Thứ Hai, 01/07/2019 22:10

Ảnh hưởng của việc chuyển giao tài sản trong những gia đình giàu có nhất thế giới đến châu Á

Châu Á và lĩnh vực đầu tư tác động (impact investing) có vẻ sẽ hưởng lợi khi tài sản của các gia tộc giàu có nhất thế giới đang có sự chuyển giao giữa các thế hệ trong vòng 10 năm tới.

Cho đến năm 2030, sẽ có tới 15.4 ngàn tỷ USD sẽ được truyền lại từ một thế hệ, theo công ty nghiên cứu tài sản toàn cầu Wealth-X. Công ty này nghiên cứu những người có trong tay số tài sản từ 5 triệu USD trở lên và họ đã thu được con số 2.6 triệu người với tổng số tài sản là 57 ngàn tỷ USD.

Các vụ chuyển nhượng lớn nhất được dự báo sẽ xảy ra ở châu Âu và Bắc Mỹ, với tổng cộng 8.8 ngàn tỷ USD sẽ được truyền lại cho thế hệ tiếp theo trong thập kỷ tới. Trong số đó, 3.2 ngfn tỷ USD sẽ được chuyển nhượng tại châu Âu.

Các vụ chuyển nhượng sẽ có quy mô tương đối nhỏ hơn ở châu Á – 1.88 ngàn tỷ USD – vì các chủ sở hữu doanh nghiệp ở Trung Quốc và Ấn Độ đều còn tương đối trẻ.

Việc chuyển giao sang thế hệ trẻ hơn có thể châm ngòi cho mối quan tâm mới về đầu tư tác động cũng như việc đầu tư có ý thức vào ESG (quản trị môi trường, xã hội và doanh nghiệp), Wealth-X cho biết. Công ty này còn nói rằng mặc dù việc bảo toàn tài sản sẽ là mối quan tâm chính, nhưng những người thừa kế trẻ tuổi cũng đặc biệt quan tâm đến việc tài sản của họ có tác động gì đến xã hội và môi trường hay không, dựa theo sự quan tâm ngày càng tăng trong lĩnh vực đầu tư tác động và có trách nhiệm.

Scott Hasley, Giám đốc điều hành kiêm người đứng đầu mảng quản lý tài sản gia đình Mỹ/Canada của BlackRock, nói trong một tuyên bố: “ESG là lĩnh vực mà vài năm trước có rất ít khách hàng của chúng tôi quan tâm đến. Mặc dù hiện nay nó vẫn là còn tương đối nhỏ, nhưng lại đang phát triển cực kỳ nhanh. Ngày nay, tôi ước tính có đến 80% khách hàng của chúng tôi đang đầu tư trực tiếp vào cổ phiếu, tài sản có thu nhập cố định và/hoặc các giải pháp ESG mang tính thay thế, hoặc đang nghiên cứu loại tài sản này một cách nghiêm túc”.

Tiến sĩ Rebecca Gooch, Chuyên gia nghiên cứu tại Campden Wealth, cho biết trong năm 2018: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thế hệ tiếp theo và đặc biệt là thế hệ Thiên niên kỷ (Millennials) đang đẩy mạnh đầu tư tác động trong lĩnh vực quản lý tài sản gia đình. Điều này chính là chìa khóa, bởi vì chúng ta đang đứng ngay cột mốc chuyển đổi của quá trình chuyển tiếp thế hệ dự kiến diễn ra trong vòng 10-15 năm tới”.

Các nhà đầu tư giàu có đang tích cực tìm kiếm các cơ hội đầu tư ở châu Á, và các gia đình cực kỳ giàu có ở châu Âu và Bắc Mỹ, có nghĩa là họ muốn thành lập thương hiệu quản lý tài sản gia đình ở Singapore hoặc Hồng Kông.

Theo một thông báo được công bố vào năm 2018 của KPMG và Hiệp hội quản lý tài sản tư nhân của Hồng Kông – nhóm vận động cho ngành quản lý tài sản và ngân hàng tư nhân, chuyên khảo sát các nhà quản lý tài sản tư nhân, nhóm này cho rằng các công ty quản lý tài sản gia đình nước ngoài là khu vực tăng trưởng quan trọng thứ hai của Hồng Kông – cho biết các nhà đầu tư giàu có ở Trung Quốc đại lục sẽ trở thành những người đầu tư quan trọng nhất.

Các công ty quản lý tài sản ở Hồng Kông và Singapore đã cố gắng để phát triển các tiêu chuẩn xung quanh các hoạt động của họ, đồng thời thúc đẩy các cơ quan nhà nước nên có các chế độ pháp lý thân thiện hơn.

Trong 10 năm qua, cả hai thành phố trên đã vươn lên được vị trí cao hơn trong bảng xếp hạng các trung tâm tài chính thế giới, là nơi mà những người giàu nhất thế giới đầu tư vốn của họ.

Ở Hồng Kông, PWMA đã xuất bản một tờ báo vào năm 2018, trong đó họ gọi kêu gọi chính quyền thành phố nên đưa ra những ưu đãi thuế lớn hơn và rõ ràng hơn để thu hút thêm nhiều công ty quản lý tài sản gia đình thành lập tại đây.

Ở Singapore, nơi mà các quan chức Hồng Kông cho biết là đang dịch chuyển mạnh mẽ để thu hút các cá nhân có giá trị ròng cực cao toàn cầu, các ngân hàng đã tạo ra các chương trình đào tạo quản lý tài sản để bổ sung vào danh sách các nhân viên ngân hàng chuyên ngành tài sản cá nhân. Năm 2018, Ngân hàng OCBC Singapore thông báo hợp tác với Viện Quản lý Tài sản của Đại học Công nghệ Nanyang để biến các nhân viên ngân hàng chuyên ngành bán lẻ thành các nhân viên chuyên ngành tài sản cá nhân.

Theo Wealth-X, các cá nhân có trong tay số tài sản 100 triệu USD trở lên chỉ khoảng 18,840 người, thế nhưng họ lại sở hữu tới 8 ngàn tỷ USD tài sản chuyển giao. Ở châu Âu, những người sở hữu 100 triệu USD trở lên được dự kiến là sẽ chuyển giao hơn 2 ngàn tỷ USD tài sản, trong khi đó ở Bắc Mỹ, số tài sản chuyển giao đáng giá 3.7 ngàn tỷ USD. Khoảng 63% số tài sản mà Wealth-X nghiên cứu sẽ được chuyển giao giữa những người có giá trị từ 100 triệu USD trở lên.

Vũ Hạo (Theo SCMP)

FiLi

Các tin tức khác

>   Đằng sau cái bắt tay giữa ông Trump và ông Tập là sự ngờ vực tột cùng về thương mại (01/07/2019)

>   Tài sản của giới tỷ phú Pháp đang tăng nhanh nhất trên hành tinh (01/07/2019)

>   Facebook chặn quảng cáo kêu gọi 'tẩy chay' bầu cử tổng thống Mỹ (01/07/2019)

>   Cố vấn Nhà Trắng nói gì sau khi ông Trump cho phép Huawei mua hàng hóa Mỹ? (01/07/2019)

>   Tin xấu lại về với Trung Quốc, hoạt động sản xuất bất ngờ thu hẹp, yếu nhất kể từ tháng 1/2019 (01/07/2019)

>   Trung Quốc: Vẫn còn chặng đường rất dài trước khi tiến tới thỏa thuận Mỹ-Trung (01/07/2019)

>   Ông Trump: "Chúng tôi đã tạo ra một nền kinh tế nếu là số 2 thì không ai số 1" (01/07/2019)

>   Vì ông Tập chậm trễ, Tổng thống Brazil hủy họp với Trung Quốc (30/06/2019)

>   G20 suýt không ra được tuyên bố chung vì bất đồng (30/06/2019)

>   Nhượng bộ về Huawei, ông Trump đang muốn một thỏa thuận hơn là chiến tranh lạnh? (30/06/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật