Thứ Bảy, 22/08/2009 10:09

Những quy định khó khả thi

Quyết định 64 của UBND thành phố Hồ Chí Minh vừa có hiệu lực từ ngày 10/8 tháng này đang gây nhiều tranh cãi. Theo quyết định này các mặt hàng: thịt, cá, rau, củ chỉ được bán lẻ tại siêu thị, các chợ, cửa hàng văn minh tiện lợi.

Những quyết định gây tranh cãi

Vấn đề đặt ra là những bà con tiểu thương bán trong các cửa hàng thực phẩm, các quầy bán thịt, cá, rau, củ, quả tại các chợ tạm sẽ phải chuyển nghề như thế nào.

Ngoài ra, các hệ thống siêu thị và cửa hàng văn minh tiện lợi liệu có đáp ứng đủ nhu cầu mua hàng của người dân và chất lượng liệu có đảm bảo khi mà gần đây cơ quan chức năng phát hiện nhiều hàng vụ bán hàng quá hạn sử dụng tại các siêu thị.

Trước đó, năm 2003, TP.HCM đã có quy hoạch về kinh doanh nông sản, thực phẩm bằng Quyết định số 2987. Vào thời điểm đó, việc quy hoạch một số tuyến đường (tại quận 1, 5, 6, 8, Thủ Đức và huyện Hóc Môn) không được kinh doanh nông sản, thực phẩm là cần thiết nhằm thực hiện nghiêm việc di dời một số chợ trong nội thành như chợ Cầu Muối, Cầu Ông Lãnh, Mai Xuân Thưởng, Phạm Văn Hai… ra các chợ đầu mối.

Ngoài ra, việc quy hoạch vào thời điểm đó còn nhằm tránh tái lập chợ tự phát tại khu vực chợ đã di dời. Tuy nhiên, nếu ai đi qua những con đường xung quanh khu vực các chợ này trước đây thường thấy cảnh đuổi bắt, co kéo, chạy, xe trật tự Phường đi qua lại bày ra bán như cũ, chăng khác chi chuyện ném đá ao bèo. Trật tự Phường làm theo giờ hành chính, bà con nắm quy luật đi lại rất chắc!

Phải rất lâu sau, chờ khi mọi người hoàn toàn thay đổi quan niệm, thói quen mua thực phẩm hàng ngày. Chờ đến khi thế hệ sau lớn lên, cảm giác chấn ngấy việc ra chợ, trả giá, sình lầy... Chờ khi các cửa hàng tiện lợi đủ "nhỏ" nhưng đầy đủ để mọi người vào hàng ngày. Hiện tại, cần mua chút chanh, chút ớt không thể gửi xe vào siêu thị được.

Cách đây vài năm, thành phố Hồ Chí Minh từng quy hoạch một số tuyến đường tại quận 1, 5, 6, 8, Thủ Đức và huyện Hóc Môn không được kinh doanh nông sản thực phẩm nhưng đều thất bại vì thiếu tính thực tiễn.

Với tập quán mua bán hàng ở các chợ tạm có ở khắp nơi,nhưng xử phạt chưa cụ thể quyết định này khó khả thi. Hiện nay, các siêu thị, trung tâm thương mại và các cửa hành tiện lợi ở thành phố Hồ Chí Minh không phải đã phủ kín các địa bàn nên khó đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Đó là chưa kể chất lượng an toàn thực phẩm cũng đang là vấn đề đáng quan tâm.

Thực tế cho thấy siêu thị bán thực phẩm đông lạnh là chủ yếu, thế nhưng hàng đông lạnh từ trước tới giờ hầu như không được kiểm tra. Chính vì vậy mà trong thời gian dài Vinafood bán ra mọt số lượng hàng rất lớn mà bây giờ mới phát hiện quá hạn sử dụng.

Điều nhiều người thắc mắc là quy định cửa hàng văn minh tiện lợi trong Quyết định 64 cần được hiểu như thế nào. Bởi lẽ nếu tiêu chí này không cụ thể, rõ ràng thì sẽ không rõ số phận của rất nhiều cửa hàng bán lẻ thịt cá, rau củ quả không nằm trong khu vực chợ, siêu thị trên địa bàn TP hiện nay. Chẳng lẽ lại đóng cửa hết?

Nhiều chuyên gia cho rằng, cơ sở pháp lý hiện hành về kinh doanh nông sản, thực phẩm đã khá vững chắc và đầy đủ. Đó là các quy định về đăng ký kinh doanh và quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Hơn nữa, nếu thấy quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm còn thiếu sót thì có thể đề nghị bổ sung.

Khi chưa có tiêu chí rõ ràng thế nào là “cửa hàng văn minh tiện lợi” lại bắt buộc những người bán lẻ phải nâng cấp cửa hàng của mình lên thành văn minh tiện lợi phải chăng thể hiện sự bất hợp lý, chưa quan tâm đên quyền lợi thiết thực của dân.

Chẳng hạn, khi một người bán thịt phải bỏ chi phí để nâng cấp cửa hàng của mình thành văn minh tiện lợi thì giá bán miếng thịt sẽ tăng lên, người tiêu dùng sẽ thiệt đơn thiệt kép. Thiết nghĩ, khi đưa ra tiêu chí đòi hỏi văn minh tiện lợi cần căn cứ trên cơ sở pháp lý và thực tiễn.

Đã từng có bài học về ban hành Nghị quyết 32 (29-6-2007) có đề câp đên chuyện cấm xe thô sơ và Quy chế “Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm” của Bộ Y tế cách đây gần hai năm hầu như vắng bóng những hướng dẫn cho người dân biết để chuẩn bị. Thậm chí còn lúng túng trong thuật ngữ gây khó khăn cho người thi hành công vụ và người dân. Thí dụ như Nhà nước cấm xe tự chế hay cấm xe thô sơ, xe ba gác?

Xét trên góc độ bảo đảm an toàn giao thông thì phải tổ chức kiểm định để cấp phép lưu hành xe tự chế và kiểm tra tay lái của những người hành nghề. Cũng như vậy tổ chức các khóa huấn luyện cho cán bộ kinh tế phường xã và kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tượng buôn bán thực phẩm.

Khó khả thi?

Giới quan sát và các chuyên gia luật cho rằng, các loại quy định như vậy thường khó khả thi.

Thí dụ như đối với việc chỉ được bán rau củ quả thịt cá tươi sống ...ở các chợ siêu thỉ gửa hàng văn minh tiện lợi, câm xe thô sơ, quy định cấp phép hàng rong về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm vì những lý do sau:

Thứ nhất: Quy chế có phạm vi tác động đến đời sống, tâm tư tình cảm, công ăn việc làm của hàng triệu người, thiết nghĩ nên tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của người buôn bán nhỏ, giới chủ lớn-nhỏ, … thay vì chỉ lấy ý kiến một số cơ quan chức năng sẽ khó tránh khỏi chủ quan.

Thứ hai: Đọc qua nội dung quy chế, người ta không thấy quyền lợi của người buôn bán ở đâu, nếu không muốn nói là chỉ toàn nghĩa vụ … Kinh nghiệm cho thấy một chủ trương, dù cần thiết đi nữa, nếu không gắn quyền lợi với nghĩa vụ của người dân thì rất khó thành công!

Thứ ba: Với thực trạng của bộ máy hành chính, mạng lưới y tế hiện nay, có thể thấy ngay được rằng rất khó tránh được tiêu cực xảy ra trên diện rộng vì tạo cơ chế xin – cho. Công bằng mà nói, dù có tận tâm, bộ máy của ngành y tế cũng sẽ quá tải, không kham nổi số lượng đăng ký hàng triệu người.

Kinh nghiệm cho thấy, muốn cải cách hành chính, cơ quan nhà nước phải giảm bớt nội dung quản lý, chỉ nên quản lý những gì thật cần thiết, mục tiêu lớn, còn muốn quản lý tất cả thì rốt cuộc chẳng quản lý được cái gì.

Thứ tư: Xét trên góc độ chuyên môn, giả dụ như người bán hàng hội đủ các điều kiện và được cấp phép, những gánh hàng, xe hàng và thậm chí cửa hàng … thực phẩm vào buổi sáng chất lượng còn tốt đến chiều tối bị nhiễm khuẩn, trở nên ôi thiu, hoặc chủ hàng bổ sung thêm pormol, ướp urê, nitrat kali … để làm chậm quá trình ôi thiu nhưng rất hại cho sức khỏe người tiêu dùng thì sao?! Lực lượng nào chịu trách nhiệm kiểm tra lại? Năng lực chuyên môn và thiết bị của trạm y tế phường, xã kể cả y tế quận, huyện có thể kiểm tra được không?

Rõ ràng là các cơ quan quản lý nhà nước chưa đủ sức làm khối lượng công việc khổng lồ có tính chuyên môn kỹ thuật này! Nên nhớ rằng giữa người bán hàng rong, bán rau, bán thịt cá nhỏ lẻ... và người tiêu thụ hầu như có một mối liên hệ thuộc dạng “tín nhiệm ngầm” lâu đời.

Trong trường hợp đó, bắt buộc phải có giấy phép thì họ sẽ có, bằng cách bớt đi những đồng bạc còm cỏi để lo giấy, mục tiêu đích thực của quản lý không đạt được, có chăng chỉ là hình thức, không loại trừ khả năng gây ra nhũng nhiễu.

Việc chỉ cho phép bán lẻ thịt, cá, rau củ quả ở chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và cửa hàng văn minh tiện lợi sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quyền tự do kinh doanh của người dân.

Điều 57 Hiến pháp 1992 quy định rõ: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Điều 50 Bộ luật Dân sự có bảo vệ quyền tự do kinh doanh của công dân.

Một quy hoạch liên quan đến kinh doanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến quyền lợi của những người đang kinh doanh các ngành nghề này. Xu thế của của quy hoạch hiện nay là quy hoạch có tính phối hợp, quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng.

Diệp Văn Sơn

Tuần Việt Nam

Các tin tức khác

>   Hàng nhập lậu gia tăng (22/08/2009)

>   Giá thuốc chỉ biến động nhẹ (22/08/2009)

>   Nhập khẩu gạch ốp, lát từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh (22/08/2009)

>   Không có chuyện “đặc quyền” (22/08/2009)

>   Hệ lụy của phân cấp đầu tư (22/08/2009)

>   81.000 tấn xăng Dung Quất "bơm" ra thị trường (22/08/2009)

>   Hội thảo “Lợi thế của DNVN trong thời kỳ suy thoái KT” (22/08/2009)

>   Đã đến lúc điều chỉnh lại các chính sách ưu đãi (22/08/2009)

>   Việt Nam cần tạo thế chủ động cao ngay trong nước (22/08/2009)

>   Nếu chú tâm, doanh nghiệp sẽ làm được (22/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật