Thứ Hai, 01/07/2013 13:31

Mua cổ phiếu nào đầu tháng 7?

Các CTCK tiếp tục đưa ra khuyến nghị mua nhiều cổ phiếu trong thời gian tới giữa lúc viễn cảnh thị trường đang giao dịch ở vùng nhạy cảm. Với yếu tố cơ bản tốt, CNG, JVC, VNM, PVD, PSD, REEPHR được đánh giá là cổ phiếu đáng đầu tư trong tháng 7 tới.

Mua CNG, JVC, thêm vào VNM và tiếp tục nắm giữ DIG

Theo CTCK Bản Việt (VCSC), cả CNG, JVC, VNM và DIG đều là những cổ phiếu mà nhà đầu tư (NĐT) có thể thực hiện mua hay tiếp tục nắm giữ để tìm mức sinh lợi cao hơn.

Cụ thể, theo đánh giá của VCSC, giá khí đầu vào tăng 6.3% trong 6 tháng đầu năm nhưng biên lợi nhuận gộp nhìn chung vẫn không đổi, với doanh thu tăng 26% nhưng lợi nhuận ròng chỉ tăng 2% do chi phí sự kiện marketing được tổ chức hai năm một lần.Tại mức giá hiện tại, VCSC vẫn khuyến nghị mua cổ phiếu CTCP CNG Việt Nam (HOSE: CNG) do thị giá rẻ 4.3 lần EPS 2013 và lợi suất cổ tức hấp dẫn 12%. CNG đã tăng 35% kể từ khi VCSC đưa ra khuyến nghị gần đây nhất là mua ngày 13/11/2012.

ĐHĐCĐ của CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật (HOSE: JVC) ngày 24/06 đã thông qua mức cổ tức 2013 là 15% nhưng vẫn chưa quyết định sẽ trả bằng tiền mặt hay cổ phiếu. JVC đặt ra mục tiêu doanh thu 2013 là 950 tỷ đồng (tăng 25%) và 200 tỷ đồng LNST (tăng 18%, không bao gồm 25 tỷ đồng lãi ròng năm 2013 của KMS - công ty con mới của JVC). Sau quý 1, LNST tăng 76% so với cùng kỳ năm ngoái, ban lãnh đạo tiếp tục kỳ vọng lợi nhuận quý 2 tăng mạnh do doanh thu tháng 4 và 05/2013 đã tăng gần gấp đôi, lên 100 tỷ đồng. Cổ phiếu JVC hiện đang giao dịch tại mức PER 2013 là 4.5 lần và PER 2014 là 3.5 lần. VCSC khuyến nghị mua với giá mục tiêu là 27,300 đồng.

Đối với cổ phiếu của Vinamilk (HOSE: VNM), giá đang ở mức hấp dẫn. Trong quý 1, doanh thu tăng 14% trong khi lãi ròng tăng 21%, chủ yếu nhờ doanh thu từ thị trường trong nước tăng 29%. Biên lợi nhuận gộp đạt 36.8%, mức cao nhất trong 13 quý qua nhờ một số sản phẩm cao cấp mới có biên lợi nhuận cao và quản lý chi phí đầu vào hiệu quả. Kết quả quý 1 cho thấy, tăng trưởng lợi nhuận của Vinamilk phù hợp với dự báo của VCSC (tăng trưởng trong ba năm tới bình quân đạt 16%). Vì thế, giá cổ phiếu VNM vẫn ở mức thấp so với giá tại mức PER 2013 là 16 lần và PER 2014 là 14 lần. Khuyến nghị tiếp tục thêm vào đối với VNM, với giá mục tiêu tăng lên 149,000 đồng/cổ phiếu.

Bất chấp việc bị HOSE đưa vào diện cảnh báo từ ngày 25/06, VCSC vẫn cho rằng NĐT có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu CTCP Đầu tư phát triển XD (HOSE:DIG). Theo giải thích của VCSC, việc HOSE đưa DIG vào diện cảnh báo không có nghĩa là giao dịch của mã này sẽ bị ảnh hưởng. Mục đích của việc cảnh báo chỉ nhằm lưu ý nhà đầu tư đến chất lượng con số lợi nhuận được báo cáo. Theo đó, VCSC giữ nguyên khuyến nghị nắm giữ DIG với giá trị tài sản ròng điều chỉnh giảm từ 15,900 đồng (sau khi trả cổ tức năm 2011 gần đây) xuống 15,500 đồng. Được biết, DIG là đơn vị không hưởng lợi từ chương trình nhà ở xã hội do sản phẩm nhắm vào phân khúc đất nền và du lịch. VCSC cho rằng DIG sẽ chỉ tập trung vào hoàn tất các giao dịch trước đây mà không có thêm hoạt động phát triển mới nào trong năm nay.

PVD: Mua với mục tiêu 58,700 đồng

Tổng CTCP Khoan & DV Khoan Dầu khí (HOSE: PVD) dự kiến có thêm một giàn khoan đi thuê vào quý 3/2013, giúp PVD tăng thị phần khoan và sẽ đóng góp vào kết quả lợi nhuận. Trong nửa cuối năm 2013, PVD sẽ vận hành 10 giàn khoan bao gồm 5 giàn của PVD (PV DRILLING I, II, III, giàn TAD, giàn khoan đất liền) đã có hợp đồng đảm bảo hết năm 2013 và 5 giàn khoan đi thuê. Bên cạnh đó, hợp đồng thuê giàn từ Sea Drill (West Tucana) đã được gia hạn đến tháng 8/2014 thay vì tháng 12/2013.

Trong 6 tháng cuối năm 2013, CTCK Sài Gòn (SSI) cho rằng kết quả kinh doanh của PVD thậm chí sẽ cao hơn nhờ giá thuê ngày sẽ tăng khoảng 15% so với 6 tháng đầu năm 2013. Theo đó, lợi nhuận ròng cổ đông công ty mẹ sẽ đạt 1,790 tỷ đồng trong năm 2013, tương ứng EPS 2013 là 7,146 đồng (+13.6% so với năm trước) đã xét tới rủi ro pha loãng 20% trong năm nay.

Tại mức giá hiện tại, PVD đang được giao dịch với PE 2013 là 6,37x, định giá này vẫn rẻ. SSI khuyến nghị mua cổ phiếu tại thời điểm hiện tại với giá mục tiêu 1 năm là 58,700 đồng (giá mục tiêu trước trả cổ tức bằng cổ phiếu).

>> Xem báo cáo đầy đủ

PHR: Đầu tư dài hạn

Theo CTCK MayBank Kim Eng (MBKE), lợi tức cổ tức hàng năm của CTCP Cao su Phước Hòa (HOSE: PHR) trên 10%. MBKE đánh giá cao tính khả thi của kế hoạch duy trì cổ tức bằng tiền hàng năm là 3,000 đồng/cp (30% mệnh giá) của PHR. Hơn nữa, khi dự án cao su Phước Hòa – Kampong Thom tại Campuchia đưa vào khai thác mạnh vào năm 2016 thì PHR sẽ xem xét nâng tỷ lệ cổ tức hàng năm dành cho cổ đông.

PHR đã thay thế các khoản vay bằng đồng nội tệ lãi suất cao bằng các khoản vay đô la lãi suất thấp. Lãi suất vay đô-la bình quân của PHR vào cuối năm 2012 chỉ ở mức 3.3%/năm và PHR gần như không chịu rủi ro tỷ giá nhờ có nguồn thu đô-la dồi dào từ hoạt động xuất khẩu (chiếm 50% doanh thu). Nhờ vậy PHR có thể giảm đáng kể chi phí lãi vay vì chênh lệch lãi suất giữa khoản vay bằng đồng nội tệ và đô la là 6-7%.

Chỉ số PE dự phóng năm 2013 của PHR hợp lý ở mức 6.2 lần so với dự báo LNST tăng trưởng kép 10%/năm trong 5 năm tới. Mức giá mục tiêu điều chỉnh lần này là 35,100 đồng/cp, cao hơn 24% so với mức giá PHR đang giao dịch trên thị trường. Tuy nhiên, do thị trường cao su trong thời điểm hiện nay không thuận lợi nên MBKE chỉ khuyến nghị xem xét đầu tư PHR với những nhà đầu tư dài hạn và quan tâm đến lợi tức cổ tức cao (yield player).

>> Xem báo cáo đầy đủ

PSD: Nắm giữ cho mục tiêu 70,000 đồng

Ngày 28/06/2013 tới đây, 11,227 triệu cổ phiếu PSD của CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí sẽ chính thức niêm yết trên Sở GDCK Hà Nội với giá tham chiếu 60,000 đồng/cp, mức định giá P/E dự phóng năm 2013 vào khoảng 7.43 lần.

Hoạt động kinh doanh của PSD bao gồm 3 mảng chính: thiết bị di động, các sản phẩm IT và linh kiện khác. Trong đó mảng thiết bị di động là mảng kinh doanh chủ lực, chiếm trên 60% doanh số và lợi nhuận của PSD.

CTCK Dầu khí (PSI) dự báo giá cổ phiếu PSD ở mức 70,000 đồng/cp, tương đương P/E forward là 8,67 lần. Mức giá mục tiêu trên cao hơn 16.6% so với giá tham chiếu niêm yết và hấp dẫn so với thị trường chung tại Việt Nam cũng như so với các công ty phân phối đang niêm yết tại Việt Nam và các công ty tương tự trên thế giới.

>> Xem báo cáo đầy đủ

Sanh Tín tổng hợp

infonet

------------------------------------------------------------
Khuyến nghị mua bán cổ phiếu của các công ty chứng khoán được trích dẫn lại có giá trị như một nguồn thông tin để nhà đầu tư tham khảo cho các quyết định đầu tư. Các khuyến nghị này có thể có những xung đột lợi ích với nhà đầu tư.

Các tin tức khác

>   Giám đốc Phân tích đầu tư SSI: Sẽ có thêm NĐT ngoại tham gia thị trường vào nửa cuối năm (01/07/2013)

>   Góc nhìn 01 – 05/07: Sóng hồi sẽ kết thúc? (30/06/2013)

>   Tự doanh CTCK: Gom bluechip chờ thị trường hồi phục (29/06/2013)

>   VCSC: Khối ngoại ngần ngại do dò đoán được điều chỉnh tỷ giá (28/06/2013)

>   Góc nhìn 28/06: Tín hiệu phục hồi không cao (27/06/2013)

>   HNX 30 đã tạo được sức hấp dẫn (27/06/2013)

>   Ngày 27/06: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn kỹ thuật (27/06/2013)

>   Góc nhìn 27/06: Tìm lại điểm cân bằng? (26/06/2013)

>   TS. Quách Mạnh Hào: MBS thay đổi để tạo nên những giá trị mới (26/06/2013)

>   Góc nhìn 26/06: Cơ hội bắt đáy? (25/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật