Thứ Hai, 13/06/2016 15:28

Đầu cơ theo Phân tích kỹ thuật

Mặc dù đầu cơ luôn đi kèm với rủi ro nhưng viễn cảnh kiếm được lợi nhuận cao một cách nhanh chóng vẫn hấp dẫn một bộ phận không nhỏ nhà đầu tư. Đầu cơ có nhiều trường phái như đầu cơ theo tin đồn, theo phân tích kỹ thuật…Trong khuôn khổ bài viết này, người viết chỉ đề cập đến khía cạnh đầu cơ theo phân tích kỹ thuật.

Đầu cơ là gì?

Đầu cơ (speculation) có gốc La-tin là speculari, có nghĩa là theo dõi và quan sát. Định nghĩa theo cách này cho thấy mặt tích cực của các nhà đầu cơ. Họ chỉ đơn giản rèn luyện cách “nhìn thấy trước được tương lai” và kiếm lợi từ nó.

Vì vậy, cách nhìn nhận của công chúng về các nhà đầu cơ có vẻ như tiêu cực quá mức cần thiết. Đầu cơ không phải là xấu và cũng không vi phạm pháp luật hay tiêu chí đạo đức. Đầu cơ chỉ đơn giản là tìm kiếm lợi nhuận từ biến động của thị trường.

Một số chiến lược Phân tích kỹ thuật có thể sử dụng trong đầu cơ

Đám mây Kumo của Ichimoku Kinko Hyo. Đám mây Kumo được coi là một phần khá quan trọng và thú vị của công cụ Ichimoku Kinko Hyo. Nó là một vùng hỗ trợ/kháng cự “di động” trên đồ thị.

Khái niệm trên có vẻ khá mới mẻ cho những người đã quen với các hỗ trợ/kháng cự “đứng yên” như đỉnh cũ, đáy cũ, Fibonacci Retracement… Tuy nhiên, đám mây Kumo rất hữu dụng đối với những cổ phiếu đang trong đà tăng hoặc giảm giá dài hạn.

Ví dụ dưới đây của VNM sẽ chỉ ra điều này. Trong những đợt điều chỉnh kỹ thuật trong xu hướng tăng vào tháng 05/2015, tháng 09/2015…. Kumo đã hỗ trợ rất tốt và tạo ra những cơ hội mua hấp dẫn.

Không phải cứ lên overbought là bán ra. Việc bán ra ngay khi các chỉ báo dao động vừa đi vào vùng quá mua (overbought) và mua vào ngay khi các chỉ báo dao động vừa đi vào vùng quá bán (oversold) có vẻ không thực sự hữu dụng ở thị trường mà tâm lý có phần “quá khích” như Việt Nam, Trung Quốc...

Trên thực tế. giao dịch theo chiến lược này, nhà đầu tư dễ rơi vào tình thế mua/bán quá sớm so với đáy/đỉnh thực sự của cổ phiếu.

Một cách tiếp cận khác tỏ ra có hiệu quả cao là đợi đến khi các chỉ báo dao động rơi khỏi vùng quá mua (overbought) mới bán ra và các chỉ báo dao động vượt lên trên vùng quá bán (oversold) thì mới mua vào.

Kết luận

Sự biến động khá bất thường của thị trường mở ra cơ hội tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn cho các nhà đầu cơ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các trader tự tin hơn và duy trì "sự sống còn" trên thị trường chứng khoán, vốn đang trở nên ngày càng khốc liệt./.

Các tin tức khác

>   Tuần 13-17/06/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (12/06/2016)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 13-17/06/2016 (12/06/2016)

>   Gann và ứng dụng của Gann (13/06/2016)

>   Ngày 09/06/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (09/06/2016)

>   Hệ thống phân tích kỹ thuật: Tín hiệu cảnh báo xuất hiện nhưng không quá bi quan (08/06/2016)

>   Ngày 07/06/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (07/06/2016)

>   Tuần 06-10/06/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (05/06/2016)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 06-10/06/2016 (05/06/2016)

>   Cổ phiếu Ngành Chứng khoán: Nhóm ngành nóng trong tháng 6? (03/06/2016)

>   Những kinh nghiệm khi sử dụng khối lượng (02/06/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật