Thứ Bảy, 02/07/2016 09:57

Tại sao nhà đầu tư nên xem phim kinh dị?

Phim kinh dị là một đề tài khá nhạy cảm. Nhưng đâu đó trong các bộ phim dường như các nhà đầu tư chứng khoán có thể thấy được vài vấn đề liên quan khá mật thiết với mình.

Phim kinh dị là gì?

Phim kinh dị là một thể loại phim tập trung khai thác những cảm xúc tiêu cực và gợi cho người xem nỗi sợ hãi thông qua cốt truyện, nội dung phim, những hình ảnh rùng rợn, bí hiểm, máu me, chết chóc...

Nếu nhìn sơ qua thì có vẻ không mấy liên quan đến thị trường tài chính. Nhưng nếu suy xét kỹ thì ít nhất nó cũng có một điểm chung đấy. Đó chính là sự sợ hãi (fear)!

Vì vậy, đôi khi coi vài bộ phim kinh dị cũng giúp nhà đầu tư hiểu được vài bài học quý giá về tài chính hành vi.

Nhà đầu tư thường sợ những gì?

Đã từ lâu các học giả bắt đầu nhận thấy thị trường chứng khoán không hẳn là cuộc chơi của những con số. Bởi nếu đơn giản như thế thì có lẽ các chuyên gia lập trình hoặc các giáo sư đại học đã trở thành tỷ phú và thống trị Wall Street từ lâu. Nhưng thực tế lại không như vậy vì các nhà đầu tư về cơ bản không phải là robot. Họ có lòng tham và sự sợ hãi. Điều đó khiến họ đôi khi hành động không theo logic tại những thời điểm quyết định.

Trong các phim kinh dị, có vẻ một đội quân xác sống (thường là khá đần) chạy long nhong ngoài đường vào buổi sáng vẫn có vẻ ít gây hoảng loạn hơn một tên sát nhân đeo mặt nạ và cầm dao rựa vào đêm khuya (kiểu như nhân vật Jason Voorhees trong phim Friday the 13th). Lý do là trong trường hợp xác sống thì ít nhất nạn nhân cũng nhìn thấy rõ được mối đe dọa đang đến với mình và không bị yếu tố bất ngờ chi phối. Khi đó họ có thể lên kế hoạch chạy trốn hoặc phản kháng.

Trong trường hợp bị bất ngờ thì lại khác. Đa phần các nạn nhân đều là các thanh niên khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Nếu như những người này bình tĩnh thì có khi tên sát nhân phải chiến đấu đến “khô máu” mới giết được họ. Nhưng nếu bị bất ngờ hoặc đang hoảng sợ thì hầu hết các trường hợp đều dễ dàng như … giết chuột.

Sát nhân Jason Voorhees trong phim Friday the 13th

Nỗi sợ lớn nhất đôi khi lại là nỗi sợ về những gì mình … không biết hoặc không dự đoán được. Một vụ phá giá đồng nội tệ bất ngờ của NHTW đôi khi còn đáng sợ và gây ra nhiều thiệt hại đáng kể cho nhà đầu tư hơn là một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã được các chuyên gia dự báo từ trước.

Vậy ta rút ra được điều gì từ việc này? Theo các học giả hàng đầu về tài chính hành vi như Daniel Kahneman (Nobel Kinh tế 2002), Robert J. Shiller (Nobel Kinh tế 2013)… thì khi tính bất ngờ càng cao thì nỗi sợ sinh ra nhiều khả năng sẽ càng lớn.

Đâu là giải pháp?

Tránh bị rơi vào hoảng loạn. Nếu để ý kỹ thì chúng ta sẽ thấy thường các nhân vật phản diện trong các phim kinh dị dù đôi khi có năng lực hơn người nhưng cũng không đến mức quá khủng khiếp như kiểu Magneto hay Apocalypse nhưng vẫn gây ra được những tội ác kinh hoàng.

Hầu hết các nhân vật này đều có điểm chung là rất giỏi giăng bẫy hoặc tạo sự hoảng loạn cho nạn nhân. Chính điều này đã phần nào bù đắp sự “yếu kém” về năng lực. Kiểu như con chó chăn bò có thể lùa cả đàn gia súc dù sức mạnh cơ bắp của nó về cơ bản không vượt trội.

Thao túng sự sợ hãi (fear) có lẽ cũng là bí quyết của các tay to, “cá mập”… trên thị trường chứng khoán. Các tin xấu thường bị khuếch đại quá mức so với thực tế. Tâm lý bầy đàn (herding bias)(*) sẽ làm phần còn lại và khiến nhiều nhà đầu tư yếu bóng vía chết thảm như các nạn nhân trong phim kinh dị.

Giải pháp cho vấn đề này là nhà đầu tư phải nghiên cứu thật kỹ quá khứ. Khi có các tin bất ngờ (breaking news) xuất hiện thì nên so sánh nó với một hiện tượng tương tự từng xảy ra trong quá khứ xem biến động của thị trường như thế nào để lên phương án hành động. Điều này sẽ hợp lý hơn là để cho các phương tiện truyền thông hoặc các nhà đầu tư khác ảnh hưởng và chi phối hành động của mình.

Đừng bao giờ tự tin quá mức. Thường thì các nhân vật dễ bị “thịt” nhất trong các phim kinh dị là mẫu nhân vật quá chủ quan hoặc quá anh hùng. Kiểu như một mình đi vào căn nhà hoang hay cố gắng chống cự thay vì bỏ chạy dù không có lợi thế về mặt thể lực hay quân số (như trong phim Wrong Turn).

Nhà đầu tư thường bị lỗ cũng từ sự tự tin tương tự. Quá tin tưởng vào phương pháp đầu tư của mình nhưng lại không đưa ra phương án dự phòng cắt lỗ trong trường hợp sụt giảm bất ngờ xảy ra là một trong những sai lầm “kinh điển” nhất trên thị trường chứng khoán.

Vì vậy, bên cạnh việc mơ mộng về những khoản lợi nhuận trong tương lai thì nhà đầu tư cần đặt ra ngưỡng cắt lỗ (cut loss) ngay khi mua cổ phiếu. Điều này sẽ giúp gia tăng khả năng sống sót của nhà đầu tư trước sự khắc nghiệt của thị trường.

Như trong trường hợp của HAR dưới đây, nếu nhà đầu tư mua vào tại vùng 5,500-6,000 không cắt lỗ sớm thì có thể thua lỗ đến 30% chỉ trong 2-3 tuần sau đó.

(*) Tâm lý bầy đàn (herding bias) là một thuật ngữ của tài chính hành vi. Theo nghiên cứu của Hirschleifer (2001) thì yếu tố này thuộc khuynh hướng xã hội (social bias). Điều này sẽ gây thua lỗ cho nhà đầu tư bằng cách khiến họ tin vào những tin đồn trên thị trường, những câu chuyện đầu tư hấp dẫn được viết ra bởi những “tay to” hoặc chỉ đơn giản mua/bán những cổ phiếu được quá nhiều người chú ý hay nhắc đến.

Các tin tức khác

>   Brexit Diary (26/06/2016)

>   Brexit: Waterloo lặp lại? (25/06/2016)

>   “Mặt trái của phố Wall” và MTM (23/06/2016)

>   Những điều Trader có thể học từ Cá sấu (22/06/2016)

>   Hồ sơ đăng ký giao dịch tại UPCoM: Đơn giản, nhanh gọn và nhiều hệ lụy? (21/06/2016)

>   Chu kỳ - Yếu tố quan trọng bậc nhất đối với nhà đầu tư (16/06/2016)

>   Đầu cơ theo Phân tích kỹ thuật (13/06/2016)

>   Những kinh nghiệm khi sử dụng khối lượng (02/06/2016)

>   Bài toán tính lãi tiền bán bò và câu chuyện bất thường của cổ phiếu HNG (28/05/2016)

>   Chiến lược đầu tư của thế hệ Y có gì khác với thế hệ X? (25/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật