Thứ Tư, 29/07/2009 20:00

Kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm 2009: Hiện trạng và kỳ vọng

(Vietstock) - Sau gần 1 năm kể từ thời điểm cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ nổ ra và nhanh chóng lan rộng thành khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhiều quốc gia trên thế giới đang trải qua những ngày tháng đen tối khi nhiều định chế tài chính, công ty sản xuất sụp đổ, tình trạng thất nghiệp tăng cao, sản xuất nhiều ngành công nghiệp bị đình trệ. Tuy chưa thực sự hội nhập sâu vào kinh tế toàn cầu nhưng kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào kinh tế toàn cầu qua thương mại và dòng vốn đầu tư. Phân tích tình hình kinh tế thế giới trong thời gian qua sẽ cho chúng ta  đánh giá một cách toàn diện hơn đối với nền kinh tế Việt Nam.

Từ hiện trạng…

Trong báo cáo của chúng tôi đánh giá tình hình chung của kinh tế thế giới thông qua sự biến động giá cả hàng hóa, nguyên nhiên liệu, thương mại toàn cầu, dịch chuyển dòng vốn và hiệu quả của các chính sách kích cầu của các quốc gia trên thế giới. Đi vào chi tiết chúng tôi phân tích sâu hơn về 4 nền kinh tế có tầm ảnh hưởng nhất hiện nay đối với kinh tế thế giới và Việt Nam. Các nền kinh tế mà chúng tôi phân tích bao gồm Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Trung Quốc.

Phân tích giá một số hàng hóa, chúng tôi nhận thấy kinh tế thế giới đang có dấu hiệu hồi phục. Giá của hầu hết các mặt hàng đều tăng khá mạnh so với đầu năm 2009. Quý 1/2009, GDP của hầu hết các quốc gia đều giảm khá mạnh. Tuy vậy, tình hình đã được cải thiện đáng kể trong Quý 2, sản xuất công nghiệp và bán lẻ nhiều quốc gia đã tăng trưởng trở lại. Báo cáo kinh tế thế giới (World Economic Outlook) của IMF công bố ngày 08/07 đã có cái nhìn lạc quan hơn. Theo đó, IMF dự báo kinh tế thế giới chỉ giảm 1.4% trong năm nay so với mức giảm 2.5 đến 2.9% đã đưa ra trước đó. Hệ thống tài chính thế giới đã bước qua giai đoạn tồi tệ nhất và đang có những chuyển biến tích cực. Nguy cơ lạm phát trong năm 2009 và 2010 cũng không đáng lo ngại mặc dù các chính phủ đều sử dụng biện pháp kích cầu làm tăng thâm hụt ngân sách và NHTW bơm một lượng tiền lớn vào nền kinh tế.

Đến kỳ vọng…

Kinh tế Mỹ xuất hiện một số tín hiệu khởi sắc, như thu nhập khả dụng của người dân Mỹ đang tăng dần qua các tháng, kết quả “Stress test” các ngân hàng không xấu như dự đoán của nhiều người, nhiều ngân hàng Mỹ đã có lợi nhuận tốt trong Quý 2/2009, lòng tin người tiêu dùng tăng trong quý 2… Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ trong quý 2 cũng hết sức khả quan đặc biệt là đối với khối ngân hàng - tài chính.

Kinh tế châu Âu mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng đã bắt đầu có những tín hiệu tích cực. Thất nghiệp tại Đức đã có dầu hiệu chững lại, xuất khẩu và sản xuất công nghiệp đang tăng trở lại.

Nhật Bản là quốc gia có GDP suy giảm nặng nề nhất trong các nước phát triển. Quý 1, GDP của Nhật Bản giảm đến 8.8%, xuất nhập khẩu giảm trên 30%, tỷ lệ thất nghiệp cũng lên mức khá cao.

Trung Quốc là quốc gia đạt thành tích tốt bất chấp khủng hoảng, tăng trưởng GDP Quý 2 đạt 7.9%, cao hơn mức 6.1% của quý trước đó. Gói kích thích kinh tế khổng lồ của Trung Quốc đã phát huy tác dụng nhưng nhiều người lo ngại nguy cơ xuất hiện bong bóng tài chính.

Thương mại toàn cầu chỉ báo quan trọng đối với phát triển kinh tế thế giới

Nguồn: WTO và Vietstock tổng hợp

Kết luận về tình hình kinh tế thế giới chúng tôi đánh giá, Quý 2 kinh tế các quốc gia trên thế giới đã dần được cải thiện so với Quý 1, như sản xuất công nghiệp, tăng trưởng bán lẻ… Tuy nhiên sự cải thiện này phần lớn nhờ các gói kích cầu và nới lỏng chính sách tiền tệ của NHTW. Thương mại thế giới vẫn sụt giảm mạnh, các quốc gia đang hướng đến tiêu dùng trong nước bằng các chính sách kích cầu nội địa và dựng lên các hàng rào thương mại. Điều này sẽ đe dọa đến sự phục hồi của kinh tế toàn cầu. Chính phủ các quốc gia mở rộng chính sách tài khóa bằng cách sử dụng nhiều gói kích cầu để kích thích kinh tế, khiến cho thâm hụt ngân sách của hầu hết các nước tăng cao. Nhiều người lo ngại những biện pháp này sẽ dẫn đến nguy cơ mất giá của các đồng tiền. Tuy nhiên, trước mắt điều này khó xảy ra vì trong suốt thời gian qua nhiều nền kinh tế rơi vào tình trạng giảm phát. Lạm phát chỉ quay trở lại khi kinh tế thực sự phục hồi.

Phòng nghiên cứu

Các tin tức khác

>   Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2009: Triển vọng và dự báo (30/07/2009)

>   Năm Bảy Bảy và mục tiêu EPS trên mức 5,000 đồng/cp (21/07/2009)

>   Vị thế cổ phiếu cao su 6 tháng đầu năm 2009 (06/07/2009)

>   Tình hình XK của các công ty thủy sản niêm yết (02/07/2009)

>   Giá nào cho ngày giao dịch đầu tiên của Vietcombank? (29/06/2009)

>   Khởi động làn sóng thanh lý cổ phiếu quỹ ? (25/06/2009)

>   Kinh tế Việt Nam từ dự báo của EIU và thực tế (24/06/2009)

>   Sàn UpCom, còn nhiều bỏ ngỏ (22/06/2009)

>   Các doanh nghiệp lớn lựa chọn UPCoM, HoSE hay HaSTC? (22/06/2009)

>   Bất thường nhà Từ Liêm – NTL (18/06/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật