Thứ Tư, 04/09/2013 21:37

Việt Nam tiến 5 bậc trong xếp hạng cạnh tranh toàn cầu

Trong báo cáo Chỉ số Cạnh tranh Toàn cầu (Global Competitiveness Index - GCI) vừa được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 70, thăng 5 hạng so với năm ngoái.

Việt Nam đã đạt tiến bộ về hiệu quả thị trường hàng hóa (hạng 74, tăng 17 bậc). Tuy nhiên, theo WEF, nền móng của nền kinh tế Việt Nam còn yếu, trong đó Việt Nam bị tụt hạng ở một số yếu tố đánh giá như hiệu quả thị trường lao động, phát triển thị trường tài chính, mức độ sẵn sàng công nghệ… - Ảnh: Việt Tuấn.

Đây là bản báo cáo xếp hạng về năng lực cạnh tranh của 148 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam nằm trong nhóm giữa bảng với vị trí 70, được tổng điểm là 4,18. Quốc gia đứng đầu bảng là Thụy Sỹ được 5,67 điểm, trong khi ở vị trí “đội sổ”, quốc gia châu Phi Chad được 2,85 điểm.

Trong xếp hạng năm ngoái, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 75. Tuy thăng 5 hạng, nhưng Việt Nam vẫn bị đánh giá là có năng lực cạnh tranh kém hơn so với nhiều quốc gia trong cùng khu vực Đông Nam Á được xếp hạng, như Singapore (vị trí số 2), Malaysia (24), Brunei (26), Thái Lan (37), Indonesia (38) và Philippines (59). Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có xếp hạng sau Việt Nam là Lào (81), Campuchia (88) và Myanmar (139).

Báo cáo WEF cho biết, thăng 5 hạng, Việt Nam đã lấy lại được một số bậc bị mất trong xếp hạng năm ngoái. “Tiến bộ này có được chủ yếu là kết quả của sự cải thiện trong xếp hạng môi trường kinh tế vĩ mô (hạng 87, tăng 19 bậc)… cũng như sự cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng, dù còn ở mức thấp (hạng 82, tăng 13 bậc)”, VEF đánh giá.

Tổ chức này cũng nêu rõ, Việt Nam đã đạt tiến bộ về hiệu quả thị trường hàng hóa (hạng 74, tăng 17 bậc). Tuy nhiên, theo WEF, nền móng của nền kinh tế Việt Nam còn yếu, trong đó Việt Nam bị tụt hạng ở một số yếu tố đánh giá như hiệu quả thị trường lao động, phát triển thị trường tài chính, mức độ sẵn sàng công nghệ…

Trên cơ sở GDP bình quân đầu người, báo cáo của WEF cũng phân loại các quốc gia và vùng lãnh thổ vào ba giai đoạn phát triển bao gồm tăng trưởng dựa vào nguồn lực như lao động hay tài nguyên thiên nhiên, tăng trưởng dựa vào hiệu suất sản xuất, và tăng trưởng dựa vào công nghệ đột phá. Trong đó, Việt Nam được xếp ở giai đoạn đầu tiên.

GCI được WEF công bố từ năm 1979, dựa trên 70% dữ liệu khảo sát từ các doanh nghiệp tư nhân trên thế giới, 30% dữ liệu từ thống kê. Có 141 tiêu chí được sử dụng để thực hiện đánh giá các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Nhóm 5 nền kinh tế dẫn đầu về năng lực cạnh tranh toàn cầu theo WEF xếp hạng năm nay là Thụy Sỹ, Singapore, Phần Lan, Đức và Mỹ. Nhóm 5 nước “đội sổ” tính từ dưới lên là Chad, Guinea, Burundi, Yemen và Sierra Leone.

An Huy

Vneconomy

Các tin tức khác

>   HSBC: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng trung bình 5% trong 2 năm tới (04/09/2013)

>   Sắp trình kết quả thực hiện đề án tái cơ cấu kinh tế (04/09/2013)

>   Giá xăng dầu ảnh hưởng không đáng kể đến CPI (04/09/2013)

>   Bổ sung gần 4 tỷ USD cho các mục tiêu kinh tế (03/09/2013)

>   PMI tháng 8: Hoạt động sản xuất gần đạt trạng thái ổn định (03/09/2013)

>   Hướng tới nền nông nghiệp 100 tỷ USD (03/09/2013)

>   Việt Nam sẽ ra khỏi chu kỳ tăng trưởng thấp từ 2015 (02/09/2013)

>   TS. Trần Đình Thiên: “Kinh tế Việt Nam còn khó ít nhất hai năm nữa” (01/09/2013)

>   Bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát cuối năm (31/08/2013)

>   “Nhiều khả năng GDP năm 2013 chỉ tăng 5,3%” (30/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật