Thứ Hai, 24/06/2013 11:38

Nghề mình mà – UPCoM như tiệm bán đồ sida, đôi khi cũng vớ được hàng ngon

Đã từng có nhiều câu hỏi lề trái về sàn UPCoM mà tui được biết, ví dụ như tại sao HNX lại đặt tên sàn UPCoM, một cái tên rất khoai tây? Nếu là sàn giao dịch “dành” cho các công ty OTC thì tại sao không bắt chước các sàn Nasdaq, Kosdaq (đã sáp nhập vô KSE để thành KRX rùi), Jasdaq… để đặt tên là… Hasdaq hay Visdaq?

Liệu HNX có tham vọng rằng sàn này sẽ tụ được các công ty tăng trưởng mạnh như làn sóng dot.com bên Mỹ trước kia?… Nhiều câu lắm, nhưng tui chẳng trả lời được câu nào sất!

Tuần rồi, trong lúc bà con trên hai sàn niêm yết (NY) nháo nhào với ETF thì sàn UPCoM gây sốc 2 phát với vụ mã TVG thị giá 1,400 đồng nhưng trả cổ tức 2,000 đồng, và vụ SCIC thoái vốn khỏi mã KSC với giá 13,500 đồng trong khi thị giá chỉ có 4,500 đồng. Một nick trên mạng đã bình câu “UPCoM như tiệm đồ sida, thi thoảng cũng vớ được hàng ngon”. Nếu bạn đã mua được TVG với giá 1,400 đồng, cổ này quả là hàng ngon!!! (còn sau 24/6 có vị gì không thì tui không dám nói).

Đối với TVG, tui không bình loạn về chuyện HNX không điều chỉnh giá tham chiếu trong ngày 24/6 có đúng quy định hay không, mà tui thắc mắc là tại sao chứng trường “để cho” thị giá mã này rớt thê thảm đến vậy? Thoạt tiên tui tưởng đây là trường hợp công ty làm ăn bê bết, nhưng lãnh đạo lại quyết làm một phát huy hoàng rồi (mới chịu) chợt tắt là biến báo sổ sách cho có lãi rồi trả cổ tức thiệt cao, xong phá sản luôn! Hóa ra không phải vậy, soi BCTC 2012 thì nói chung công ty này làm ăn vẫn khá ổn. Vậy chắc chỉ còn một lý do: mã này bị quên.

Đối với KSC, câu hỏi của tui cũng chả khác là bao. Với EPS 2012 đạt 2,200 đồng/cổ, năm trước công ty cũng đã trả cổ tức 12% chứ không hứa lèo như nhiều công ty khác trên sàn “đẳng cấp hơn” HNX, đến giờ công ty không bốc mùi nợ xấu hay phá sản… thì thị giá 4,500 đồng nói theo cách nào đó cũng gần như thê thảm, đến nỗi SCIC lại phải sử dụng đến đặc quyền của họ là không giao dịch qua sàn. Điều này tạo ra tiền lệ nguy hiểm là nhỡ ai đó cũng không chịu chơi trên sàn mà đòi được mua bán bên ngoài giống SCIC thì loạn hết! Vậy lý do là gì, mã này cũng bị quên chăng?

Có lẽ vậy. Bị quên, hay bị bỏ rơi là chuyện thường ngày ở huyện đối với rất nhiều mã trên sàn Upcom. Bạn cứ nhòm thanh khoản thì biết, rất nhiều mã chả thèm giao dịch trong vài ba tháng liền, hoặc cả năm chỉ lèo tèo một vài deal cho vui. Hoặc bạn thử “sợt” các bản tin khuyến nghị của công ty chứng khoán thì cũng sẽ thấy chả có mấy công ty nào đưa ra khuyến nghị đến cổ trên sàn này. Giá trị giao dịch bình quân hàng ngày của cả sàn (bao gồm 137 mã) chỉ tầm 1-2 tỷ/phiên, quả chả bõ cho công ty chứng khoán họ viết bài hay buôn nước bọt đâu.

Nếu thật sự đa số cổ trên UPCoM bị quên, thì tui đề xuất luôn là các bác quản lý cho quên luôn cái sàn này đi cho đỡ tốn chi phí, hoặc phải chữa bệnh quên. Nếu muốn chữa bệnh quên, phải tìm cách nâng thanh khoản. Muốn nâng thanh khoản, phải đổi cơ chế công bố thông tin (CBTT), buộc các công ty UPCoM công bố BCTC hàng quý và tất cả các tài liệu khác như công ty niêm yết.

Nhưng mà nếu vậy thì sàn UPCoM khác gì sàn niêm yết nữa nhỉ, nhập luôn cho rảnh. Luẩn quẩn mất rùi!

Hoàng Thạch Lân

(Bài viết được dẫn lại từ blog với sự đồng ý của tác giả, đăng ngày 10/06/2013)

infonet

Các tin tức khác

>   Thị trường vàng sau 30/6: Đâu là giải pháp để ổn định (24/06/2013)

>   Góc Broker: Đè chỉ số để gom hàng? (22/06/2013)

>   Góc broker: Đừng nhìn điểm số đoạn này! (17/06/2013)

>   PSI: Đã tăng mạnh, nên bán để mua lại với giá thấp hơn? (13/06/2013)

>   Nghề mình mà – Mua cổ ế HHS: Chiêu này hay! (11/06/2013)

>   Góc Broker: Tiền nào cũng là tiền! (11/06/2013)

>   VIS: Tăng đột biến – liệu có lạc quan quá mức? (07/06/2013)

>   360o CTCK: Thảm họa giải chấp và cứu giá (07/06/2013)

>   “Buy in May” đã thành công (07/06/2013)

>   Góc Broker: Không có quà cho số đông! (06/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật