Thứ Năm, 24/10/2024 18:21

Góc nhìn 25/10: Cân bằng trở lại quanh vùng 1,250 điểm?

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng thị trường sẽ tích lũy cân bằng trở lại quanh vùng 1,250 điểm và nhà đầu tư nếu chấp nhận được rủi ro thì có thể giải ngân quanh 1,260 điểm và chỉ nên giao dịch ngắn hạn.

Tập trung vào các cổ phiếu có nền tảng tốt và kết quả kinh doanh quý 3 tích cực

CTCK Asean (Aseansc): Aseansc cho rằng nhóm ngành ngân hàng trở thành tâm điểm của đà rút ròng và nhóm cổ phiếu lớn trở thành gánh nặng khiến chỉ số trượt chân, xóa bỏ các nỗ lực cân bằng của phiên trước. Áp lực bán mạnh và tâm lý thận trọng gia tăng khiến xu hướng xấu đi nhanh chóng.

Động thái hút ròng liên tục của NHNN thông qua phát hành tín phiếu và các phiên đáo hạn repo (tổng lượng hút ròng đã lên tới hơn 100,000 tỷ đồng) vẫn đang là nguyên nhân chính khiến thanh khoản thị trường sụt giảm và chỉ số liên tục diễn biến tiêu cực trong các phiên vừa qua. Thị trường có xu hướng tiếp diễn giảm điểm với các vùng hỗ trợ ngắn hạn (1,244 điểm và1,228 điểm) trước khi hình thành lực cầu hỗ trợ chỉ số chung.

Do đó, nhà đầu tư nên quản trị danh mục cẩn trọng trong ngắn hạn, theo sát diễn biến tỷ giá và các động thái của NHNN trong thời gian tới để xác định xu hướng điều chỉnh hiện tại có thể diễn ra trong bao lâu. Aseansc duy trì quan điểm đánh giá tích cực về triển vọng thị trường trung và dài hạn, tập trung vào các cổ phiếu có nền tảng tốt và kết quả kinh doanh quý 3 tích cực, chờ đợi giải ngân khi các dấu hiệu xác nhận cân bằng xuất hiện và định giá về mức hấp dẫn.

Nhiều khả năng quán tính lao dốc còn tiếp tục

CTCK KB Việt Nam (KBSV): KBSV đánh giá VN-Index hình thành mẫu nến "Bearish engulfing" và đóng cửa ở mức thấp nhất phiên 24/10. Mặc dù thanh khoản không có sự gia tăng đột biến, việc chỉ số hình thành nến giảm thân đặc cho thấy dòng tiền thiếu đi sự nâng đỡ ở vùng giá dưới và để phe bán làm chủ trạng thái giao dịch. Nhiều khả năng quán tính lao dốc còn tiếp tục tạo áp lực lên tâm lý thị trường, trước khi có thể cho phản ứng hồi phục rõ nét hơn tại các vùng hỗ trợ.

Kỳ vọng thị trường sẽ tích lũy cân bằng trở lại quanh vùng 1,250 điểm

CTCK Vietcombank (VCBS): VCBS nhận định VN-Index tiếp tục kết phiên 24/10 với nến đỏ giảm điểm do áp lực điều chỉnh mạnh của thị trường nói chung và cổ phiếu vốn hóa lớn nói riêng.

Ở khung đồ thị ngày, chỉ báo RSI, MACD đều hướng xuống vùng thấp cho thấy áp lực bán đang tương đối lớn. Bên cạnh đó, chỉ báo dòng tiền CMF duy trì neo ở vùng điểm thấp thể hiện tâm lý thận trọng của nhà đầu tư dâng cao. Tuy nhiên thanh khoản chưa ghi nhận biến động quá lớn và áp lực giảm điểm lên VN-Index phần lớn đến từ điều chỉnh rung lắc bất ngờ ở một số cổ phiếu vốn hóa lớn, còn lại thị trường nhìn chung vẫn chưa quá tiêu cực.

Trong kịch bản tích cực, khi nhà đầu tư chấp nhận mặt bằng giá hiện tại và gia tăng giải ngân ở những phiên tiếp theo, kỳ vọng thị trường sẽ tích lũy cân bằng trở lại quanh vùng điểm 1,250.

Ở khung đồ thị giờ, các chỉ báo RSI và MACD cũng đều cho tín hiệu ở vùng quá bán nhưng vẫn chưa có dấu hiệu tạo đáy đầu tiên cho thấy VN-Index vẫn có thể tiếp tục giảm điểm theo quán tính trong 1-2 phiên tới. Bên cạnh đó, chỉ báo DI- và ADX cũng đang ở vùng cao củng cố thêm cho nhận định trên.

Thị trường chỉ có thể vượt qua các vùng kháng cự này khi có các yếu tố hỗ trợ vĩ mô tốt

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): SHS cho rằng xu hướng ngắn hạn, VN-Index tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh về vùng giá quanh 1,255 điểm, giá cao nhất năm 2023, kháng cự gần nhất quanh 1,275 điểm.

Xu hướng trung hạn VN-Index tăng trưởng trên vùng hỗ trợ quanh 1,250 điểm, hướng đến vùng giá 1,300 điểm, mở rộng lên 1,320 điểm. Trong đó vùng giá 1,300 điểm, vùng kháng cự rất mạnh tương đương vùng giá cao nhất từ đầu năm 2024 và đỉnh giá tháng 06-08/2022.

Thị trường chỉ có thể vượt qua các vùng kháng cự này khi có các yếu tố hỗ trợ vĩ mô tốt, kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt trội. Đồng thời các yếu tố bất định như căng thẳng địa chính trị như cuộc chiến Nga - Ukraine, Trung Đông hạ nhiệt.

Tiếp tục đà giảm trong phiên kế tiếp

CTCK Yuanta Việt Nam (YSVN): YSVN cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục đà giảm trong phiên kế tiếp và chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm tra lại vùng hỗ trợ 1,240-1,250 điểm. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn tiếp tục gia tăng nhưng các chỉ báo kỹ thuật giảm sâu vào vùng quá bán, đặc biệt lực cầu ngắn hạn có dấu hiệu gia tăng ở nhóm cổ phiếu Midcaps và Smallcaps cho nên các nhà đầu tư cần hạn chế bán tháo ở phiên giảm kế tiếp.

Có thể giải ngân quanh 1,260 điểm nếu chấp nhận rủi ro

CTCK Tiên phong (TPS): TPS nhận định đà giảm điểm được duy trì và vùng hỗ trợ 1,260 điểm cũng đã bị vượt qua. TPS khuyến nghị nhà đầu tư nên chờ đợi và quan sát trong các phiên gần đây để tránh nhưng phiên biến động lớn. Chỉ mua khi dấu hiệu giảm điểm rõ ràng hơn.

CTCK này kỳ vọng vùng 1,240-1,260 điểm sẽ là 2 vùng hỗ trợ cứng và ở đây, VN-Index sẽ tìm được lực mua để trở lại xu thế tăng và tìm kiếm động lực vượt vùng kháng cự 1,300 điểm. Những nhà đầu tư chấp nhận được rủi ro có thể giải ngân quanh 1,260 điểm và chỉ nên giao dịch ngắn hạn.

Tiếp tục cập nhật…

Bài cập nhật

Thượng Ngọc

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock LIVE: Cơ hội nào để VN-Index vượt vũ môn? (24/10/2024)

>   Góc nhìn 24/10: Xu hướng ngắn hạn vẫn tiêu cực? (23/10/2024)

>   Góc nhìn 23/10: Bi quan trở lại? (22/10/2024)

>   Vietstock LIVE #12: Ngưỡng cửa 1300 và phản ứng của thị trường – Cơ hội nào để vượt vũ môn? (22/10/2024)

>   Bước vào mùa cao điểm thông tin, nhà đầu tư nên hành động ra sao? (22/10/2024)

>   Bầu cử Mỹ, các chính sách do Trump đề xuất mang theo rủi ro lạm phát cao hơn? (22/10/2024)

>   Góc nhìn 22/10: VN-Index sẽ rung lắc trong các phiên tới? (21/10/2024)

>   Có nên tích lũy DBC và ACV? (21/10/2024)

>   Góc nhìn tuần 21 - 25/10: Chưa thể lạc quan vượt 1,300? (20/10/2024)

>   Góc nhìn 18/10: Lên vùng 1,300 điểm? (17/10/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật