Thứ Tư, 05/03/2008 08:02

Những câu hỏi từ hiện tượng hạn chế đổi ngoại tệ

- "Không thể trách các ngân hàng thương mại tại sao không mua USD, vì họ cũng là nhà kinh doanh tiền tệ, phải tính toán lời lỗ. Nhưng việc từ chối mua USD kéo dài sẽ dẫn đến hệ lụy cho hàng loạt ngành kinh tế liên quan đến đồng ngoại tệ phổ biến này".

Trên đây là ý kiến của bà Nguyễn Thị Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý và Kinh doanh Quốc tế. VietNamNet giới thiệu bài viết của bà về vấn đề này tới các bạn đọc.

Trong những ngày qua, xuất hiện hiện tượng hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) không nhận đổi hoặc đổi rất ít đô-la Mỹ (USD) sang tiền Việt Nam… Về việc này, bà Lê Thị Thanh Tâm, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Vietcombank (số 69 Bùi Thị Xuân, phường Bến Thành quận 1) đã trả lời trên báo chí: “Hiện nay nhu cầu bán ngoại tệ của người dân và doanh nghiệp quá lớn. Trong bối cảnh USD mất giá dài hạn, ngân hàng có mua vào giá thấp cũng bị lỗ, nên hầu hết các ngân hàng đều không muốn thu vào USD. Một lý‎ do nữa, Ngân hàng Nhà nước không mua USD của NHTM nên các NHTM phải tự định đoạt để tránh tình trạng mua vào nhiều nhưng bán ra không được”.

Hiện nay lượng tiền USD lưu thông trên toàn thế giới chiếm 40% trên tổng số các loại tiền của các quốc gia. Thói quen thanh toán trong kinh doanh quốc tế thường được các quốc gia sử dụng bằng ngoại tệ trung chuyển là USD, thói quen chi tiêu của người đi du lịch nước ngoài cũng bằng USD.

Nếu tình trạng các NHTM không chịu mua lại tiền USD kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng các khách sạn, các khu mua sắm, các điểm dịch vụ du lịch sẽ không nhận thanh toán bằng USD; khách du lịch sẽ nhanh chóng đi du lịch nơi khác vì họ cũng không đổi được USD để có tiền VN chi tiêu trong thời gian ở VN. Các nhà máy làm hàng xuất khẩu được thanh toán bằng USD cũng lâm vào tình trạng này. Ngân hàng không mua USD thì công ty lấy đâu ra tiền mặt để trả lương công nhân và thu mua nguyên liệu của các nhà cung cấp nhỏ như nông dân chẳng hạn.

Không thể trách NHTM tại sao không mua USD, vì họ cũng là nhà kinh doanh tiền tệ, phải tính toán lời lỗ. Được biết, Nhà nước chỉ tạm thời có biện pháp hạn chế mua USD chứ không phải không mua, Chính phủ đang phân tích nhiều mặt để có biện pháp hữu hiệu nhất.

Tôi xin đóng góp một vài ý‎ kiến cùng trao đổi để nhằm giảm bớt các thiệt hại có nguy cơ bùng phát:

1. Từ khi Việt Nam là thành viên của WTO, xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh, vì thế tổng sản phẩm quốc nội GDP hàng năm của Việt Nam cũng tăng với tỷ lệ cao. Sự tăng trưởng GDP, trong đó có phần tăng công ăn việc làm cho người lao động; tăng giá trị sản phẩm hàng hóa xuất khẩu và lưu thông trong thị trường đồng thời tăng giá trị về tiền lương, tiền công của người lao động. Vậy câu hỏi đặt ra là lượng tiền mặt nhà nước phát hành có tăng hàng năm tương ứng với số tăng GDP hàng năm?

2. Giá vàng trên thế giới tăng mạnh trong hai năm qua, lượng vàng dự trữ quốc gia của Việt Nam trong hai năm qua dù không đề cập đến số tăng về lượng, cũng có thể thấy sự tăng về chất, tức giá trị từ 6.500.000 VND một lượng vàng vào tháng 3 năm 2006 đến tháng 3 năm 2008 là 18.900.000 VND, chênh lệch gần gấp 3 lần. Vậy lượng tiền mặt nhà nước phát hành trong thời gian này để lưu thông trong dân chúng có tăng tương ứng với giá trị tiền mặt tăng do nguồn dự trữ vàng của quốc gia?

3.Rõ ràng lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường “cung” không đủ “cầu”; tôi nghĩ Nhà nước nên có biện pháp điều chỉnh lượng tiền VND đủ lưu thông trong dân chúng và trong thị trường tiền tệ, đảm bảo việc mua USD của doanh nghiệp và người dân, đảm bảo sự kinh doanh chủ động của ngân hàng thương mại.

4. Lượng tiền dự trữ USD có thể tăng do xuất khẩu tăng, du lịch nước ngoài vào VN tăng, đầu tư nước ngoài vào VN tăng. Nhà nước nên sử dụng khối lượng USD này bằng việc tiếp tục cho nhập thiết bị cho các ngành quan trọng cho sự phát triển và nhập thêm những loại hàng hóa cần thiết cho thị trường. Giá cả thị trường tăng vừa qua do nhu cầu tăng, hàng hóa sau Tết “cung” không đủ “cầu” dẫn đến việc nhà đầu cơ tăng giá, chứ không phải “lạm phát”. Khi hàng hóa bão hòa hoặc “cung vượt cầu” thì giá cả hàng hóa tự khắc sẽ giảm.

5. Lao động sau Tết cũng biến động, một số công ty phải quyết định tăng lương cho người lao động cũng xuất phát từ việc “cung” không đủ “cầu”. Tôi cho rằng yếu tố tăng này là điều tất yếu trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Không thể nói những yếu tố tăng này là lạm phát để từ đó chính phủ có biện pháp chống lạm phát bằng các biện pháp kềm chế sự lưu thông của tiền tệ trong nước và các đối sách với ngoại tệ.

Qua những trao đổi trên, một vấn đề rất quan trọng là sự cân đối trong các quan hệ cung-cầu. Mà để có được điều này thì việc thông tin minh bạch được coi là một biện pháp rất hữu hiệu.

vnn

Các tin tức khác

>   HSBC được thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam  (05/03/2008)

>   Nhà đầu tư phải ký lại hợp đồng khi tham gia vàng ACB (05/03/2008)

>   Cuộc đua lãi suất chưa dừng lại (05/03/2008)

>   Standard Chartered mua lại Ngân hàng American Express (04/03/2008)

>   Duy trì tăng trưởng và cải cách cho "Con hổ tương lai" của Châu Á  (04/03/2008)

>   Công ty nhà nước đầu tư tài chính: Hết thời tràn lan (04/03/2008)

>   Thấy gì sau khó khăn của thị trường tiền tệ (04/03/2008)

>   Ách tắc ngoại tệ, vẫn chưa xong (04/03/2008)

>   Giao dịch USD tại NH thương mại: Thấp hơn giá sàn (04/03/2008)

>   Tiểu xảo… lách lãi suất  (04/03/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật