Thứ Bảy, 18/03/2017 20:00

Myanmar: Ưu tiên xuất khẩu để đạt mục tiêu thương mại

Tổng giá trị thương mại của Myanmar tính từ đầu năm tài chính đến ngày 10/02 đạt 23 tỷ USD, tăng nhẹ từ mức 22 tỷ USD của cùng kỳ năm trước, the Myanmar Times đưa tin.

 

Theo số liệu chính thức của Bộ Thương mại Myanmar (MoC), tổng giá trị thương mại nước này tính đến cuối tháng 1 năm tài chính 2016 – 2017 đã đạt được 23 tỷ USD, trong khi mục tiêu MoC đề ra cho cả năm là 31 tỷ USD. Vì thế, trong 2 tháng còn lại MoC sẽ phải tiếp tục nỗ lực để đạt được mục tiêu trên, trong đó xuất khẩu sẽ được ưu tiên.

Phó bí thư U Khin Maung Lwin của MoC nhận định khối lượng của nhiều mặt hàng nhập khẩu đã giảm, trong đó giảm mạnh nhất là xi măng. Khối lượng xuất khẩu cũng giảm, trong đó xuất khẩu khí thiên nhiên đã sụt hàng tỷ tấn. Ông U Khin Maung Lwin cho biết: “Hiện tại, chúng tôi đang cố gắng để đạt mục tiêu 31 tỷ USD”.

Đến cuối tháng 02/2017, tổng giá trị nhập khẩu trong 10 tháng của Myanmar đạt trên 13 tỷ USD, giảm khoảng 450 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.

Theo MoC, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đầu tư đạt 5.420 tỷ USD, vật liệu thương mại ở mức 4.857 tỷ USD và nhập khẩu hàng tiêu dùng đạt hơn 3.262 tỷ USD. Theo ông U Khin Maung Lwin, mục tiêu nhập khẩu MoC đề ra là phải đạt 17 tỷ USD trước khi bước sang năm tài chính tới. Tuy nhiên, đến nay nhập khẩu chỉ mới ở mức khoảng 13 tỷ USD do giảm nhập khẩu hàng hóa nói chung cũng như sự sụt giảm mạnh trong nhập khẩu xi măng nói riêng.

Ông U Khin Maung Lwin giải thích, khối lượng nhập khẩu xi măng đã giảm 1.4 triệu tấn, tương đương 121 triệu USD về giá trị, so với cùng kỳ năm trước. Theo ông, nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này xuất phát từ sự gia tăng đáng kể lượng xi măng sản xuất trong nước.

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu đã đạt được 9.663 tỷ USD tính từ đầu năm tài chính đến ngày 10/02, tăng từ mức 9.159 tỷ USD của cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, doanh thu nhập khẩu đã giảm đi 450 triệu USD, trong khi doanh thu xuất khẩu đã tăng thêm hơn 500 triệu USD.

Theo Phó bí thư U Khin Maung Lwin, dù xuất khẩu tăng nhưng xuất khẩu hàng hóa chính của Myanmar là khí thiên nhiên thì lại giảm gần 1 tỷ USD.

Ông U Khin Maung Lwin nói thêm: “Mức xuất khẩu khí thiên nhiên hiện nay đã giảm và khiến chúng ta mất đi hàng tỷ USD. Sự sụt giảm này thật sự rất đáng lưu ý. Thế nhưng điều này cũng có nghĩa rằng khối lượng hàng hóa được xuất khẩu trong các lĩnh vực tư nhân đã tăng lên. Hiện chúng ta chỉ xuất khẩu khoảng 2.4 tỷ khí thiên nhiên trong khi trước đây xuất khẩu mặt hàng này đã đạt 3.7 tỷ USD, tức giảm đến 1.3 tỷ USD”.

Được biết, khí thiên nhiên là mặt hàng xuất khẩu chủ chốt đồng thời là nguồn thu xuất khẩu chính của Myanmar và lĩnh vực này đã bị tác động nặng nề do xu hướng giảm giá dầu trên thị trường thế giới. Sự sụt giảm này đang là vấn đề đáng lo ngại đối với Myanmar do doanh thu từ xuất khẩu khí thiên nhiên chiếm gần 50% tổng thu nhập xuất khẩu trong hầu hết các năm tài chính của quốc gia này.

Xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp như lúa gạo cũng sụt giảm do thời tiết xấu, lụt lội và lệnh trừng phạt của Chính phủ Trung Quốc. Xuất khẩu gạo ước tính giảm 200,000 tấn nhưng lại có dấu hiệu tăng trong lĩnh vực thương mại qua biên giới. Tuy nhiên, xu hướng này cũng đã bị chặn lại từ tháng 9 đến tháng 11/2016 do lệnh cấm từ phía Trung Quốc trong nỗ lực chống thương mại trái phép qua biên giới.

Trong tháng 10 năm ngoái, một số nguồn tin cho biết nhiều nông dân Myanmar đã gánh chịu thua lỗ nặng do các cơ quan cửa khẩu Trung Quốc đã tiến hành kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu nông sản từ Myanmar như lúa gạo, ngũ cốc, đường và các loại đậu. Bên cạnh đó, theo Liên đoàn Lúa gạo Myanmar (MRF), ngoài Trung Quốc, hiện Myanmar không có thị trường thật sự nào cho sản phẩm lúa gạo của mình cả.

Để đối phó với xu hướng giảm trong hoạt động thương mại, MoC cũng đã thực hiện các kế hoạch tái xuất khẩu. Tuy nhiên, theo ông U Khin Maung Lwin, để đạt được mục tiêu thương mại 31 tỷ USD trước khi kết thúc năm tài chính này, MoC sẽ cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa, trong đó xuất khẩu sẽ được ưu tiên trong nhiệm vụ đề ra./.

Các tin tức khác

>   Campuchia: Đô la hóa cao hạn chế khả năng chống lạm phát của NHTW (11/03/2017)

>   Lào tiếp tục đối mặt với thâm hụt ngân sách cao (10/03/2017)

>   NHTW Myanmar khuyến khích sử dụng kyat nhằm kiềm chế lạm phát (10/03/2017)

>   Lạm phát tháng 1/2017 của Lào ở mức cao trong khối ASEAN (10/03/2017)

>   Kinh tế Lào có thể tăng trưởng 7% trong năm nay (12/02/2017)

>   Lào là một điểm đến mới của các nhà đầu tư Nhật Bản (09/02/2017)

>   Campuchia, Lào và Myanmar sẽ tăng trưởng nhanh nhất châu Á? (18/01/2017)

>   Đưa quan hệ Việt - Lào đi vào chiều sâu, hiệu quả và thực chất (24/11/2016)

>   Thúc đẩy các dự án hợp tác Việt Nam-Lào (05/11/2016)

>   Việt Nam - Campuchia áp dụng thuế suất 0% nhiều mặt hàng (26/10/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật