Góc nhìn tuần 18 - 22/03: Kiểm định kháng cư 1,270 - 1,275
Theo Chứng khoán Vietcap, VN-Index sẽ kiểm định lại kháng cự đỉnh gần nhất tại 1,270 - 1,275 điểm. Nếu lực mua đủ mạnh để vượt kháng cự này, chỉ số sẽ kéo dài đà tăng để hướng lên kháng cự mạnh tiếp theo, là vùng đỉnh quý 3/2022 tại 1,285 - 1,290 điểm.
Kiểm định kháng cư 1,270 - 1,275
CTCK Vietcap: Dự báo phiên 18/03, nhịp kiểm định hỗ trợ MA10 tại 1,258 - 1,260 điểm tương đối thành công của VN-Index có thể thúc đẩy chỉ số này tăng điểm.
Theo đó, VN-Index sẽ kiểm định lại kháng cự đỉnh gần nhất tại 1,270 - 1,275 điểm. Nếu lực mua đủ mạnh để vượt kháng cự này, chỉ số sẽ kéo dài đà tăng để hướng lên kháng cự mạnh tiếp theo, là vùng đỉnh quý 3/2022 tại 1,285 - 1,290 điểm.
Tận dụng rung lắc để tái cơ cấu danh mục lướt sóng
CTCK Phú Hưng (PHS): Theo quan điểm kỹ thuật, VN-Index có phiên giảm điểm nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức bình quân 10 và 20 phiên, hàm ý dòng tiền vẫn hoạt động tích cực. Không những vậy, chỉ số tạo nến giảm Doji sau hai phiên giảm và giữ đóng cửa trên MA5 thể hiện áp lực chốt lời có phần hạ nhiệt, cùng với tín hiệu đóng cửa trên đường MA20 và 50 hướng lên tích cực, cho thấy rủi ro tạo hai đỉnh ở vùng 1,250 – 1,270 điểm đã giảm bớt và xu hướng phục hồi vẫn hiện hữu.
Do đó, nếu chỉ số có thể tiếp tục giữ được đóng cửa trên MA5 trong những phiên 18/03 thì cơ hội vượt đỉnh sẽ tăng lên và khi đó vùng kháng cự gần có thể quanh ngưỡng tâm lý 1,300 điểm.
Đối với sàn Hà Nội, HNX-Index có diễn biến tương tự. Mặc dù chỉ số có phiên giảm điểm nhẹ nhưng vẫn giữ đóng cửa trên MA5, cùng với MA5 giữ trạng thái phân kỳ dương so với MA20, cho thấy phiên giảm điểm vừa qua có thể chỉ mang tính kỹ thuật và xu hướng chính vẫn là phục hồi, với kháng cự gần quanh vùng tâm lý 250 điểm.
Nhìn chung, thị trường vẫn giữ được xu hướng phục hồi sau phiên giảm điểm 15/03. Do đó, nhà đầu tư có thể cân nhắc tận dụng các phiên điều chỉnh rung lắc để tái cơ cấu lại danh mục lướt sóng. Trong đó, ưu tiên các cổ phiếu có cơ bản tốt, triển vọng lợi nhuận tăng trưởng và đang thu hút được dòng tiền mạnh.
VN-Index tích lũy trước khi tăng tới 1,300
CTCK Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS): Ở khung đồ thị ngày, chỉ số chung đang có diễn biến rung lắc, tích lũy trở lại sau khi chạm mốc hỗ trợ 1,240 tương đương với mức 0.786 của thang đo Fibonacci thoái lui, chỉ báo dòng tiền CMF tuy hướng xuống nhưng vẫn đang neo ở vùng cao 0.17 cho thấy thị trường hiện tại vẫn chưa quá xấu. Nếu VN-Index tiếp tục điều chỉnh tích lũy thì kỳ vọng sẽ sớm lấy lại động lực và quay lại xu hướng tăng.
Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo dòng tiền CMF vẫn đang hướng lên cho thấy dòng tiền vẫn đang tham gia thị trường và chưa có dấu hiệu rút ra cùng chỉ báo RSI mới hình thành 1 đỉnh và chưa cho dấu hiệu hình thành đỉnh thứ 2 cho thấy xác suất cao thị trường sẽ tiếp tục tích lũy trước khi bước vào nhịp tăng điểm mới và hướng lên khu vực 1,300.
Dòng tiền chờ đợi nhịp chỉnh
CTCK Asean (Aseansc): Dòng tiền đang chờ tham gia thị trường ở những nhịp rung lắc vẫn còn tương đối lớn. Song, nhà đầu tư cần lưu ý những rủi ro ngắn hạn vẫn còn hiện hữu và áp lực bán có thể quay lại bất cứ lúc nào.
Rủi ro đảo chiều gia tăng
CTCK KB Việt Nam (KBSV): Mặc dù xu hướng tăng điểm vẫn đang được bảo lưu và cơ hội hồi phục vẫn đang được để ngỏ, sự suy yếu của lực cầu và thiếu đi nhóm dẫn dắt sẽ khiến cho xác suất vượt đỉnh của VN-Index ngày càng giảm và rủi ro đảo chiều ngày càng gia tăng.
NĐT được khuyến nghị tránh mua đuổi trong các nhịp hồi phục, có thể thực hiện bán chốt lời từng phần và hạ tỷ trọng các vị thế trading khi chỉ số tiếp cận vùng cản kế tiếp quanh 1,300 (+/-10).
Giằng co ở vùng giá cao
CTCK BIDV (BSC): Hiện tại thị trường vẫn đang tiếp tục xu hướng giằng co trong vùng giá cao, nhà đầu tư nên giao dịch cẩn trọng trong những phiên tới.
Đông Tư
FILI
|