Thứ Tư, 05/03/2008 06:25

Cuộc đua lãi suất chưa dừng lại

Sau gần một tháng “ngoài cuộc” với cuộc đua lãi suất của các ngân hàng cổ phần, các ngân hàng thương mại nhà nhà nước đã không thể đứng ngoài cuộc. Vào đầu tuần này, ba trong số bốn ngân hàng thương mại nhà nước lớn đã chính thức đưa ra biểu lãi suất mới của mình, có những kỳ hạn được đưa lên mức “kịch trần” cho phép của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là 12%/năm.

Ngày 3/3 (thứ Hai), Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã chính thức đưa lãi suất của mình các kỳ hạn tiền gửi 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng lên 12%/năm kèm theo một chương trình gửi tiết kiệm trúng thưởng vàng “3 chữ A” đã hút được rất nhiều khách hàng tới gửi tiền.

Không hề thua kém, vào cùng ngày Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng điều chỉnh một loạt lãi suất của mình. Cụ thể, đối với lãi suất tiền gửi tiết kiệm các kỳ hạn dưới 6 tháng tối đa không quá 12%/năm; Đối với lãi suất Tiết kiệm Dự thưởng đợt 1/2008, kỳ hạn 4 tháng là 12%/năm, với các kỳ hạn trên 6 tháng không quá lãi suất tối đa (mức trần). Vào đầu giờ chiều ngày hôm nay, BIDV đã đưa ra một thông cáo cho biết chỉ trong ngày đầu tăng lãi suất BIDV đã huy động được trên 500 tỷ đồng từ Tiết kiệm dự thưởng.

Ngân hàng Công thương Việt Nam (IncomBank) cũng không đứng ngoài cuộc, cùng ngày 3/3, Ngân hàng này đã nâng lãi suất của 2 chương trình Tiết kiệm Dự thưởng “Vui Xuân Mậu tý, Trúng thưởng Camry” và Kỳ phiếu Dự thưởng “Gửi kỳ phiếu – Trúng Mercedes và Camry”. Chỉ có điều Incombank tỏ ra dè dặt hơn khi không đưa lãi suất huy động của mình lên kịch trần mà cao nhất chỉ là 10,32%/năm. Tuy nhiên, nếu chia số tiền giải thưởng vào lãi phải trả thì lãi suất thực cũng ở mức xấp xỉ mức trần 12%.

Đến thời điểm này chỉ có Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là chưa đưa ra thông báo chính thức nào. Tuy nhiên, xu hướng tăng lãi suất chung chắc chắn khiến ngân hàng thương mại quốc doanh cuối cùng trong bộ tứ này không thể ngồi yên.

Khi các ngân hàng thương mại nhà nước tăng lãi suất huy động thì câu chuyện của thị trường tiền tệ chắc chắn sẽ khác đi nhiều, bởi bốn ngân hàng trên chiếm hơn 60% thị phần huy động của toàn ngành ngân hàng. Việc đồng loạt đưa lãi suất lên sát hoặc bằng mức 12%/năm chính thức đẩy mặt bằng huy động vốn toàn thị trường tăng theo. Đương nhiên, lãi suất cho vay cũng sẽ “đồng khởi”.

Trước mắt có thể thấy việc tăng lãi suất là nhằm đảm bảo quyền lợi người gửi tiền khi lạm phát tăng cao, nhưng các tác động của chi phí vốn tăng cao tới người đi vay nói riêng và nền kinh tế nói chung chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, sự tác động của tiền tệ bao giờ cũng có độ trễ nhất định, lượng hóa sự tác động này bằng những con số cụ thể sẽ có trong môt thời gian không xa.

đtck

Các tin tức khác

>   Standard Chartered mua lại Ngân hàng American Express (04/03/2008)

>   Duy trì tăng trưởng và cải cách cho "Con hổ tương lai" của Châu Á  (04/03/2008)

>   Công ty nhà nước đầu tư tài chính: Hết thời tràn lan (04/03/2008)

>   Thấy gì sau khó khăn của thị trường tiền tệ (04/03/2008)

>   Ách tắc ngoại tệ, vẫn chưa xong (04/03/2008)

>   Giao dịch USD tại NH thương mại: Thấp hơn giá sàn (04/03/2008)

>   Tiểu xảo… lách lãi suất  (04/03/2008)

>   Khởi động thị trường trái phiếu chuyên biệt (04/03/2008)

>   Người dân khó bán USD do ngân hàng hạn chế mua vào (04/03/2008)

>   Những tác động từ giá vàng tăng cao (04/03/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật