Chủ Nhật, 24/03/2024 17:02

Góc nhìn tuần 25 - 29/03: Cẩn trọng trước áp lực chốt lời

Theo BSC, phiên giao dịch 22/03 cho thấy sự giằng co của VN-Index tại ngưỡng 1,280. Nhà đầu tư nên cẩn trọng trong những phiên giao dịch tới, chỉ số có thể tiếp tục tích lũy tại ngưỡng này hoặc một lần nữa bị áp lực chốt lời đẩy xuống.

Rủi ro đảo chiều

CTCK KB Việt Nam (KBSV): Áp lực bán gia tăng quyết liệt khi chỉ số chạm cận dưới vùng cản 1,300 (+/-10) khiến cho VN-Index lập tức suy yếu, bất chấp những nỗ lực đẩy giá mạnh mẽ từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn ngay từ đầu phiên, cho thấy những tín hiệu phân phối mạnh tiềm tàng.

Mặc dù lực cầu cho phản ứng trở lại giúp chỉ số tránh được một phiên bulltrap tiêu cực, rủi ro đảo chiều xu hướng khi chỉ số tiếp cận vùng cản kế tiếp tại quanh 1,300 (+/-10). Rủi ro này cần tiếp tục được lưu ý nếu nhóm dẫn dắt thể hiện sự suy yếu.

Kiểm định hỗ trợ 1,270

CTCK Vietcap: Các chỉ số như VN-Index, VN30, VNMidcap, HNX-Index hay VNSmallcap đều đóng cửa phiên 22/03 trên các đường MA5, MA10 ngày để giữ tín hiệu ngắn hạn ở trạng thái Tích cực. Mặc dù vậy, mẫu nến cân bằng dạng Spinning top xuất hiện trên đồ thị của các chỉ số chủ chốt cho thấy lực mua tạm thời mất đi quyền kiểm soát xu hướng.

Dự báo trong phiên 25/03, chỉ số VN-Index có thể sẽ điều chỉnh giảm từ vùng cản tại 1,285-1,290 điểm. Các hỗ trợ cần được kiểm định sẽ là vùng 1,270 điểm (mức đỉnh gần nhất vừa vượt qua) hoặc thấp hơn sẽ là các đường MA5, MA10 đang nằm quanh 1,260 điểm. Nếu lực bán không mạnh, thị trường có thể sẽ phục hồi lại và có khả năng sẽ vượt mốc 1,290 điểm sau đó.

Rủi ro ngắn hạn ở mức thấp

CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta): Thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh trong phiên đầu tuần và chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định lại vùng hỗ trợ 1,268 - 1,270 điểm. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên đồ thị giá của chỉ số VN-Index có thể sẽ chưa thể vượt hoàn toàn mức 1,270 điểm và thường sẽ xuất hiện các nhịp điều chỉnh để kiểm tra lại vùng hỗ trợ mới này. Ngoài ra, rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp cho nên đồ thị giá có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong tuần giao dịch tới.

Cẩn trọng trước áp lực chốt lời

CTCK BIDV (BSC): Phiên giao dịch 22/03 cho thấy sự giằng co của VN-Index tại ngưỡng 1,280. Nhà đầu tư nên cẩn trọng trong những phiên giao dịch tới, chỉ số có thể tiếp tục tích lũy tại ngưỡng này hoặc một lần nữa bị áp lực chốt lời đẩy xuống.

Rủi ro ngắn hạn gia tăng

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Xét dưới góc nhìn ngắn hạn, thị trường vẫn vận động tích cực và VN-Index đang trong nhịp tăng ngắn hạn nhưng dự báo sẽ tiếp tục có những diễn biến bất thường khi tiến gần tới ngưỡng kháng cự mạnh quanh 1,300 điểm. SHS không đánh giá cao khả năng VN-Index vượt 1,300 điểm để hình thành uptrend mạnh mẽ mà thiên về khả năng khu vực 1,300 sẽ có rung lắc và rất có thể thị trường sẽ điều chỉnh giảm khi đà tăng ngắn hạn suy yếu và giảm hưng phấn. Nhà đầu tư ngắn hạn nên thận trọng ở giai đoạn hiện tại bởi VN-Index đang vận động ở vùng điểm số cao phía trên kênh tích lũy trung hạn nên rủi ro ngắn hạn đang tăng lên.

Về góc nhìn trung hạn VN-Index đang có đà tăng mạnh nhưng đang vận động trên nền tích lũy chưa đủ dài và tin cậy nên khả năng thị trường hụt hơi sau nhịp tăng ngắn hạn là hoàn toàn có thể xảy ra. Tthị trường sẽ tiếp tục kéo dài thêm quá trình tích lũy quanh kháng cự mạnh 1,300 điểm trước khi có thể vượt cản này để hình thành uptrend.

Tận dụng nhịp rung lắc để cơ cấu danh mục

CTCK Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS): VN-Index ghi nhận tuần giao dịch 18 - 22/03 biến động mạnh khi tiếp cận lại khu vực đỉnh cũ 1,270-1,280.

Ở khung đồ thị ngày, chỉ số chung đã chạm đường biên trên của dải Bollinger band và có dấu hiệu rung lắc kiểm tra lại vùng hỗ trợ quanh 1,270 – 1,280. Chỉ báo dòng tiền CMF vẫn hướng lên cho tín hiệu dòng tiền vẫn tham gia thị trường cùng với việc chỉ báo DI+ và ADX đều đang ở mức cao cho thấy VN-Index sẽ sớm tiếp cận khu vực 1,300 – 1,310.

Ở khung đồ thị giờ, VN-Index kết phiên hình thành nến hammer sau khi kiểm tra lại khu vực hỗ trợ. Tuy nhiên, 2 chỉ báo RSI và MACD đang ở vùng cao nên xác suất các phiên tới VN-Index sẽ tiếp tục rung lắc tích lũy trước khi có nhịp tăng mới.

Nhà đầu tư nên tận dụng những phiên rung lắc điều chỉnh trong tuần tới (25 29/03) để cơ cấu lại danh mục theo hướng ưu tiên chốt lời ngắn hạn các cổ phiếu đã đạt lợi nhuận mục tiêu hoặc đã chạm nhưng chưa thể bứt phá khỏi vùng kháng cự, đồng thời chuyển sang giải ngân mới với các cổ phiếu chưa bật mạnh so với nền giá gần nhất. Một số nhóm ngành đáng chú ý trong thời gian tới bao gồm chứng khoán, ngân hàng, bất động sản.

Đông Tư

FILI

Các tin tức khác

>   Cổ phiếu GIL, LHG và TNH có tiềm năng? (25/03/2024)

>   Cổ phiếu FDI có hấp dẫn nhà đầu tư? (23/03/2024)

>   Góc nhìn 22/03: Hạn chế mua đuổi? (21/03/2024)

>   Góc nhìn 21/03: Rủi ro khi tiếp cận ngưỡng 1,300? (20/03/2024)

>   Góc nhìn 20/03: Tiếp tục rung lắc? (19/03/2024)

>   VIC sẽ lãi bao nhiêu khi thoái vốn VRE? (19/03/2024)

>   Góc nhìn 19/03: Cần thêm thời gian tích lũy? (18/03/2024)

>   Cơ hội nào cho cổ phiếu KDH, TCH và PVD? (18/03/2024)

>   Góc nhìn tuần 18 - 22/03: Kiểm định kháng cư 1,270 - 1,275 (17/03/2024)

>   VN-Index có khả năng vượt vùng 1,280 điểm? (15/03/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật