Thứ Ba, 14/10/2014 10:22

Ông Trần Quốc Trung (PNS): “TTCK Việt Nam có một lớp nhà đầu tư kế thừa tốt cho tương lai”

Đón mùa chứng khoán quý 4/2014, ông Trần Quốc Trung, Trưởng Bộ phận Môi giới, Hội sở CTCK Phương Nam (PNS) đánh giá về mức độ am hiểu cũng như kiến thức của nhà đầu tư (NĐT) hiện nay so với trước đây.

 

Dưới góc nhìn của một chuyên gia môi giới lâu năm, ông Trung nhận thấy kiến thức của NĐT hiện nay đang dần được nâng cao rõ rệt hơn rất nhiều so với giai đoạn trước. NĐT cũ đã trau dồi được nhiều kinh nghiệm hơn, đặc biệt là họ dần rời bỏ thói quen đầu tư theo cảm tính, phong trào và thay vào đó là trang bị kiến thức, phân tích nhiều hơn trước khi quyết định mua bán cổ phiếu.

ÔngTrần Quốc Trung, Trưởng Bộ phận Môi giới, Hội sở CTCK Phương Nam (PNS)

Chia sẻ cùng người viết, ông Trung đặc biệt ấn tượng hơn với nhóm NĐT mới chuẩn bị và bắt đầu gia nhập thị trường chứng khoán. Bởi họ chủ động trang bị kiến thức, phân tích, đánh giá cổ phiếu và thị trường. “Điều này giúp cho thị trường chứng khoán Việt Nam có một lớp NĐT kế thừa tốt cho tương lai”, ông Trung nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ông Trung cho biết, sản phẩm và dịch vụ của các công ty chứng khoán hiện nay tương đối đồng nhất. Để phát triển thêm sản phẩm mới thì còn tùy thuộc vào cơ quan quản lý, các công ty chứng khoán không thể tự phá luật để làm. Hiện tại, công việc mà các công ty chứng khoán cần tập trung là đầu tư cho đội ngũ chuyên viên tư vấn và phân tích, cho ra đời những báo cáo phân tích chất lượng hơn nhằm mang lại hiệu quả đầu tư tốt nhất cho NĐT.

Là một người thường xuyên tiếp xúc với NĐT, ông Trung chia sẻ về mong muốn của phần lớn NĐT trên thị trường hiện nay là Chính phủ cần có những giải pháp duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước để tạo động lực cho nền kinh tế phục hồi. Khi đó thị trường chứng khoán mới có nhiều cơ hội phát triển.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý, điều hành thị trường cần hành động quyết liệt hơn để cho ra đời nhiều sản phẩm mới như chứng khoán phái sinh, bán khống chứng khoán… Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh giám sát hơn nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin, giảm tình trạng che giấu thông tin để làm đẹp báo cáo của các doanh nghiệp niêm yết. Thời gian qua, tình trạng này khá phổ biến và làm suy giảm lòng tin cũng như hiệu quả đầu tư của NĐT.

Cuối cùng là một yếu tố xuất phát trực tiếp từ chính các công ty chứng khoán khi nhiều NĐT không mấy tin tưởng vào các báo cáo, khuyến nghị của các công ty chứng khoán hiện nay. Vì vậy, họ mong muốn các công ty chứng khoán cần nâng cao hơn nữa năng lực tư vấn đầu tư; có chiến lược cụ thể, rõ ràng cho từng giai đoạn đầu tư chứ không chỉ dừng lại ở việc dự đoán thị trường tăng hay giảm theo từng ngày.

Khi được hỏi về dự báo chỉ số VN-Index, ông Trung cho hay: “Việc dự đoán VN-Index đóng cửa năm 2014 là bao nhiêu không quan trọng bằng khả năng kiếm lợi nhuận của NĐT đến thời điểm đó sẽ như thế nào”. Tuy nhiên ông cũng đưa ra dự đoán VN-Index sẽ có thể chinh phục ngưỡng 685-705 điểm, nhưng khả năng chốt năm 2014 trong khoảng 655-685 điểm. 

Theo ông Trung, sẽ có 3 yếu tố tích cực cho thị trường:

(1) Kinh tế vĩ mô ổn định và các chỉ tiêu của Chính phủ có khả năng hoàn thành và vượt kế hoạch. Từ đây đến hết năm sẽ là giai đoạn “chạy nước rút” IPO của nhiều doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế lớn Nhà nước như Mobifone, VietnamAirline… điều này sẽ thu hút dòng tiền mới và tiền ngoại đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

(2) Quá trình đàm phán để gia nhập Hiệp định T.P.P, FTA đang trong giai đoạn cuối và cơ hội thành công khá cao, sẽ kích thích thị trường chứng khoán.

(3) Kết quả kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp niêm yết hiện tại khá tốt, điển hình như các ngành chứng khoán, dầu khí, dệt may, nông sản, thủy sản… Yếu tố này sẽ nâng đỡ giá cổ phiếu. “Chỉ cần duy trì P/E như thời điểm hiện tại đến hết năm thì thị giá của cổ phiếu cũng đã có mức tăng trưởng đáng kể rồi”, ông Trung chia sẻ.

Ngược lại cũng không thể loại trừ yếu tố tiêu cực ảnh hưởng từ bất ổn quân sự, chính trị trên thế giới có thể tác động ít nhiều đến tâm lý, đặc biệt là NĐT nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trần Hạnh ghi

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 14/10: Đà giảm liệu có sớm chững lại? (13/10/2014)

>   Cổ phiếu nào có lợi suất đầu tư hấp dẫn vào những tháng cuối năm? (13/10/2014)

>   Góc nhìn tuần 13-17/10: Tiếp tục kịch bản giằng co (12/10/2014)

>   Góc nhìn 10/10: Đang trong đà phục hồi (09/10/2014)

>   Góc nhìn 09/10: Chưa thoát khỏi xu hướng điều chỉnh (08/10/2014)

>   Góc nhìn 08/10: Tích lũy tạo mặt bằng giá mới (07/10/2014)

>   Ông Nguyễn Hồng Điệp (VND): VN-Index sẽ tăng trưởng mạnh trong 6 tháng tới (09/10/2014)

>   Ông Nguyễn Xuân Bình (BVS): Xu hướng tăng điểm khá chậm và giằng co trong quý cuối năm (10/10/2014)

>   Ông Nguyễn Hữu Bình (IVS): Rủi ro lớn nhất là nhiều cổ phiếu đã tăng quá nóng (07/10/2014)

>   Góc nhìn 07/10: Thời điểm tốt để mua vào? (06/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật