Thứ Hai, 28/10/2024 18:36

Bài cập nhật

Góc nhìn 29/10: Rơi về vùng 1,240?

CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta) lạc quan về phiên tăng điểm tiếp theo của VN-Index nhưng nhìn chung vẫn sẽ giảm trong ngắn hạn. Nhiều công ty chứng khoán (CTCK) khác cũng nhận định thị trường chưa thể tăng, thậm chí để ngỏ khả năng giảm về vùng 1,240 trong thời gian tới.

Nguy cơ giảm thêm

CTCK KB Việt Nam (KBSV): VN-Index cho phản ứng hồi phục tại quanh đường MA200 ngày, tuy nhiên với thanh khoản thấp và biên độ giao dịch co hẹp, tâm lý các bên đang thể hiện trạng thái dè dặt, thăm dò tương quan cung - cầu của cổ phiếu. Mặc dù chỉ số vẫn có xác suất hồi phục kỹ thuật sau chuỗi giảm dốc, việc thanh khoản sụt giảm có thể khiến cho các ngưỡng hỗ trợ suy yếu và rủi ro rơi xuống các vùng đỡ sâu hơn vẫn đang để ngỏ.

Nhà đầu tư được khuyến nghị có thể áp dụng chiến lược mua bán linh hoạt 2 chiều, mua tại hỗ trợ/bán tại kháng cự, kết hợp với việc tái cơ cấu và điều chỉnh tỷ trọng nắm giữ về mức an toàn.

Lùi tiếp về 1,240?

CTCK BIDV (BSC): VN-Index giao dịch trong vùng 1,250 - 1,255 cả ngày phiên 28/10 trước khi đóng cửa tại mốc 1,254.77, tăng nhẹ 2 điểm so với phiên trước đó. Đà điều chỉnh của VN-Index có dấu hiệu chững lại trong ngày phiên 28/10, tuy nhiên không thể loại trừ khả năng chỉ số sẽ tiếp tục lùi về ngưỡng 1,240.

Chưa thể tăng?

CTCK Asean (Aseansc): Trong các phiên tiếp theo, chỉ số có xu hướng tiếp diễn dao động biên độ hẹp tích lũy lại với vùng đệm hỗ trợ trên vùng 1,244 điểm. Động thái NHNN hút ròng liên tục trong tuần trước và bắt đầu bán ra USD từ ngày 24/10 có thể tiếp tục là nguyên nhân khiến tâm lý thị trường trở nên thận trọng trong ngắn hạn và thanh khoản thị trường sụt giảm. Mặt khác, dấu hiệu chậm lại trong đà tăng của DXY và động thái bơm 10,000 tỷ đồng của SBV trong ngày 28/10 kỳ vọng sẽ “xoa dịu” bớt tâm lý tiêu cực hiện tại.

Tuy nhiên, xu hướng hiện tại vẫn chưa rõ ràng trong bối cảnh thị trường thế giới cũng đang nằm trong trạng thái tiêu cực trước các thông tin bất ổn về địa chính trị và kỳ vọng của nhà đầu tư về các chính sách tiền tệ suy giảm trong ngắn hạn.

Do đó, nhà đầu tư nên cẩn trọng, chỉ nên nắm giữ các cổ phiếu đầu tư dài hạn và chuẩn bị sẵn tiền mặt để giải ngân khi cổ phiếu về định giá thấp, đồng thời theo sát diễn biến thị trường thế giới, diễn biến tỷ giá và các động thái của SBV trong thời gian tới để xác định xu hướng giảm hiện tại có thể diễn ra trong bao lâu.

CTCK duy trì quan điểm đánh giá tích cực về triển vọng thị trường trung và dài hạn, nhà đầu tư nên tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa lớn có lợi thế cạnh tranh với xác nhận tốt về kết quả kinh doanh trong mùa báo cáo quý 3/2024.

Tránh mua sớm ở giai đoạn hiện tại

CTCK Tiên Phong (TPS): Dù đà giảm có dấu hiệu suy yếu nhưng thanh khoản vẫn suy giảm mạnh cho thấy tâm lý nhà đầu tư đa phần vẫn là đứng ngoài và nhóm mua vẫn chưa thu hút được dòng tiền. Khả năng, VN-Index sẽ vẫn tiếp tục tìm đến những vùng hỗ trợ ở dưới như vùng 1,240 điểm.

Tại đây, nếu xuất hiện những phản ứng giá tích cực kèm thanh khoản được cải thiện thì nhà đầu tư có thể mua vào cổ phiếu. Tránh mua sớm ở giai đoạn hiện tại.

Sẽ tích lũy thêm

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Trong ngắn hạn, các bản tin trước, CTCK cho rằng vùng giá hợp lý của VN-Index trong vùng giá 1,250 điểm – 1,260 điểm và thị trường bắt đầu cân bằng ở vùng giá này. Tuy nhiên, thanh khoản thị trường vẫn đang khá kém, mức độ phân hóa mạnh thể hiện dòng tiền ngắn hạn chưa gia tăng mạnh trở lại.

Thị trường vẫn có thể duy trì tích lũy thêm sau khoảng trống thông tin kỳ báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2024, cũng như thông tin bất định về bầu cữ Mỹ sắp đến. Nhà đầu tư hạn chế bán thêm ở vùng giá này, duy trì tỷ trọng hợp lý. Các vị thể giải ngân cần cẩn trọng chọn lọc các mã chất lượng tốt. Mục tiêu đầu tư hướng tới các mã cổ phiếu đầu ngành, nền tảng cơ bản tốt, sau khi đánh giá kết quả kinh doanh quý 3.

Phục hồi trong phiên kế tiếp

CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta): CTCK cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục đà hồi phục trong phiên kế tiếp và chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm tra lại mức kháng cự 1,270 điểm. Đồng thời, nhóm cổ phiếu Mid Caps và Small Caps có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy, đây là tín hiệu tích cực cho thấy tốc độ đà giảm của hai nhóm cổ phiếu này có dấu hiệu chậm dần.

Trong khi đó, rủi ro ngắn hạn ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn ở mức cao. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục giảm cho thấy các nhà đầu tư vẫn còn bi quan với diễn biến thị trường hiện tại.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Do đó, CTCK khuyến nghị các nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp 30% - 40% danh mục ngắn hạn và chưa nên mua mới trong giai đoạn này.

Chưa thể có nhịp tăng mới

CTCK VPBank (VPBankS): Thị trường hồi phục sau 2 phiên giảm liên tiếp trên nền thanh khoản thấp cho thấy nhà đầu tư vẫn rụt rè cho chiến lược giải ngân mới. Qua đó, phiên hồi phục cũng mang nhiều tính kỹ thuật khi chỉ số VN-Index kiểm nghiệm lại ngưỡng hỗ trợ MA200 ngày.

Một phiên tăng điểm với thanh khoản thấp là tín hiệu chưa đủ tin cậy cho một nhịp tăng mới. Tuy nhiên, độ rộng của thị trường đã được cải thiện và nhiều mã giảm sâu đã bật tăng mạnh trở lại cũng hỗ trợ tâm lý. Do đó, nhà đầu tư có thể quan sát thêm phản ứng của thị trường ở các phiên tiếp theo khi lượng hàng bắt đáy về tài khoản.

Khả năng hồi phục vững chắc vẫn còn bỏ ngỏ

CTCK Beta: Theo quan điểm kỹ thuật, VN-Index tiếp tục nằm dưới các đường trung bình quan trọng, xu hướng ngắn hạn duy trì tín hiệu tiêu cực. Chỉ báo SAR, MACD và cặp DI+ và DI- cho thấy trạng thái kém khả quan, càng nhấn mạnh áp lực bán vẫn còn hiện hữu.

Thị trường đang đối mặt với áp lực bán ra từ khối ngoại, cùng với thanh khoản giảm sâu, làm cho khả năng hồi phục vững chắc vẫn còn bỏ ngỏ. Mặc dù chỉ số thị trường có tăng điểm, nhưng sự thiếu vắng dòng tiền lớn và sự thận trọng của các nhà đầu tư lớn là những yếu tố cần cân nhắc. Đặc biệt, tín hiệu kỹ thuật vẫn duy trì xu hướng tiêu cực trong ngắn hạn. Trong bối cảnh này, các nhà đầu tư nên duy trì chiến lược phòng thủ, tránh tham gia vào các cổ phiếu có tính đầu cơ cao hoặc ít thanh khoản. Thay vào đó, cần tập trung vào những doanh nghiệp có nền tảng tài chính ổn định, triển vọng phát triển dài hạn và có sự bảo vệ tốt hơn trước biến động để hạn chế rủi ro.

Tiếp tục tích lũy trong vùng 1,250 - 1,300 điểm 

CTCK Kafi: Thị trường vẫn đang dưới xu hướng giảm điểm và có khả năng sẽ tiếp tục điều chỉnh theo xu hướng này khi đã gia tăng phá vỡ các nỗ lực cân bằng trước đó. Sức ép bán vẫn lớn khiến chỉ số có thể hình thành diễn biến tranh chấp giằng co mạnh hơn trong giai đoạn này. VN-Index nhìn chung vẫn duy trì trong khung từ 1,244 - 1,300 điểm trong giai đoạn hiện tại. Trong trường hợp tích cực, nếu thị trường vẫn duy trì được xu hướng tích cực, VN-INDEX có thể bật tăng từ hỗ trợ 1,250 - 1,260 điểm và kiểm nghiệm lại vùng 1,300 điểm trong giai đoạn tiếp theo.

VN-Index được kỳ vọng tiếp tục đi ngang tích lũy trong vùng từ 1,250 - 1,300 điểm. Nhà đầu tư thận trọng và quan sát diễn biến chung, cơ cấu danh mục tập trung vào nhóm cổ phiếu có nền tảng tốt và chỉ giải ngân khi có các xác nhận rõ ràng hơn.

Tử Kính

FILI

Các tin tức khác

>   Có nên nắm giữ SZC, PVT và SAB? (28/10/2024)

>   Góc nhìn tuần 28/10 - 01/11: Chưa hết tiêu cực? (27/10/2024)

>   VN-Index đang đứng trước bước ngoặt quan trọng (28/10/2024)

>   Nhiều lần kiểm chứng bất thành mốc 1,300 điểm, thị trường cần thêm động lực gì? (24/10/2024)

>   Góc nhìn 25/10: Cân bằng trở lại quanh vùng 1,250 điểm? (24/10/2024)

>   Vietstock LIVE: Cơ hội nào để VN-Index vượt vũ môn? (24/10/2024)

>   Góc nhìn 24/10: Xu hướng ngắn hạn vẫn tiêu cực? (23/10/2024)

>   Góc nhìn 23/10: Bi quan trở lại? (22/10/2024)

>   Vietstock LIVE #12: Ngưỡng cửa 1300 và phản ứng của thị trường – Cơ hội nào để vượt vũ môn? (22/10/2024)

>   Bước vào mùa cao điểm thông tin, nhà đầu tư nên hành động ra sao? (22/10/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật