Thứ Tư, 11/09/2013 09:54

Ông Nguyễn Xuân Thành: Thể chế và chính sách kinh tế đang kìm hãm doanh nghiệp nội

Chiều ngày 10/09, tại Hội thảo “Kinh tế vĩ mô Việt Nam 2014 – 2015: Sự chuẩn bị của doanh nghiệp” diễn ra ở TPHCM, Giám đốc Chương trình Fulbright Việt Nam Nguyễn Xuân Thành nhìn nhận: “Thể chế và chính sách kinh tế Việt Nam đang kìm hãm các doanh nghiệp nội”. Ông cho rằng, doanh nghiệp ngoại tăng trưởng nhanh hơn doanh nghiệp nội do không gặp khó khăn về thể chế.

Ông Nguyễn Xuân Thành tại hội thảo do Đại học FPT tổ chức

Về tình hình kinh tế vĩ mô, theo ông có hai giai đoạn tăng trưởng chậm là 1998-2000 và 2008-2012 được dẫn chứng bởi các vấn đề như trục trặc kinh tế, trong đó, tăng trưởng GDP chậm, sức ép từ tỷ giá, nợ xấu và sự thất bại của các ngân hàng. Trong khi đó, phản ứng từ chính sách chưa tích cực khi các gói kích thích - thắt chặt trồi sụt; tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu ngân hàng chưa rõ ràng.

Giai đoạn 2012 -2013, lạm phát thấp, tăng trưởng tín dụng thấp nhưng cũng có những bước tiến như không còn nguy cơ khủng hoảng tài chính và tình hình kinh tế đang cải thiện, lạm phát được kiềm chế, tỷ giá hối đoái ổn định và cán cân thanh toán được cải thiện.

Tăng trưởng dựa vào đầu tư và tín dụng ngân hàng

Theo ông Thành, một khía cạnh quan trọng của mô hình tăng trưởng cũ là tăng trưởng dựa chủ yếu vào đầu tư và đầu tư được tài trợ chủ yếu bằng vay nợ tín dụng ngân hàng, nhưng hiệu quả ngày một thấp, dẫn tới các mất cân đối vĩ mô và vòng xoáy luẩn quẩn về nới lỏng tiền tệ - tài khóa để thúc đẩy tăng trưởng.

Tuy nhiên, sau nỗ lực của Chính phủ về tái cơ cấu kinh tế, tỷ lệ tổng đầu tư trên GDP đã giảm từ mức bình quân 39% trong giai đoạn 2005-2010 xuống còn 33.3% năm 2011 và 30.5% năm 2012.

Đi liền với xu hướng giảm đầu tư tương đối này, tín dụng cũng giảm so với quy mô của nền kinh tế. Tỷ lệ tín dụng ngân hàng so với GDP đã giảm từ đỉnh cao 136% vào năm 2010 xuống 121% năm 2011 và 108% năm 2012.

Biểu đồ: Tỷ lệ tín dụng ngân hàng trên GDP (%)

Cỗ máy tăng trưởng bốn động cơ nhưng chỉ có một động cơ hoạt động

Theo ông Thành, 4 động cơ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam là khu vực kinh tế nhà nước, khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước, nông nghiệp hộ gia đình – cá thể và khu vực doanh nghiệp FDI .

Trong những năm 2001-2006, khu vực FDI và tư nhân trong nước bắt đầu phát triển mạnh, ngành nông nghiệp cũng hoạt động tốt. Khu vực DNNN không tăng trưởng mạnh, nhưng sự kém hiệu quả chưa dẫn tới đổ vỡ và cũng chỉ là một trong bốn động cơ tăng trưởng.

Xét trong tình hình hiện nay, trục trặc trong cả khu vực DNNN, doanh nghiệp tư nhân và nông nghiệp. Chỉ còn khu vực FDI là tiếp tục có kết quả tốt chủ yếu nhờ các doanh nghiệp FDI thuộc nhóm ngành thâm dụng lao động và không bị tác động nhiều bởi những khó khăn kinh tế nội địa và yếu kém của thể chế và chính sách kinh tế Việt Nam.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI dựa chủ yếu vào thể chế ở bên ngoài để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ thống luật pháp chi phối các quan hệ hợp đồng được sử dụng từ bên ngoài. Bộ máy quản trị doanh nghiệp và liên kết sản xuất với các tổ chức bên ngoài. Tín dụng cũng được cung cấp phần nhiều từ các định chế tài chính nước ngoài hay định chế tài chính nước ngoài ở Việt Nam.

2014-2015: Tăng trưởng sẽ vẫn chậm như 2012-2013

Xét đến những định hướng chính sách hiện tại của nhà nước như không mạnh tay nới lỏng chính sách tiền tệ - tài khóa để bung tín dụng và thúc đẩy đầu tư, mà ưu tiên vẫn phải là kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, Chính phủ chỉ sử dụng các gói chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và kích cầu theo ngành - lĩnh vực cụ thể. Còn về cơ cấu, tiến hành tái cơ cấu nhưng không dùng nguồn lực thực của Nhà nước và kỳ vọng vào các tổ chức tài chính và doanh nghiệp phi tài chính có thể dùng lợi nhuận của mình nhiều năm trong tương lai để trả nợ dần thay vì phải tái cơ cấu ngay lập tức.

Với những định hướng này, ông Thành cho rằng năm 2014-2015, tăng trưởng sẽ vẫn chậm như giai đoạn 2012- 2013.

Duy Hoàng ghi

Infonet

Các tin tức khác

>   “Phấn đấu GDP đạt 5,8%, CPI ở mức 7% trong năm 2014” (09/09/2013)

>   Cải thiện môi trường FDI: Giải pháp đã có, cần thực hiện ngay (08/09/2013)

>   Kinh tế Việt Nam đứng vững trong suy thoái (08/09/2013)

>   Thâm hụt thương mại:Trong tầm kiểm soát (07/09/2013)

>   Nới điều kiện cho người nước ngoài mua nhà để thu hút FDI (06/09/2013)

>   PGS.TS Trần Hoàng Ngân và giải pháp dài hơi cho lạm phát (05/09/2013)

>   Kinh tế 2014: “Đi bằng hai chân” (05/09/2013)

>   Chuẩn bị đường lùi cho GDP (05/09/2013)

>   Việt Nam tiến 5 bậc trong xếp hạng cạnh tranh toàn cầu (04/09/2013)

>   HSBC: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng trung bình 5% trong 2 năm tới (04/09/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật