Thứ Năm, 30/03/2017 07:00

Campuchia: Các tổ chức tài chính vi mô suy nghĩ gì về mức trần lãi suất mới?

Quan chức cấp cao của Hiệp hội Tài chính vi mô Campuchia (CMA), ông Hout Ieng Tong, gần đây cho biết các tổ chức tài chính vi mô (MFI) sẽ không phản đối mức trần lãi suất mới, dự kiến sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/04 tới.

Theo đó, Chủ tịch Hout Ieng Tong của CMA hôm 23/03 cho biết, các MFI sẽ không tìm cách nâng mức trần lãi suất tài chính vi mô lên được bởi vì Chính phủ đã xem xét thấu đáo các vấn đề trước khi đưa ra quyết định.


Trước đó, hôm 13/03, Ngân hàng Quốc gia Campuchia (NBC) đã thông báo quyết định ấn định mức trần lãi suất mới đối với các tổ chức tài chính vi mô, các tổ chức tài chính vi mô nhận tiền gửi (MDI) và các tổ chức tín dụng nông thôn được cấp phép xuống còn 18%/năm nhằm hỗ trợ các hộ nghèo, khống chế tình trạng nợ nần quá nhiều và giảm tỷ lệ nghèo đói.

Theo ông Hout Ieng Tong, NBC và Bộ Tài chính đã đề xuất các giải pháp và cơ chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các MFI trong việc quản lý các vấn đề liên quan đến lãi suất trong hoạt động kinh doanh của họ.

Sau khi mức trần lãi suất mới được công bố, ông Hout Ieng Tong cho biết CMA đã bày tỏ lo ngại về hành động rút vốn của các cổ đông và những nhà cho vay. Tuy nhiên, sau khi diễn ra phiên họp với các nhóm đối tượng này thì mức trần lãi suất hiện không còn là một vấn đề nữa. Bên cạnh đó, các MFI sẽ cố gắng cắt giảm chi phí hoạt động của họ khi áp dụng mức trần lãi suất mới. Ông chia sẻ: “Chúng tôi sẽ cố gắng đầu tư và tăng cường khả năng duy trì thu nhập ở mức cao sau khi áp dụng mức trần lãi suất mới”.

Ông Ieng Tong cho biết thêm, NBC sẽ xem xét các cơ chế mà CMA đã đề xuất để giúp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các MFI.

Khoảng một tuần sau khi NBC thông báo áp mức trần lãi suất 18% đối với tất cả các tổ chức cho vay vi mô, CMA cho biết sẽ yêu cầu NBC xem xét lại mức trần lãi suất này, đồng thời yêu cầu Ngân hàng Trung ương tìm kiếm nguồn vốn nước ngoài để cung cấp các khoản vay tới các MFI.

Khi đó, ông Hout Ieng Tong chia sẻ: “Chúng tôi sẽ yêu cầu sự trợ giúp của NBC nhằm tìm kiếm nguồn tài trợ nước ngoài với lãi suất thấp hơn để cho các MFI vay”.

Theo ông Ieng Tong, nếu các MFI tự tìm nguồn vốn từ nước ngoài thì lãi suất sẽ cao hơn so với nguồn vốn do NBC vay. Theo ông, mức lãi suất vay nước ngoài thông thường từ khoảng 8% đến 10% - gồm cả khoản thuế của Chính phủ - sẽ gia tăng chi phí hoạt động của các MFI và khiến họ gặp khó khăn trong việc cấp các khoản vay vi mô có lãi suất thấp cho người dân. 

Được biết, bộ phân chuyên môn của NBC đã đồng ý hạ hoặc cắt giảm bớt phí cấp phép thường niên cho các MFI và MDI, đồng thời nhất trí hoãn yêu cầu dự trữ đối với các khoản vay nước ngoài, hoãn áp dụng vốn yêu cầu tối thiểu (10%), hoãn yêu cầu dự trữ tiền gửi (8%) và trực tiếp cấp một số khoản vay bằng đồng riel cho các MFI nhằm đảm bảo họ duy trì được mức vốn hợp lý.

Bên cạnh đó, CMA và NBC cũng sẽ tiến hành làm việc với Bộ Kinh tế và Tài chính để giảm thuế nhà thầu (14%) và thuế thu nhập (10%).

Ông Ieng Tong cũng cho biết, những đề xuất trên sẽ được NBC trả lời trong tuần này.

Đề cập đến những đề xuất trên, CEO Sok Voeun của Công ty LOLC (Cambodia) cho rằng việc NBC phê duyệt các đề xuất của CMA có thể giúp các MFI duy trì hoạt động hiệu quả nhờ giảm bớt một số gánh nặng đối với lĩnh vực này.

Chủ tịch Bun Mony của Vithey Microfinance cho rằng mức 18% sẽ không liên quan đến quy mô của các khoản vay cho dù chỉ vay 200 USD hoặc 100,000 USD. Tuy nhiên, theo ông Voeun, với các khoản vay cao hơn 3,000 USD thì mức lãi suất 18% là hợp lý, nhưng với những khoản vay dưới 3,000 USD thì mức lãi suất này có thể gây khó khăn cho các MFI.

Ông Bun Mony cũng chia sẻ thêm, để xây dựng niềm tin cho các cổ đông và phía nhà cho vay, các MFI cần xác định khả năng quản lý hiệu quả của mình bằng cách cắt giảm chi phí hoạt động.

Theo ý kiến của Giám đốc Trung tâm Nghên cứu Chính sách, ông Chan Sophal, mức trần lãi suất cần được xem xét một cách hợp lý. Nếu như các MFI buộc phải cho vay với mức lãi suất thấp hơn thì họ có thể giảm số lượng đối với các khoản cho vay. Bên cạnh đó, mức lãi suất thấp hơn có thể sẽ buộc các MFI có quy mô nhỏ phải đóng cửa. Ông nói: “Chúng ta cần nhìn nhận mọi thứ từ cả hai phía chứ không chỉ riêng đứng trên quan điểm của người đi vay”./.

Các tin tức khác

>   Myanmar: Năm tài chính mới sẽ có nhiều chính sách và ưu đãi mới (28/03/2017)

>   Myanmar: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vượt mục tiêu (25/03/2017)

>   IMF: Lào cần thực hiện thêm nhiều cải cách kinh tế (23/03/2017)

>   Campuchia: Tăng sử dụng đồng riel có thể giúp nâng dự trữ ngoại hối (22/03/2017)

>   Động thái hạ trần lãi suất tài chính vi mô của THTW Campuchia có được ủng hộ? (21/03/2017)

>   Myanmar: Bài toán nan giải về vấn đề lãi suất và lạm phát cao (21/03/2017)

>   Myanmar: Ưu tiên xuất khẩu để đạt mục tiêu thương mại (18/03/2017)

>   Campuchia: Đô la hóa cao hạn chế khả năng chống lạm phát của NHTW (11/03/2017)

>   Lào tiếp tục đối mặt với thâm hụt ngân sách cao (10/03/2017)

>   NHTW Myanmar khuyến khích sử dụng kyat nhằm kiềm chế lạm phát (10/03/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật