Thứ Sáu, 25/03/2016 09:00

Nhà đầu tư ngoại rót thêm 4 tỷ USD vào Việt Nam

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết quý 1/2016, vốn đầu tư FDI đăng ký lên tới 4,03 tỷ USD, tăng 219% so với cùng kỳ.

Công nghiệp chế biến, chế tạo hút nhiều vốn FDI nhất trong quý 1 với 2,9 tỷ USD vốn đăng ký và cấp mới.

Trong đó, vốn cấp mới là 2,7 tỷ USD - tăng 225% so với cùng kỳ và vốn đăng ký tăng thêm đạt 1,3 tỷ USD - tăng 207% so với cùng kỳ.

Tổng số dự án cấp mới và tăng vốn đạt 676 dự án, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ.

Xét theo ngành, công nghiệp chế biến, chế tạo hút nhiều vốn nhất với 2,9 tỷ USD vốn đăng ký và cấp mới.

Đứng thứ hai là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 239 triệu USD. Tiếp theo là các ngành nghệ thuật, vui chơi, giải trí và xử lý chất thải lần lượt đạt 212 triệu USD và 161 triệu USD.

Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đặc biệt ưa chuộng hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài với số vốn cam kết là 3,6 tỷ USD. Ngoài ra còn các hình thức khác như liên doanh, hợp đồng hợp tác.

Trong quý 1/2016, Hàn Quốc tiếp tục dẫn đầu về quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư FDI tại Việt Nam khi đạt 888 triệu USD.

Singapore đứng thứ 2 với 554 triệu USD, Đài Loan đứng thứ 3 với 465 triệu USD. Nhật Bản bất ngờ khi rơi xuống vị trí số 4 với vốn đầu tư 345 triệu USD.

Về địa phương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Bình Dương, Hà Nội, Tp.HCM là những nơi được rót vốn trên 300 triệu USD.

Trong quý 1, dự án có quy mô vốn lớn nhất là dự án Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) Samsung của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV) với quy mô đầu tư 300 triệu USD.

Tiếp theo là dự án quy mô 210,58 triệu USD của Berjaya corporation Berhad (Malaysia) liên doanh với Công ty TNHH một thành viên xổ số điện toán Việt Nam đầu tư tại Hà Nội.

Đây là dự án kinh doanh các sản phẩm xổ số tự chọn số điện toán, bao gồm xổ số tự chọn số theo ma trận, xổ số tự chọn số theo dãy số, xổ số tự chọn số quay số nhanh và xổ số tự chọn số điện toán.

Đứng thứ ba về quy mô vốn là dự án Nhà máy xử lý và tái chế bụi lò thép tại Việt Nam (VPR) do Zincox Resources Public Limited Company (Vương quốc Anh) đầu tư, với tổng vốn đầu tư 115 triệu USD tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trong khi đó, dự án Nhà máy sản xuất trang phục may mặc do Công ty TNHH Maple (Singapore) với tổng vốn đầu tư 110 triệu USD tại Bắc Ninh./.

vneconomy

Các tin tức khác

>   Một vụ án, 35 cán bộ hải quan ‘nhúng chàm’ (25/03/2016)

>   Sở hữu trí tuệ trong TPP và câu chuyện thuốc biệt dược (24/03/2016)

>   DN dệt may-da giày cần nhanh chóng liên kết (24/03/2016)

>   Ngành kho vận và cảng biển: Tiềm năng còn “ngủ yên”, cổ phiếu nào sẽ hấp dẫn? (24/03/2016)

>   TPHCM: Đến 2019 mới có bãi đậu xe ngầm khu trung tâm (24/03/2016)

>   Vụ "lò gạch ma": Tạm đình chỉ hai cán bộ EVN Sóc Sơn (24/03/2016)

>   Samsung có nhiều đề xuất ưu đãi không phù hợp (24/03/2016)

>   Khai thác sàn giao dịch vận tải hàng hóa (24/03/2016)

>   Nguy cơ thiếu hụt trầm trọng nguyên liệu sản xuất vì hạn, mặn (24/03/2016)

>   Sở hữu trí tuệ trong TPP và câu chuyện thuốc biệt dược (24/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật