Thứ Hai, 29/06/2015 13:15

Nhóm cổ phiếu nào đang “rục rịch” bước vào nhịp tăng?

SKG, VTO, FPT, FLC là những cổ phiếu được các Công ty chứng khoán (CTCK) nhận định đang rục rịch bước vào nhịp tăng trưởng khi sở hữu những lợi thế cạnh tranh trong ngành cùng kế hoạch triển khai và đầu tư cho các dự án lớn.

SKG: Tiếp tục nhịp tăng trưởng

Trong những năm tiếp theo, CTCK Rồng Việt (VDS) cho rằng với tiềm năng phát triển của Phú Quốc và việc CTCP Tàu cao tốc Superdong Kiên Giang (HOSE: SKG) liên tục đầu tư tàu mới sẽ là cơ sở cho sự tăng trưởng tiếp tục duy trì.

VDS cho rằng SKG có thể được xem là câu chuyện tăng trưởng hiếm có trên TTCK Việt Nam hiện nay. Trong năm 2015, với lợi thế hưởng lợi từ giá dầu thấp trong hai quý đầu năm và việc đưa vào vận hành tàu Superdong VIII, hoạt động kinh doanh của SKG kỳ vọng tiếp tục khả quan. Ngoài ra, việc tập trung chiếm lĩnh thị trường và sự linh hoạt trong việc điều chuyển tàu chạy tăng cường để gia tăng thị phần ở các tuyến mới là điểm cộng đáng chú ý khác.

Với đặc trưng kinh doanh dịch vụ tăng trưởng nhanh đồng thời cũng phải đầu tư tàu liên tục như SKG, VDS xem xét thêm chỉ tiêu tỷ lệ tái đầu tư kỳ vọng để đánh giá về triển vọng tăng trưởng doanh nghiệp. Trong trường hợp SKG có thể duy trì tỷ lệ tái đầu tư (RIR tương đương 49%) và hiệu suất đầu tư (ROC tương đương2%) như giai đoạn 2011-2014 thì công ty có thể đạt tỷ lệ tăng trưởng kỳ vọng trung bình 24%/năm trong giai đoạn 2015-2019.

Rủi ro trọng yếu đối với các giả định của mô hình định giá theo VDS không phải là sự sụt giảm của khách du lịch quốc tế và cạnh tranh với các hãng hàng không giá rẻ mà là các rủi ro bất thường như tai nạn hay đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện. Hiện tại, cơ cấu cổ đông của SKG khá cô đặc nên thanh khoản ở mức thấp. Do vậy, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu kỳ vọng giúp gia tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu SKG.

>>>Xem báo cáo chi tiết

VTO: Đang giao dịch thấp hơn trung bình ngành

CTCK Rồng Việt (VDS) nhận định cổ phiếu VTO của CTCP Vận Tải Xăng Dầu Vitaco hiện đang giao dịch tại mức EV/EBITDA forward là 3.08x thấp hơn trung bình ngành là 3.40x nên nhà đầu tư có thể xem xét.

Năm 2015, việc kinh tế Việt Nam phục hồi và giá dầu ổn định hơn sẽ kéo theo sự tăng trưởng về nhu cầu sử dụng nhiên liệu. Về dài hạn, sự hình thành của các dự án lọc dầu mới như Dung Quất (mở rộng), Nghi Sơn và Vũng Rô cũng sẽ bổ sung đáng kể vào nguồn xăng dầu thành phẩm được vận chuyển bằng đường biển trên cả nước. Điều này mở ra khả năng tăng trưởng về nguồn hàng cũng như giá cước cho thuê tàu đối với VTO.

Tuy nhiên, việc cho thuê định hạn khiến VTO khó có giá thuê tàu theo thị trường như các đối thủ ngoài quốc doanh khi tình hình chuyển biến thuận lợi và qua đó làm hạn chế khả năng tăng trưởng cũng như biên lợi nhuận gộp của mảng khai thác tàu.

Cuối cùng, cổ phiếu VTO hiện đang giao dịch tại mức EV/EBITDA forward là 3.08x thấp hơn trung bình ngành là 3.40x cũng là một điểm mà nhà đầu tư có thể xem xét.

>>>Xem báo cáo chi tiết

FPT: Giá mục tiêu 54,000 đồng/cp và hưởng lợi lớn từ Nghị định 60

Định giá của cổ phiếu FPT ở mức hấp dẫn với P/E dự phóng 2015 là 9.4x so với tăng trưởng lợi nhuận kỳ vọng 13.5%. CTCK Maybank KimEng (MBKE) duy trì khuyến nghị mua với giá mục tiêu 54,000 đồng/cp dựa trên P/E 11x. Ngoài ra, việc tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài qua Nghị định 60 vừa được thông qua kỳ vọng sẽ có tác động tâm lý tích cực đối với giá cổ phiếu FPT.

Theo MBKE, khối công nghệ của FPT ghi nhận tăng trưởng cao ở thị trường nước ngoài và dấu hiệu cải thiện ở thị trường trong nước. Khối phân phối và bán lẻ tiếp tục ghi nhận tăng trưởng ấn tượng với doanh thu tăng 34% cùng kỳ, đạt 10,832 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế tăng 48%, đạt 317 tỷ đồng. Khối viễn thông tăng trưởng chậm hơn với doanh thu tăng 5% cùng kỳ, đạt 2,067 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ dịch vụ viễn thông duy trì tăng trưởng tốt 28%, còn doanh thu từ nội dung số giảm 71% do không còn mảng trò chơi trực tuyến.

Lợi nhuận trước thuế 5 tháng đầu năm của khối viễn thông tăng nhẹ 1% cùng kỳ, đạt 440 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận ở mảng dịch vụ viễn thông internet duy trì bằng cùng kỳ năm trước do tiếp tục ghi nhận khấu hao nhanh ở dự án quang hoá.

MBKE ước tính doanh thu 2015 của FPT tăng 20% đạt 39,208 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 2015 tăng 13.5%, đạt 1,852 tỷ đồng. EPS 2015 ước tính đạt 4,933 đồng/cp.

>>>Xem báo cáo chi tiết

FLC: Giá mục tiêu 11,100 đồng/cp

CTCK MB (MBS) nhận định cổ phiếu FLC của CTCP Tập đoàn FLC dựa trên giả định kết quả kinh doanh của FLC hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra là 11,100 đồng/cp.

MBS đánh giá, trong năm 2015, phần lớn doanh thu và lợi nhuận của FLC sẽ đến từ bán các căn biệt thự thuộc Quần thể Dự án FLC Samson Beach & Golf Resort và một số dự án bất động sản khác.

Trong đợt mở bán đầu tiên này, gần 300 căn thuộc khu The Luxury được chào hàng, có diện tích từ 200 - 500 m2/căn, với giá từ 12 – 14.5 triệu đồng/m2 chưa bao gồm tiền xây thô. Hiện tại, toàn bộ số lượng biệt thự mở bán đợt 1 đã được đăng ký mua hết. Công ty dự kiến sẽ tiếp tục mở bán các căn biệt thự còn lại thuộc dự án này trong năm 2015, kế hoạch gần nhất là cuối tháng 6 đầu tháng 7/2015. Với tiến độ xây dựng như hiện nay, MBS đánh giá khả năng hoàn thiện các căn biệt thự để bàn giao cho khách hàng trong năm nay của FLC là hoàn toàn khả thi.

Dự án FLC Complex Phạm Hùng của FLC hiện cũng đang được triển khai gấp rút. Giá bán căn hộ khoảng 26 - 31 triệu đồng/m2 (chưa VAT). Hiện tại, dự án đã xong phầm hầm và đang thi công tầng 1. FLC đã bán được 270 căn, phần còn lại 210 căn trong tổng số 480 căn hộ là loại hình căn hộ cho thuê. Dự kiến dự án được hoàn thành và bàn giao cho khách hàng vào quý 3/2016 và sẽ đem lại lợi nhuận tốt cho FLC trong năm 2016.

Kết quả kinh doanh của FLC trong quý 2/2015 dự kiến đạt 1,553 tỷ doanh thu và 409 tỷ lợi nhuận trước thuế. Lũy kế trong 6 tháng đầu năm 2015, FLC ước đạt 2,205 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận trước thuế là 530 tỷ đồng.

Với việc tiếp tục mở bán dự án tại Sầm Sơn trong 6 tháng cuối năm 2015 thì MBS dự phóng doanh thu cả năm 2015 của FLC có thể đạt hơn 5,100 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế 858.4 tỷ đồng, EPS đạt 1,621 đồng/CP trên vốn 5,290 tỷ.

>>>Xem báo cáo chi tiết

Gia Nguyên

Các tin tức khác

>   Góc nhìn tuần 29/06 – 03/07: Điều chỉnh về ngưỡng hỗ trợ thấp hơn? (28/06/2015)

>   Góc nhìn 26/06: Thị trường sẽ lùi về mốc 580? (25/06/2015)

>   Góc nhìn 25/06: Đà bán vẫn còn? (24/06/2015)

>   Góc nhìn 24/06: Áp lực điều chỉnh trong ngắn hạn (23/06/2015)

>   Góc nhìn 23/06: Áp sát ngưỡng 600 điểm? (22/06/2015)

>   Đầu tư cổ phiếu tăng trưởng và hưởng lợi từ ngành (22/06/2015)

>   Góc nhìn tuần 22/06 – 26/06: Điều chỉnh quanh mốc 600 điểm? (21/06/2015)

>   Tuần 22-26/06/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (21/06/2015)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 22-26/06/2015 (21/06/2015)

>   Góc nhìn 19/06: Kết thúc điều chỉnh? (18/06/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật