Thứ Bảy, 25/06/2016 10:04

Brexit: Waterloo lặp lại?

“Nếu ai đã từng một lần đọc cuốn “Chiến Tranh Tiền Tệ” chắc chắn sẽ không quên được trận Waterloo và cách mà Nathan Rothschild trở thành chủ nợ nước Anh, nắm giữ trong tay khối tài sản gấp 20 lần những gì Napoleon và Wellington có được từ mấy mươi năm chiến tranh”.

Đó là những gì đã được chia sẻ trong một bài viết trên Vietstock hôm 09/05/2014, khi một “giàn khoan lạ” kéo ra biển Đông, thuộc lãnh hải của Việt Nam. Một giàn khoan vu vơ chưa hút lên dầu nhưng đã thổi bay hơn 65,000 tỷ đồng giá trị vốn hóa trên hai sàn. Những gì xảy ra phiên giao dịch 24/06/2016 dường như tái hiện lại hình ảnh của quá khứ…

Nhưng lần này, nhà đầu tư đã quen hơn. Phản ứng khác hơn.

Chúng ta bắt đầu phiên giao dịch bằng một loạt những lệnh mua, vì cả tuần trước đó, VN-Index cũng chỉ loay hoay giảm vài điểm quanh ngưỡng +/-620 sẽ lại quay lại 630. Giữa phiên, khi mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn, những thông tin xấu về cuộc trưng cầu dân ý “Leave or Remain” lan tỏa, lệnh bán ồ ạt “tống” ra thị trường.

Anh bán?

Tôi cũng bán!

Có vẻ như một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra đến nơi, ngay ngày mai thôi đồng bảng Anh có thể mất trắng, EU tan rã, đồng EUR sẽ ra sao?

Bán! Bán!

Về cuối phiên, thị trường lại “lật kèo”, một loạt mã bò dần từ “trắng bên mua” lên tham chiếu, rồi lác đác xanh. Cá biệt có một vài mã trần, mà chắc chắn những cổ phiếu ấy, không nợ Bảng Anh thì cũng nợ EUR. VN-Index đóng cửa giảm 11.5 điểm (-1.82), hồi lại hơn 20 điểm so với mức giảm thấp nhất. HNX giảm 1.71 điểm (-2.00%). Dường như thị trường đã quen với cái xấu hơn, hoặc là… như một đại văn hào đã nói “sống lâu trong cái khổ thì không còn thấy khổ nữa”.

Thị trường tâm lý!

Hầu hết những gì diễn ra trong phiên giao dịch ngày 24/06 là một cuộc chơi tâm lý, chứ không còn là một công cuộc đầu tư nữa! Nhà đầu tư mua, không phải vì cổ phiếu tốt, mà vì “đây có vẻ là một món hời”, sau khi đúc rút kinh nghiệm từ các phiên rớt 30 điểm trước đây.

Sự mua mua – bán bán quay cuồng trong phiên thật đáng sợ! Không phải nỗi sợ thị trường, mà là nỗi sợ lòng tham của con người.

Anh mua.

Tôi cũng phải mua bằng được.

Mặc dù trước đó tôi vừa bán!

Mặc nhiên, tạo ra một phiên giao dịch kỷ lục 4,800 tỷ, với hai chiều tâm lý diễn ra trong cùng một ngày. Chúng ta đang gia nhập thị trường với tâm lý con bạc khát máu mất rồi.

Với chứng khoán, bạn đến với nó ở vị thế con bạc, bạn ra đi với kết quả của một con bạc. Bạn đến với nó ở vị thế nhà đầu tư, bạn trở ra với kết quả của sự đầu tư.

Quay trở lại câu chuyện Brexit và trận Waterloo.

Lại là nước Anh!

Mọi chính sách tiền tệ, tài khóa, chính trị… đều có độ trễ: độ trễ đồng thuận, độ trễ đánh giá, độ trễ thực hiện, độ trễ dữ liệu, độ trễ phụ thuộc. Cho đến khi Anh chính thức rời khỏi EU và sử dụng đồng tiền riêng của mình, chưa biết chính xác là bao lâu nhưng CHẮC CHẮN, nó không tính bằng phiên giao dịch trên thị trường chứng khoán. Và để EU tan rã, CHẮC CHẮN, không thể trong một đêm!

Toàn cầu hóa mang lại sức ảnh hưởng lớn đến nỗi mà, nhà hàng xóm bên kia bán cầu vừa cãi nhau, nhà mình vội vã nộp đơn ra tòa ly hôn. Vì chúng nó còn cãi nhau to thế, kiểu gì chẳng ly hôn. Nó mà đã ly hôn, kiểu gì nhà mình cũng ly hôn!

Lần này, ai sẽ là Rothschild? Ai sẽ là kẻ bán tháo “công trái Anh”?!

Các tin tức khác

>   “Mặt trái của phố Wall” và MTM (23/06/2016)

>   Những điều Trader có thể học từ Cá sấu (22/06/2016)

>   Hồ sơ đăng ký giao dịch tại UPCoM: Đơn giản, nhanh gọn và nhiều hệ lụy? (21/06/2016)

>   Chu kỳ - Yếu tố quan trọng bậc nhất đối với nhà đầu tư (16/06/2016)

>   Đầu cơ theo Phân tích kỹ thuật (13/06/2016)

>   Những kinh nghiệm khi sử dụng khối lượng (02/06/2016)

>   Bài toán tính lãi tiền bán bò và câu chuyện bất thường của cổ phiếu HNG (28/05/2016)

>   Chiến lược đầu tư của thế hệ Y có gì khác với thế hệ X? (25/05/2016)

>   Vì sao nên mạnh dạn cắt lỗ? (24/05/2016)

>   Siêu sao đầu tư đã quên “101 Nguyên tắc Đầu tư” (06/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật