Thứ Tư, 04/09/2013 15:50

HSBC: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng trung bình 5% trong 2 năm tới

Theo HSBC, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức trung bình 5% trong hai năm tới. Tuy nhiên, kết quả vẫn còn phụ thuộc vào chất lượng cải tổ sẽ được thực hiện như thế nào trong thời gian tới.

Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2013 và 2014:

Nguồn: CEIC, dự đoán của HSBC

Việt Nam đang thực hiện một quá trình cải cách để chấn chỉnh hoạt động đầu tư quá đà trong quá khứ. Nền kinh tế đang mắc nợ dẫn tới việc nhu cầu tiêu dùng và đầu tư đều giảm. Về mặt tài chính, Chính phủ cũng đã cắt giảm bớt các hạng mục chi tiêu, đặc biệt là trong việc phát triển đầu tư.

Trong nửa đầu năm 2013, chi tiêu Chính phủ từ đầu năm tới tháng 6 chỉ tăng 13% (so với mức 20.6% cùng kỳ năm 2012 và 33% trong năm 2011) và thu ngân sách quốc gia chỉ tăng có 1% (so với mức 10.4% trong năm 2012 và 36% trong năm 2011). Nhu cầu trong nước đã giảm trong năm 2011 và vì vậy cũng chỉ tăng dưới mức 5%. Tính từ đầu năm tới nay, tín dụng chỉ tăng 5.3%.

Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam cũng đã phản ánh trạng thái bình thường mới. Tốc độ tăng trưởng cũng khá gập gềnh phản ánh các điều kiện toàn cầu và trong nước cũng có sự thay đổi. Bênh cạnh đó, giá cả đầu vào tiếp tục tăng đã hạn chế lợi nhuận của các nhà sản xuất

Cả đơn đặt hàng mới và đơn đặt hàng xuất khẩu mới có tốc độ giảm chậm hơn. Hàng tồn kho đã được kéo xuống thấp đáng kể nhưng số lượng hàng mua vẫn chưa tăng. HSBC cho rằng lượng hàng tồn kho đang giảm và nhu cầu xuất khẩu tăng sẽ là xu hướng từ nay đến hết nửa cuối năm 2013 và sẽ giúp sản lượng tăng ở Việt Nam. Chỉ số PMI toàn cầu từ Mỹ đến Trung Quốc cũng đều có sự cải thiện, gợi ý nhu cầu đối với hàng hoá Việt Nam sẽ tăng trong quý 4/2013.

Tuy nhiên, lạm phát tăng vẫn còn là vấn đề lo ngại. Trong tháng 8, lạm phát toàn phần tăng từ mức 7.3% lên 7.5% so với cùng kỳ năm ngoái do chi phí chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và vận chuyển tăng. Giá cả thực phẩm tăng nhẹ nhưng vẫn còn kiềm chế được nhờ vào nhu cầu thấp.

Trong khi chúng ta vẫn cho rằng chi phí giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và vận chuyển tiếp tục tăng trong tháng 9, nhu cầu nội địa yếu sẽ tiếp tục giữ áp lực lạm phát ở mức 7-8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo HSBC, các nhà làm chính sách Việt Nam vẫn còn khá thận trọng khi áp lực lạm phát đang tăng. Vì thể, không kỳ vọng lãi suất thị trường mở OMO có thể giảm thêm nữa, nếu có thay đổi, mức lãi suất này sẽ tăng.

Lĩnh vực xuất khẩu được dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hỗ trợ đang giúp sức cho nền kinh tế Việt Nam phát triển, đặc biệt là nguồn đầu tư từ các nhà đầu tư Nhật Bản. Tỷ lệ nợ xấu NPL tiếp tục giảm. Nhưng tỷ lệ nợ xấu hiện tại khó có thể phản ánh đầy đủ những hướng dẫn ngày càng chặt chẽ gắt gao hơn về việc phân loại tài sản khi Thông tư 02 bị trì hoãn thực hiện.

Kỳ vọng của HSBC là nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức trung bình 5% trong hai năm tới. Cho dù có tăng trưởng nhưng kết quả vẫn còn phụ thuộc vào chất lượng cải tổ sẽ được thực hiện.

Phương Châu

INFONET 

Các tin tức khác

>   Sắp trình kết quả thực hiện đề án tái cơ cấu kinh tế (04/09/2013)

>   Giá xăng dầu ảnh hưởng không đáng kể đến CPI (04/09/2013)

>   Bổ sung gần 4 tỷ USD cho các mục tiêu kinh tế (03/09/2013)

>   PMI tháng 8: Hoạt động sản xuất gần đạt trạng thái ổn định (03/09/2013)

>   Hướng tới nền nông nghiệp 100 tỷ USD (03/09/2013)

>   Việt Nam sẽ ra khỏi chu kỳ tăng trưởng thấp từ 2015 (02/09/2013)

>   TS. Trần Đình Thiên: “Kinh tế Việt Nam còn khó ít nhất hai năm nữa” (01/09/2013)

>   Bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát cuối năm (31/08/2013)

>   “Nhiều khả năng GDP năm 2013 chỉ tăng 5,3%” (30/08/2013)

>   Doanh nghiệp Indonesia hướng tới thị trường Việt (29/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật