận). Cổ phiếu BTC bị hủy niêm yết vào ngày 1/7/2009.

Ba đại gia: Bảo Việt, Vietcombank, Vietinbank lần lượt lên sàn

TTCK Việt Nam đã có một bước ngoặt lớn trong quý 2 khi ba đại gia lớn: Tập đoàn Bảo Việt, Vietcombank và Vietinbank lần lượt chào sàn. Sự xuất hiện của ba công ty này đã tạo nên sự quan tâm rất lớn của giới đầu tư bởi đây là những công ty lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, diễn biến giá chứng khoán lại không đáp ứng được kỳ vọng của nhà đầu tư khi cổ phiếu của ba công ty trên liên tục giảm điểm. Tính đến ngày ngày 20/7, giá của BVH (37,800 đồng/cổ phiếu); CTG (36,200 đồng/cổ phiếu) và VCB (46,800 đồng/cổ phiếu) đều thấp hơn so với giá khởi điểm.

Bảng 5: Các cổ phiếu lớn chào sàn trong quý 2

Mã CK

Tên công ty

Ngày chào sàn

Số lượng niêm yết (triệu cổ phiếu)

% niêm yết so với vốn điều lệ

Giá khởi điểm (đồng/cổ phiếu)

BVH

Tập đoàn Bảo Việt

25/06/2009

573

100%

38,500

VCB

Vietcombank

30/06/2009

112.29

9.28%

50,000

CTG

Vietinbank

16/07/2009

134

11.11%

50,000

Nguồn: Vietstock thống kê

Sự ra đời của sàn UpCom

Ngày 24/06/2009, sàn Upcom (thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết) chính thức đưa vào hoạt động. Hiện nay, toàn thị trường mới chỉ có 11 mã cổ phiếu được niêm yết, chủ yếu là các công ty chứng khoán (CTCK). Trong đó, CTCP chứng khoán Rồng Việt (mã VDS) có vốn điều lệ nhất với 330 tỷ đồng. Tính đến ngày 20/7, chỉ số Upcom-Index đạt 70.89 điểm, giảm gần 30% so với mốc 100 điểm của ngày giao dịch đầu tiên.

Mặc dù giá trị giao dịch trên sàn Upcom đạt hơn 1 triệu cổ phiếu trong phiên “khai trương” nhưng các phiên sau đó, giao dịch trở nên tẻ nhạt. Tính đến nay, khối lượng giao dịch trên sàn Upcom đang giảm dần và bình quân chỉ đạt 345,292 đơn vị/phiên, tương ứng với giá trị giao dịch đạt 4.89 tỷ đồng/phiên. Hai mã cổ phiếu APS và SME là hai mã có thanh khoản lớn nhất sàn nhưng khối lượng giao dịch chưa đến 150,000 đơn vị/phiên. Một vài cổ phiếu khác chỉ giao dịch một cách tượng trưng.

Có nhiều nguyên nhân khiến nhà đầu tư chưa quan tâm đến sàn Upcom: Quy định khớp lệnh thủ công đang hạn chế tính thanh khoản của thị trường; Nhiều hàng “xịn” vẫn chưa lên sàn.

Bảng 6: Các mã niêm yết trên sàn UpCom

STT

Mã CK

Tên doanh nghiệp

1

ABI

CTCP Bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp

2

APS

CTCP Chứng khoán Châu Á-Thái Bình Dương

3

CFC

CTCP Cafico Việt Nam

4

CLS

CTCP Chứng khoán Chợ Lớn

5

DDN

CTCP Dược thiết bị y tế Đà Nẵng

6

HIG

CTCP Tập đoàn HIPT

7

PPP

CTCP Dược phẩm Phong Phú

8

SME

CTCP chứng khoán SME

9

TAS

CTCP chứng khoán Tràng An

10

TGP

CTCP Trường Phú

11

VDS

CTCP chứng khoán Rồng Việt

Nguồn: Vietstock thống kê

III. LÝ GIẢI CHO SỰ HỒI PHỤC MẠNH CỦA THỊ TRƯỜNG

TTCK VN hồi phục theo xu hướng chung của thế giới

Từ khi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế diễn ra vào tháng 9/2008, các chỉ số chứng khoán toàn cầu có sự tương quan với nhau khá chặt chẽ. Sự tương quan này được hình thành vì vốn dĩ đây là cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu chứ không chỉ riêng quốc gia hay khu vực nào.

Từ giữa tháng 3, TTCK thế giới đã bắt đầu tạo đáy. Các chỉ số chứng khoán Mỹ như S&P500, Dow Jones; Chứng khoán Châu Âu như DAX, FTSE, CAC 40; chứng khoán châu Á như Nikkei 225, Shang hai… bắt đầu hồi phục mạnh. Tại Mỹ, việc Fed công bố chương trình mua lại trái phiếu trị giá 1,000 tỷ USD vào ngày 18/03 là một trong những chính sách kinh tế quan trọng tạo nên cú hích đối với TTCK.

Sự đảo chiều của chứng khoán Mỹ vào giữa tháng 3 xảy ra sau khi nhà đầu tư bắt đầu đánh giá lại về triển vọng của nền kinh tế Mỹ. Nhiều chỉ số kinh tế Mỹ đã được cải thiện trong quý 2. Một số chỉ tiêu kinh tế dù tiếp tục xấu đi nhưng mức độ suy thoái đã giảm dần và ít xấu hơn so với những dự báo trước đó.

Hình 1: Các diễn biến chỉ số Dow Jones trong 6 tháng đầu năm 2009

Nguồn: Vietstock thống kê

Trong quý 2, niềm tin của người tiêu dùng cũng đã bắt đầu hồi phục mạnh. Tại thời điểm tháng 2, niềm tin người tiêu dùng đạt mức 25.3, mức thấp nhất trong vòng hơn 30 năm qua. Sự phục hồi trong niềm tin của người tiêu dùng là một trong những nhân tố quan trọng vì nó tác động trực tiếp đến lĩnh vực chi tiêu cá nhân, yếu tố chiếm đến 70% GDP Mỹ.

Sự cải thiện của các chỉ số kinh tế Mỹ đã làm tâm lý bi quan của nhà đầu tư được xoa dịu. Chỉ số VIX-đo lường mức độ thận trọng của nhà đầu tư đã giảm xuống dưới mức khi Lehman Brother phá sản. Vào đầu tháng 5, kết quả công bố chương trình Stress Test đã khiến các nhà đầu tư tin tưởng hơn vào khả năng tồn tại của hệ thống tài chính Mỹ.

TTCK Việt Nam chịu ảnh hưởng rất mạnh từ diễn biến của TTCK thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ. Khi màu xanh trở lại trên khắp các TTCK toàn cầu, hai chỉ số chứng khoán của Việt Nam là HoSE và HNX bắt đầu quá trình phục hồi rất ấn tượng (xem Hình 2). 

Hình 2: Diễn biến VN-Index và các thông tin tác động

Nhà đầu tư trong nước là “người mồi lửa”

Nếu như trước đây, TTCK Việt Nam thường được dẫn dắt bởi các nhà đầu tư lớn thì diễn biến thị trường trong quý 2 lại có một điểm đáng chú ý. Tại thời điểm VN-Index đạt đáy 235 điểm vào cuối tháng 2, niềm tin của nhà đầu tư lớn gần như bị biến mất. Mặt khác, một số công ty bị thua lỗ trong năm 2008 do đầu tư tài chính, đang muốn bán ra một số cổ phiếu nhằm tái cơ cấu lại danh mục. Nhiều quỹ đầu tư chỉ muốn nắm giữ tiền mặt nhằm đảm bảo sự an toàn. Một số khác lại đang trong quá trình thoái vốn chẳng hạn như Dragon Capital và PVF (bảng 7)

Vào lúc này, làn sóng nhà đầu tư mới, cá nhân chính là nhân tố “kích hoạt” quá trình tăng điểm mạnh mẽ trong quý 2. Theo một số CTCK, số lượng tài khoản của nhà đầu tư mới đã tăng nhanh chóng khi VN-Index đạt đáy. Ví dụ như, trong tháng 3, có đến gần 1,000 tài khoản mới mở và tiến hành giao dịch ngay tại CTCK Sacombank (SBS). CTCK Thăng Long cũng cho biết có khoảng 5% lượng nhà đầu tư mới tham gia mở tài khoản. Số liệu thống kê của CTCK Sài Gòn tại hai chi nhánh Hà Nội và Tp.HCM cho thấy, chỉ riêng trong ngày 26 và 27/2, đã có hơn 500 nhà đầu tư tới mở tài khoản giao dịch. Trong khi đó, số tài khoản mở tại đây trung bình một tháng hồi năm 2006 chỉ chưa đến 1,500 tài khoản.

Khi VN-Index đạt ngưỡng gần 400 điểm, các nhà đầu tư lớn bắt đầu nhận thấy “mình đã bỏ lỡ cơ hội kiếm lời”. Như vậy, có thể hình dung rằng, chính các nhà đầu tư cá nhân là nhân tố “mồi lửa” cho thị trường.

Không giống như nhiều người kỳ vọng, NĐTNN không phải là yếu tố tạo nên sự tăng trưởng của chỉ số VN-Index trong thời gian vừa qua. Thống kê cho thấy, ngay sau khi TTCK VN có bắt đầu tăng trưởng mạnh vào tháng 4, NĐTNN lại có động thái bán ròng hơn là mua ròng. Chúng tôi cho rằng, tại thời điểm tháng 4, NĐTNN đã mất đi niềm tin vào TTCK sau một thời gian thua lỗ nặng nề từ năm 2008 và quý 1/2009. Có thể, đối với các nhà đầu tư nước ngoài, triển vọng của nền kinh tế Việt Nam lúc này vẫn chưa rõ ràng. Do đó, sự tăng điểm của TTCK là cơ hội để NĐTNN thoát ra khỏi thị trường. Chỉ khi nhận thấy TTCK Việt Nam phục hồi trong tháng 5 và các gói kích cầu kinh tế đã trở nên hiệu quả hơn, NĐTNN mới trở lại mua ròng trong tháng 5. Cuối cùng, sau khi nhận thấy dấu hiệu tăng trưởng nóng trên TTCK VN, các NĐTNN bán ròng trong tháng 6.

Hình 3: Khối lượng giao dịch của NĐTNN trên sàn HoSE

Nguồn: Vietstock thống kê

 

Bảng 7: Giao dịch bán ra của PVF trong quý 2

Tô chức thưc
hiện giao dịch

Lượng cổ phiếu nắm
 giữ trước giao dịch

Lượng cổ phiếu
đăng ký bán ra

Lượng cổ phiếu
 bán được

Lượng cổ phiếu nẵm giữ sau giao dịch

Thời gian
đăng ký

Thời gian
 thực hiện

PVT

PVF

 15,087,370

 1,000,000

 1,000,000

 14,087,370

11/05-11/11

11/05-11/12

PVT

PVF

 14,087,370

 2,000,000

 2,000,000

 12,087,370

27/05-27/11

27/05-9/6

PVT

PVF

 12,087,370

 2,000,000

 chưa thông báo

 

 

 

PPC

PVF

 7,527,625

 1,000,000

 1,000,000

 6,527,625

 

11/05-25/05

PPC

PVF

 6,527,625

 2,000,000

 chưa thông báo

 

29/05-29/11

 

DPM

PVF

 6,235,790

 1,000,000

 1,000,000

 5,235,790

07/05-01/07

25/5-04/06

DPM

PVF

 5,235,790

 1,000,000

 chưa thông báo

 

 

 

PET

PVF

 6,597,630

 1,000,000

 1,000,000

 5,597,630

11/05-29/06

13/5-19/5

PET

PVF

 5,597,630

 1,000,000

 chưa thông báo

 

25/05-22/11

 

PET

PVF

 5,052,890

 

 473,000

 4,579,890

 

27/05-01/06

PET

PVF

 4,579,890

 

 494,500

 4,085,390

 

02/06-04/06

PVS

PVF

 12,323,622

 200,000

 9,000

 12,314,622

 

27/03-27/04

PVS

PVF

 18,580,340

 1,000,000

 1,000,000

 17,580,340

14/05-14/06

4/6

PVS

PVF

 17,580,340

 2,000,000

 2,000,000

 15,580,340

08/06-08/07

17/06

PVS

PVF

 15,580,340

 2,000,000

 

 

26/6-26/7

 

Nguồn: Vietstock thống kê

Kết quả kinh doanh khả quan của các doanh nghiệp

Sự tăng điểm của thị trường trong quý 2/2009 được ủng hộ bởi kết quả kinh doanh khả quan của các doanh nghiệp. Trong tháng 5, hàng loạt các doanh nghiệp đã công bố kết quả lợi nhuận ước tính 5 tháng đầu năm khả quan đã tạo nên cú hích cho thị trường. Ở đây, có một tác động tương hỗ qua lại giữa kết quả kinh doanh và thành quả của TTCK. Cùng với sự phục hồi của TTCK, nhiều doanh nghiệp có đầu tư tài chính như REE, SAM, STB, PVF, BVS… bắt đầu có những khoản lãi nhờ hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính. Chẳng hạn như REE, mặc dù doanh thu 5 tháng đầu năm nay chỉ bằng hơn 66% so với cùng kỳ và chỉ đạt 30.16% so với kế hoạch năm nhưng lợi nhuận lại đạt 149.15 tỉ đồng, gần 60% kế hoạch năm nay, và bằng 217% so với lợi nhuận cùng kỳ. Điều này do REE tiến hành bán ra một phần danh mục đầu tư nhằm hiện thực hóa lợi nhuận.

Ngược lại, chính kết quả lợi nhuận cao của các doanh nghiệp lại là nguyên nhân làm thay đổi kỳ vọng của nhà đầu tư đối với chứng khoán. Chẳng hạn như PVF, nhiều nhà đầu tư đồn đoán công ty sẽ được hoàn nhập dự phòng 1,800 tỷ đồng khiến giá cổ phiếu tăng một mạch từ 15,000 đồng lên 37,000 đồng.

Tuy nhiên, không phải hoàn toàn các doanh nghiệp đều có lợi nhuận cao nhờ vào hoạt động tài chính. Giá cổ phiếu của một số doanh nghiệp thuần sản xuất cũng tăng mạnh do được hỗ trở bởi những thông tin tích cực. Quan sát 20 mã chứng khoán có tỷ suất sinh lợi lớn nhất trong quý 2, chúng ta có thể nhận thấy được điều này. Ví dụ:

TS4: Giá chứng khoán tăng mạnh khi có thông tin TS4 sẽ hạch toán doanh thu và lợi nhuận từ dự án Chung cư Orient Apartment tại 331 Bến Vân Đồn, Tp. HCM trong quý 2. Dự kiến, dự án Chung cư Orient Apartment mang lại 200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cho TS4 trên vốn điều lệ 85 tỷ đồng.

DRC: Giá chứng khoán tăng mạnh do công ty công bố lợi nhuận sau thuế 5 tháng đầu năm 2009 đạt 122 tỷ đồng, gấp 3.6 lần so với cùng kỳ 2008.

Bảng 8: Lợi nhuận 5 tháng đầu năm của một số doanh nghiệp sản xuất

(Đơn vị: Tỷ đồng)

 

Mã CK

LNTT
5 tháng đầu năm

LNST 5 tháng
đầu năm

Kế hoạch

% Hoàn
thành KH

DT lũy kế
 5 tháng đầu năm

Kế hoạch

% Hoàn thành
 kế hoạch

1

REE

149

250

59.66%

362

1,200

30.16%

2

HAG

600

1,105

54.30%

3

DPM

564

1,084

52.03%

3,026

5,800

52.17%

4

HPG kế hoạch cũ

506

585

86.50%

2,913

6,372

45.72%

HPG kế hoạch mới

506

920

55.00%

2,913

7,000

41.61%

5

PPC

500

291

171.8%

6

DHG

72

150

48.0%

645

1,500

43.0%

7

BMI

738

2125

34.73%

8

PNJ

137

216

63.43%

5,853

4,573

128%

9

DPR

37

91

41.1%

130

452.38

28.8%

10

DRC

122

39

313%

708

1230

58%

11

GHA

3

8

38.3%

36.68

85

43.2%

12

GTA

5

11

42.0%

95

188.12

50.5%

13

SSC

28

30

92.5%

141.2

236.055

59.8%

14

SCJ

17

31

57.0%

112.22

257.7

43.5%

15

ABT

25

36

69.0%

200

400

0.500

Bảng 9 Lợi nhuận 5 tháng đầu năm của một số ngân hàng

(Đơn vị: tỷ đồng)

Nguồn: Vietstock thống kê

Khối ngành ngân hàng cũng khá sôi nổi trong chuyện tăng công bố kết quả lợi nhuận 5 tháng đầu năm. Bảng 11 cho thấy, mặc dù mức độ hoàn thành kế hoạch của các ngân hàng là không cao nhưng nhiều nhà đầu tư lại rất lạc quan. Chẳng hạn như ACB, mặc dù lợi nhuận trước thuế 5 tháng đầu năm chỉ hoàn thành 33.3% kế hoạch. Nhưng việc ban lãnh đạo công bố luôn ước tính lợi nhuận luôn cho cả lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2009 là 1,100 tỷ đồng khiến cổ phiếu ACB trở nên hấp dẫn với nhà đầu tư. Nhà đầu tư có thể kỳ vọng cao hơn vào cổ phiếu ACB bởi kết quả lợi nhuân trên vẫn chưa hợp nhất một số công con như sàn vàng. Năm ngoái, sàn vàng đã đóng góp hơn 1,000 tỷ đồng trong lợi nhuận trước thuế của ACB.

Hấp dẫn từ cổ phiếu có chia thưởng

Vào thời điểm chứng khoán Việt Nam bùng nổ năm 2006-2007, nhà đầu tư rất ưa thích cổ phiếu có chia thưởng hay trả cổ tức bằng cổ phiếu. Mặc dù các nghiệp vụ trên không làm gia tăng giá trị doanh nghiệp nhưng trước sự hấp dẫn của lãi vốn, các nhà đầu tư trở nên chuộng cổ phiếu có chia thưởng như mốt thời trang tân thời. Chỉ đến khi, TTCK Việt Nam rớt mạnh trong năm 2008 thì phong trào mua theo cổ phiếu thưởng mới chìm xuống.

Tuy nhiên, mốt thời trang đầu tư theo cổ phiếu thưởng đã trở lại trong thời gian qua khi nhà đầu tư bị hấp dẫn trước lãi vốn. Chẳng hạn như, ngay khi có thông tin chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 1:1 được công bố vào cuối tháng 5, cổ phiếu TCT của CTCP Cáp treo Núi Bà Tây Ninh đã có 10 phiên tăng trần trong số 11 phiên giao dịch, giá cổ phiếu tăng gần 52% từ mức 102,000 đồng/cp lên 155,000 đồng/cp. Các cổ phiếu của các công ty khác như CTCP đại lý vận tải SAFI (mã SFI); CTCP Chế biến hàng xuất khẩu Long An (mã LAF) …liên tục tăng trần khi có thông tin chia thưởng.

Dòng tiền đổ mạnh vào TTCK Việt Nam

Chúng tôi chia nguồn tín dụng dành cho TTCK thành hai nguồn: chính thức và không chính thức. Ở khía cạnh chính thức, TTCK Việt Nam rõ ràng được hưởng lợi khi tăng trưởng tín dụng dành cho chứng khoán tăng mạnh. Vào cuối tháng 4, dư nợ cho vay chứng khoán chỉ tăng 4% (tương ứng 7,157 tỷ đồng) so với cuối năm 2008, nhưng đến cuối tháng 6, con só này đã tăng lên 28.31%.

Về nguồn vốn phi chính thức, đến nay, nhiều người vẫn đang đặt câu hỏi: “Liệu nguồn vốn tín dụng của ngân hàng có chảy vào TTCK và bất động sản?”. Mặc dù phía NHNN đã khẳng định không hề có chuyện trên và sẽ nghiêm minh xử lý vi phạm nếu như phát hiện nhưng thị trường vẫn có những lý do để nghi ngờ.

Thứ nhất, tại thời điểm VN-Index tăng điểm mạnh từ đáy 235 điểm (ngày 24/2) cũng là lúc tăng trưởng tín dụng của Việt Nam gia tăng mạnh.

Thứ hai, có dấu hiệu bất thường trong lợi nhuận của các ngân hàng thương mại. Mặc dù chênh lệch lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại rất thấp (khoảng chừng 1%-2%), nhưng lợi nhuận công bố của các ngân hàng thương mại lại không hề nhỏ. Trong khi ai cũng biết, hoạt động tín dụng chiếm phần lớn (60%-70%) lợi nhuận của các ngân hàng. Nhiều người cho rằng, để có được lãi lớn, các ngân hàng đẩy mạnh mảng tín dụng tiêu dùng theo lãi suất thỏa thuận. Với mức lãi suất cho vay khoảng 14%-15%, các ngân hàng hoàn toàn cân đối được đầu ra đầu vào. Nhưng nếu vậy, tại sao chi tiêu của người dân trong nền kinh tế lại không tăng trưởng mạnh? Theo tổng cục thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong 6 tháng năm 2009 đạt 547,495 tỷ đồng, tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2008. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, mức tăng này chỉ còn khoảng 8.8. Nhưng tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình theo giá so sánh giảm 4.55%, tiêu dùng của chính phủ tăng 9.43%, do đó bình quân chung tiêu dùng giảm 3.47% so với cùng kỳ năm ngoái. Liệu chăng dòng tiền tín dụng tiêu dùng này chảy vào các kênh chứng khoán hay bất động sản?

Bảng 10 Mối quan hệ giữa tín dụng và chứng khoán trong 6 tháng đầu năm 2009 (Các chỉ tiêu đều so với tháng trước)

IV. NHỮNG CẢNH BÁO RỦI RO CHO NHÀ ĐẦU TƯ TRONG THỜI GIAN CUỐI NĂM 2009

Không nên đam mê quá mức cổ phiếu thưởng

Như đã trình bày ở trên, các nhà đầu tư trở nên ưa thích cổ phiếu thưởng khi lãi vốn trở nên quá hấp dẫn. Thậm chí, nhiều mã cổ phiếu sau khi chia xong có thể tăng giá đến gần bằng giá trước khi chia thưởng do nhà đầu tư có tâm lý chứng khoán đó đang trở nên rẻ đi. Tuy nhiên, chính điều này đã khiến cho “lý trí” của nhà đầu tư không còn tỉnh táo. Nhà đầu tư mua vào cổ phiếu mà không hề xem xét đến yếu tố cơ bản của cổ phiếu đó.

Đầu tư vào cổ phiếu có chia thưởng thực chất là một kiểu đầu tư theo tâm lý, theo mốt thời trang của thị trường. Do đó, việc nhà đầu tư kỳ vọng giá chứng khoán sẽ tăng khi có thông tin chia thưởng sẽ khá rủi ro vì xét theo khía cạnh tài chính, việc chia thưởng cổ phiếu thưởng không hề làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp.

Thứ hai, khi đầu tư vào cổ phiếu có chia thưởng, nhà đầu tư gặp phải rủi ro về thời gian chờ đợi cổ phiếu về tài khoản. Thông thường, khi mua cổ phiếu tại ngày chốt quyền thường,nhà đầu tư phải mất hơn một tháng sau mới nhận được cổ phiếu. Ở một vài công ty khác, có thể ngày cổ phiếu được niêm yết còn muộn hơn do chậm hồ sơ. Do đó, nhà đầu tư cần phải tính toán xem, liệu một tháng sau thị trường có tiếp tục tăng giá? Xem ra đây là một rủi ro lớn đối với các nhà đầu tư vì việc dự báo thị trường không phải khi nào cũng đúng. Và nếu như thị trường đi sai kịch bản dự báo, nhà đầu tư cũng chưa thể cắt lỗ vì trong tay họ vẫn chưa có cổ phiếu.

Sự thắt chặt tín dụng của NHNN, gói kích cầu gần kết thúc

Phân tích ở trên cho thấy, chính sách mở rộng tín dụng của NHNN là một trong những nhân tố đóng góp vào sự tăng trưởng của VN-Index. Chúng tôi cho rằng, điều này hoàn toàn hợp lý với quá khứ. Theo đó, VN-Index thường bùng nổ khi NHNN thực hiện mở rộng chính sách tiền tệ (như năm 2007) và giảm điểm khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt (như năm 2008).

Ngày 27/7/2009, NHNN phát ra những tín hiệu đầu tiên trong việc co hẹp chính sách tín dụng khi hạ lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại từ 3.6%/năm xuống còn 1.2%/năm. Đồng thời, hạ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ 30% xuống còn 25% trong năm 2009.

Như vậy, với hạn mức tăng trưởng tín dụng 17% trong 6 tháng đầu năm 2009, “room” cho tăng trưởng tín dụng 6 tháng cuối năm chỉ còn 8%/năm. Trong hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay, một số ngân hàng đã có tăng trưởng tín dụng vượt mức quy định của NHNN. Chính tình hình trên đã khiến cho lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đang có xu hướng tăng dần.

Dựa trên mối quan hệ giữa tín dụng và chứng khoán, chúng tôi cho rằng, chính sách thắt chặt tín dụng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số VN-Index và HNX-Index.

Hơn nữa, với phần room tín dụng còn lại khá nhỏ, các ngân hàng thương mại có thể phải siết hoạt động cho vay, thậm chí ngay cả đối với các dự án sản xuất. Không những thế, gói kích cầu mà chính phủ thực hiện từ đầu năm được giải ngân gần hết. Nhiều chuyên gia đang lo ngại, tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn hơn khi không còn sự hỗ trợ của chính phủ.

Cảnh giác với dịch cúm A/H1N1

Hiện nay tình hình dịch cúm A/H1N1 đang lan rộng trong cả nước. Tính đến ngày 20/7 cả nước có 408 ca dương tính với cúm A/H1N1. Người dân đang tỏ ra lo ngại khi dịch cúm đang tăng theo cấp số nhân. Khả năng kiểm soát dịch bệnh rất khó khăn khi theo ước tính của WHO, khoảng 2 tỷ người, tức gần 1/3 dân số thế giới sẽ mắc dịch bệnh này trong vòng 2 năm tới.

Nếu như dịch cúm này bùng phát mạnh, nền kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do ảnh hưởng đến việc đi lại mua bán của người dân, các doanh nghiệp. Trong thời gian, việc dịch cúm xuất hiện tại các tòa nhà công sở đã khiến hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng do khách hàng ngại lui tới, và nhân viên phải nghỉ việc…

V. CƠ HỘI ĐẦU TƯ VÀO CÁC NGÀNH TRIỂN VỌNG TRONG 6 THÁNG CUỐI NĂM

Theo tính toán của chúng tôi, tại thời điểm ngày 30/6, P/E 2008 của toàn thị trường (tính trên cả hai sàn HoSE và HNX) là 20.9 lần. Dựa trên kế hoạch lợi nhuận các doanh nghiệp công bố đầu năm, P/E 2009 là 17.3 lần. Riêng đối với sàn HoSE, P/E 2008 là 24.1 lần và P/E 2009 là 18.6 lần.

Bảng 11: Thông kê P/E toàn thị trường

Dựa trên những phân tích tổng quan một số ngành nghề kinh tế ở phần trước, chúng tôi cho rằng cơ hội đầu tư vào một số ngành triển vọng như sau:

Ngành ngân hàng: Được hưởng lợi từ chính sách kích cầu, lợi nhuận của ngành ngân hàng trong 6 năm đầu năm là khá cao, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch lớn. Tuy nhiên, mức giá hiện nay của các cổ phiếu khá cao với P/E 2008 là 24.38 lần và P/E 2009 (theo kế hoạch) là 23.77 lần (Tính toán trên chưa có Vietinbank do chưa niêm yết vào quý 2). Rõ ràng, các mức P/E trên đang cao hơn so với thị trường và chưa phải là vùng giá mua hấp dẫn. Chúng tôi cho rằng, các cổ phiếu ngành ngân hàng cần một đợt điều chỉnh trong quý 3 trước khi tăng trở lại.

Cổ phiếu ngành ngân hàng 6 tháng cuối năm sẽ đạt mức giá cao hơn so với hiện nay. Nhận định này dựa trên cơ sở ước tính của chúng tôi về kết quả lợi nhuận của các ngân hàng. Theo đó, dự báo cuối năm, lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng sẽ vượt kế hoạch khoảng 11%-19%. Riêng đối với Vietinbank ước vượt  50% kế hoạch do kế hoạch đầu năm khá thấp.

Bảng 12: Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm và ước tính cho cả năm 2009

 (đv: tỷ đồng)

Lợi nhuận trước thuế

6 tháng

Kế hoạch

% hoàn thành

Kế hoạch

LNTT

dự báo cuối năm

Vietcombank

2,450

3,320

73.80%

3,940

Vietinbank

2,100

2,592

81%

3,860

Sacombank

905

1,600

56.6%

1,800

Á Châu

1,200

2,700

44.4%

3,000

Sài gòn-Hà Nội

253

336

75%

400

Nguồn: Vietstock.com.vn

Ngành bất động sản: Mặc dù ngành bất động sản nói chung còn khó khăn nhưng các công ty trên sàn vẫn có lợi nhuận lớn. Điều này cho thấy tiềm lực của các công ty niêm yết là khá mạnh. Trong quý 2/2009, cổ phiếu ngành bất động sản thuộc nhóm có mức tăng điểm mạnh. Điều này được giải thích bởi một số lý do. Thứ nhất, năm 2008, giá cổ phiếu của ngành bất động sản thuộc nhóm giảm mạnh nhất trên thị trường nên giá cổ phiếu trở nên hấp dẫn với nhà đầu tư trong năm 2009. Thứ hai, vào tháng 3, khi nhiều kế hoạch lợi nhuận được công bố các nhà đầu tư nhận thấy mức P/E 2009 của nhiều mã cổ phiếu bất động sản rất thấp: chẳng hạn như TDH chỉ khoảng 6 lần; BCI là 7 lần.

Hiện nay, giá cổ phiếu thuộc ngành bất động sản đã vào mức vùng hợp lý. Chỉ số P/E 2008 là vào khoảng 25.97 lần và P/E 2009 (theo kế hoạch) là 17.76 lần, tương đương với toàn thị trường. Chúng tôi cho rằng, cổ phiếu ngành bất động sản sẽ tăng giá trong 6 tháng cuối năm khi một số doanh nghiệp có mức hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cao trong nửa đầu năm. Trong đó, theo quan điểm của chúng tôi, cổ phiếu HAG và NTL là những cổ phiếu có khả năng vượt kế hoạch đề ra hồi đầu năm. Các cổ phiếu khác như TDH, BCI chỉ có khả năng hoàn thành kế hoạch.

Bảng 13: Kết quả lợi nhuận ngành bất động sản

LNST 6 tháng
đầu năm

% Hoàn thành
kế hoạch

Dự phóng LNST
cuối năm

SJS

64.05

22.9%

279.75

NTL

93.67

104.1%

135.00

KBC

142.7

45.17%

316.00

HAG

585.75

55.8%

1,059.00

HDC

26.39

78.20%

40.00

KHA

23.28

51.70%

45.00

TDH

76.85

41.5%

185.00

BCI

53.86

27%

199.30

VIC

49.95

34.0%

147.00

Nguồn: Vietstock.com.vn

Ngành vật liệu xây dựng (thép): Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng trong 6 tháng đầu năm vượt kế hoạch rất xa do được hưởng lợi từ chính sách kích cầu của nền kinh tế. Theo đó, lãi suất cho vay, thuế suất thu nhập doanh nghiệp đều giảm.

Mặc dù chúng tôi dự phóng kết quả kinh doanh cuối năm khá cao so với kế hoạch, nhưng chúng tôi cho rằng, kết quả kinh doanh Q3 có thể không tốt vì đây là thời điểm mùa mưa, các hoạt động xây dựng bị thu hẹp và chi phí về tỷ giá là một trở ngại lớn.

LNST 6 tháng
đầu năm

% Hoàn thành
kế hoạch

Dự phóng LNST
cuối năm

Phân ngành thép

HPG (KH cũ)

650

111.1%

HPG (KH mới)

650

70.7%

920

HSG

123.8

54.30%

123.8

VGS

12.1

68.80%

20

VIS

113.4

596.7%

150

Nguồn: Vietstock.com.vn

Phòng Nghiên cứu Vietstock

Các tin tức khác

>   Kinh tế các ngành 6 tháng cuối năm: Triển vọng và Thách thức (01/08/2009)

>   Kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm 2009: Hiện trạng và kỳ vọng (29/07/2009)

>   Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2009: Triển vọng và dự báo (30/07/2009)

>   Năm Bảy Bảy và mục tiêu EPS trên mức 5,000 đồng/cp (21/07/2009)

>   Vị thế cổ phiếu cao su 6 tháng đầu năm 2009 (06/07/2009)

>   Tình hình XK của các công ty thủy sản niêm yết (02/07/2009)

>   Giá nào cho ngày giao dịch đầu tiên của Vietcombank? (29/06/2009)

>   Khởi động làn sóng thanh lý cổ phiếu quỹ ? (25/06/2009)

>   Kinh tế Việt Nam từ dự báo của EIU và thực tế (24/06/2009)

>   Sàn UpCom, còn nhiều bỏ ngỏ (22/06/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật