Thứ Hai, 01/07/2019 12:03

Tin xấu lại về với Trung Quốc, hoạt động sản xuất bất ngờ thu hẹp, yếu nhất kể từ tháng 1/2019

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ suy yếu trong tháng 6/2019 và ở mức yếu nhất kể từ tháng 1/2019, dựa trên kết quả thăm dò của cuộc khảo sát tư nhân.

Chỉ số PMI tháng 6/2019 của Caixin/Markit đạt mức 49.4, yếu nhất kể từ tháng 1/2019 – thời điểm chỉ số này đạt 48.3.

Trước đó, các chuyên viên phân tích tham gia cuộc thăm dò của Reuters dự báo chỉ báo này đạt 50. PMI tháng 5/2019 đạt 50.2.

Chỉ số PMI trên 50 ám chỉ sự mở rộng, còn ngược lại thể hiện sự thu hẹp.

Sở dĩ chỉ số PMI ảm đạm là do số lượng đơn đặt hàng mới giảm xuống phạm vi thu hẹp – một điều cho thấy nhu cầu nội địa đang suy giảm, Zhengsheng Zhong, Giám đốc bộ phận phân tích vĩ mô tại CEBM Group, công ty liên kết với Caixin, cho hay. Chỉ số đo lường số đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng trong phạm vi âm.

“Nhìn chung, nền kinh tế Trung Quốc đang chịu thêm áp lực trong tháng 6/2019”, ông Zhong cho biết trong một báo cáo. “Việc các nhà hoạch định chính sách đưa ra thêm chính sách phản chu kỳ là vô cùng quan trọng. Các dạng chính sách thúc đẩy cơ sở hạ tầng, sản xuất công nghệ cao và tiêu dùng mới có khả năng sẽ là trọng tâm chính về chính sách”.

Chỉ số PMI của Caixin trùng khớp với chỉ số từ PMI chính thức của Trung Quốc trong tháng 6/2019, thu hẹp mạnh hơn dự báo, theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) trong ngày Chủ nhật (30/06). Điều này cũng không có gì khác so với tháng trước.

Các cuộc khảo sát PMI chính thức thường thăm dò ý kiến của các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp Nhà nước. Chỉ báo PMI của Caixin lại khảo sát những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

PMI là kết quả khảo sát các doanh nghiệp về môi trường hoạt động. Những dữ liệu này mang lại góc nhìn đầu tiên về những gì đang diễn ra trong nền kinh tế vì chúng nằm trong bộ những chỉ báo kinh tế quan trọng được công bố mỗi tháng.

Đối với Trung Quốc, PMI là một trong những chỉ số kinh tế mà các nhà đầu tư trên toàn cầu theo dõi chặt chẽ để tìm kiếm các tín hiệu rắc rối giữa những “cơn gió ngược” trong nước và tranh chấp thương mại Mỹ-Trung hiện tại.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   Trung Quốc: Vẫn còn chặng đường rất dài trước khi tiến tới thỏa thuận Mỹ-Trung (01/07/2019)

>   Ông Trump: "Chúng tôi đã tạo ra một nền kinh tế nếu là số 2 thì không ai số 1" (01/07/2019)

>   Vì ông Tập chậm trễ, Tổng thống Brazil hủy họp với Trung Quốc (30/06/2019)

>   G20 suýt không ra được tuyên bố chung vì bất đồng (30/06/2019)

>   Nhượng bộ về Huawei, ông Trump đang muốn một thỏa thuận hơn là chiến tranh lạnh? (30/06/2019)

>   Vladimir Putin: Nga và Ả-rập Xê-út đồng ý gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu, có thể kéo dài thêm 9 tháng (29/06/2019)

>   Ngôn ngữ cơ thể của Trump tại G20 (29/06/2019)

>   Ông Trump cho phép Huawei mua hàng hóa Mỹ (29/06/2019)

>   Ông Trump đề nghị gặp ông Kim Jong Un ở biên giới Hàn-Triều (29/06/2019)

>   Mỹ và Trung Quốc đình chiến thương mại để đàm phán về một thỏa thuận lâu dài (29/06/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật