Thứ Hai, 02/09/2013 14:29

Việt Nam sẽ ra khỏi chu kỳ tăng trưởng thấp từ 2015

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, Việt Nam sẽ ra khỏi chu kỳ tăng trưởng thấp từ 2015 với GDP tăng trưởng 6.3% và lạm phát 7%

Tại diễn đàn “Cải cách kinh tế vĩ mô của Việt Nam” do Chương trình cải cách kinh tế vĩ mô GIZ thuộc tổ chức Hợp tác Phát triển Đức và Trường đại học Việt-Đức đồng tổ chức vào ngày 30/08/2013, ông Lê Xuân Nghĩa - thành viên Ban Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, cho biết dự kiến Việt Nam sẽ ra khỏi chu kỳ tăng trưởng thấp từ 2015 với GDP tăng trưởng 6.3% và lạm phát 7%.

Ông Nghĩa cũng cho biết 4 điểm nóng của chính sách kinh tế trong trung hạn gồm tái cơ cấu ngân hàng, DNNN, nông nghiệp và phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Đối với tái cơ cấu khu vực tài chính, cần ổn định thanh khoản, sáp nhập ngân hàng yếu kém, xử lý nợ xấu và đổi mới quản trị doanh nghiệp, chuẩn mực kế toán và chuẩn mực an toàn. Tính đến thời điểm hiện tại đã sáp nhập 8 ngân hàng thương mại và đang xử lý 1 ngân hàng, sáp nhập và xử lý giải thể 16 công ty chứng khoán, ông Nghĩa cho biết thêm.

Ông Phạm Xuân Hòe – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến cuối tháng 8/2013, tăng trưởng tín dụng đạt 5.7%. Trong đó, đóng góp chính vào mức tăng trưởng này là lĩnh vực nông nghiệp, lâm thủy sản tăng 12.68% so với cuối năm 2012. Bên cạnh đó, khai khoáng tăng 8.99%, cung cấp nước, xử lý rác thải 10.14%, khoa học công nghệ 29.66% ( nhưng số tuyệt đối chỉ ở mức thấp), dịch vụ y tế, trợ cấp xã hội tăng 24-32%.
Vấn đề còn tồn tại là việc xử lý nợ xấu, trong đó dự kiến 1/3 nợ xấu bằng ngân sách, 1/3 do các ngân hàng từ giải quyết bằng dự phòng rủi ro và 1/3 bằng VAMC (chỉ xử lý nợ lớn thuộc khu vực tư nhân). VAMC cũng đã được thành lập và đang hoàn tất những thủ tục cuối cùng đề tiến hành xử lý nợ xấu của nền kinh tế. Các NHTM cũng đang ráo riết trích lập các loại dự phòng, tuy nhiên vấn đế lớn là chưa thấy xử lý nợ xây dựng cơ bản và nợ của các DNNN.

Tái cơ cấu DNNN bao gồm việc thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn kinh doanh ngoài lĩnh vực then chốt, bán bớt tài sản và tăng cường giám sát tài chính.

Cuối cùng, nông nghiệp, nông thôn cũng cần tái cơ cấu bằng cách xây dựng thí điểm mô hình kinh doanh lớn, đổi mới công nghệ và gắn liền với chuỗi phân phối.

Dự báo về triển vọng kinh tế, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng Việt Nam sẽ ra khỏi chu kỳ tăng trưởng thấp từ 2015 với GDP tăng trưởng 6.3% và lạm phát 7%. Riêng trong năm 2013, GDP dự kiến tăng trường 5.3% và lạm phát 6.6%.

Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước là yêu cầu bức thiết nhất

Tại buổi hội thảo, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng việc tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước là yêu cầu bức thiết hàng đầu do hiệu quả hoạt động kém và ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế.

Theo đó, tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam cần nhấn mạnh phân bổ nguồn vốn có hiệu quả hơn cho ba lĩnh vực bao gồm tài chính ngân hàng, DNNN và đầu tư công. Trong đó, cải cách DNNN là cấp thiết nhất hiện nay do tính không hiệu quả của khu vực này gắn với vấn đề ủy thác, nhận ủy thác và vấn đề đạo đức. Bên cạnh đó, DNNN còn mang nặng tính độc quyền cạnh tranh, coi DNNN là công cụ điều tiết vĩ mô. Ngoài ra, các cam kết quốc tế cũng yêu cầu phải cải cách kinhh tế nhà nước.

Theo ông Võ Trí Thành- Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung Ương, bản chất của tái cấu trúc nền kinh tế là hệ thống động lực cho các nguồn lực phân bổ (đất đai, vốn, lao động, tiền...). Hệ thống động lực nằm ngay trong chính sách ổn định vĩ mô. Với những tác động tới nền kinh tế, khả năng chống đỡ các cú sốc của Việt Nam thể hiện sự yếu kém, do đó đây thời điểm quyết định Việt Nam sẽ tiếp tục lằng nhằng hoặc sẽ nắm lấy cơ hội để đổi mới.

Đối với việc cải cách các DNNN cần kết hợp tự tái cấu trúc và có sự can thiệp quyết liệt của Chính phủ. Tuy nhiên, ông Thành cho rằng quá trình ra chính sách ở Việt Nam có độ trễ quá dài, với một kế hoạch để có thể thông qua và thực hiện mất gần một năm. Hiện tại, Việt Nam đang làm đề án tái cấu trúc nông nghiệp, đầu tháng 9/2013 sẽ trình Thủ tường nghe đề án này nhằm đổi mới thể chế trong nông nghiệp.

Đồng tình với quan điểm trên, TSTrần Du Lịch – Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng chủ trương tái cơ cấu và chuyển đổi còn chậm, ngoài hệ thống động lực thì mặt tư duy còn là một vấn đề lớn. Đối với mọi tái cơ cấu, quan trọng nhất vẫn là tái cơ cấu thể chế kinh tế là gốc vấn đề để giải quyết nhiều vấn đề khác. Cụ thể, nhiều chủ trương nhưng còn vướng thể chế như chủ trương tái cơ cấu từ năm 1992 và năm 1993 xây dựng thí điểm về cổ phần hóa. Nhưng suốt thời gian qua, Việt Nam làm cải cách khó quá. Trong đó, cái khó lớn nhất là phải nhận thức được Nhà nước tạo ra DNNN để làm gì, để kinh doanh hay để bù đắp khuyết tật thị trường?

Ông Lịch chia sẽ thêm: “Tất cả bất ổn vĩ mô 6 năm qua, tái cơ cấu bên trong nền kinh tế bao gồm đầu tư công, ngân hàng, DNNN là cần thiết. Nhưng muốn tái cơ cấu gốc của nền kinh tế Việt Nam phải ưu tiên 2 vấn đề chuyển nền công nghiệp từ gia công sang sản xuất (giá trị gia công càng thấp) và trở lại lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới. Nếu không việc toàn cầu hóa sẽ trở thành bẫy tự do hóa thương mại.”

Ngoài ra, TS. Vũ Đình Ánh cho biết, theo khảo sát, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu quả hoạt động kém nhất.

Minh Hằng

infonet

Các tin tức khác

>   TS. Trần Đình Thiên: “Kinh tế Việt Nam còn khó ít nhất hai năm nữa” (01/09/2013)

>   Bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát cuối năm (31/08/2013)

>   “Nhiều khả năng GDP năm 2013 chỉ tăng 5,3%” (30/08/2013)

>   Doanh nghiệp Indonesia hướng tới thị trường Việt (29/08/2013)

>   Các dự án FDI tăng vốn đầu tư thêm hơn 5 tỷ USD (29/08/2013)

>   Sẽ chuẩn hoá toàn quốc quy trình thủ tục đầu tư (29/08/2013)

>   "Chỉ số cạnh tranh của Việt Nam có triển vọng tốt" (29/08/2013)

>   Năm 2013: Phấn đấu tăng trưởng GDP 5,4%; lạm phát 7% (28/08/2013)

>   Nợ công của Việt Nam vẫn tăng (28/08/2013)

>   Vì sao 20% doanh nghiệp Châu Âu cân nhắc rời Việt Nam? (27/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật