Thứ Năm, 06/06/2013 09:53

Góc Broker: Không có quà cho số đông!

Lòng tham con người trên thị trường chứng khoán, dưới xúc tác của “tâm lý đám đông”, rất dễ thôi thúc nhà đầu tư (NĐT) bước đi lầm đường.

Trong sóng tăng ngắn vừa qua, bắt đầu từ 06/05 - phiên VN-Index tăng tốt với khối lượng đột biến - đến đỉnh ngắn hạn ngày 30/05 là 521.45, chắc hẳn tài khoản của NĐT phần nhiều là không sinh lời.

Thời gian qua diễn biến khá đẹp: VN-Index vượt ngưỡng cản tâm lý 500 và ngưỡng cản kỹ thuật 510 một cách dễ dàng; sàn Hà Nội từ chỗ bị bỏ rơi và chìm vào lãng quên bỗng chứng kiến sự nổi loạn của hàng loạt cổ phiếu đầu cơ hút dòng tiền; khoảng cách giữa đẳng cấp hai sàn dường như bị san bằng vào phiên 29/05 khi nhìn vào con số khối lượng khớp lệnh liên tục trên 2 sàn tương đương nhau. Sự lan tỏa của dòng tiền đầu cơ, ảnh hưởng từ tâm lý hưng phấn và lòng tham vô đáy của người tham gia cuộc chơi đã làm cho sự phân hóa đẳng cấp giữa hai sàn nói chung, giữa các dòng cổ phiếu nói riêng trở nên mờ nhạt.

Tuy nhiên, quy luật muôn thuở của chứng khoán thì không bao giờ thay đổi...

“Không có quà cho số đông”

Trong mỗi người lớn chúng ta luôn có một đứa trẻ - nó là chủ nhân của những suy luận logic đến... ngây thơ kiểu: 01/06 - “cháu nào cũng có quà”; VN-Index qua 500 - Uptrend mua gì cũng lãi. Nên không khó hiểu khi bắt đầu một sóng tăng, hoặc trong thời gian thị trường qua 500 vừa qua, hàng loạt các mã đầu cơ thị giá thấp hút dòng tiền bốc đầu tăng sốc vài phiên liên tiếp. Từ những bóng ma trong nhà hát sẵn sàng úp sọt NĐT bất cứ lúc nào như PVX, KLS, VCG, ITA, KBC..., đến những cái tên đang ở vùng đáy trong lịch sử (đại diện là ASM) đều có mức sinh lời (trên lý thuyết) rất hấp dẫn trong thời gian qua. Lựa chọn các mã này thực ra là điều bình thường - nếu chúng ta thử đặt mình vào vị thế của đa số NĐT cá nhân - để xem xét diễn biến tâm lý khi giao dịch.

Hầu hết trong chúng ta đều e dè thị giá của VNM, BMP, GAS, HSG, DRC, CSM...vv đơn giản vì... nó cao quá. Tâm lý e dè đó phải chăng là hệ quả của việc chúng ta đang định giá giá trị của cổ phiếu thông qua việc so sánh... thị giá của chúng với nhau. Giá cao “được” cho là đắt, chứ không phải được cho là tương xứng với giá trị hợp lý của doanh nghiệp. Người Việt mà - chúng ta thích giá rẻ.

Nhưng chúng ta cũng thích hàng ngon và bổ.“Lý giải logic” của NĐT khi đu theo những cổ phiếu đầu cơ thị giá thấp là gì? Câu trả lời chắc chắn có liên quan đến mức độ ngon, bổ - tức là khả năng sinh lời và rủi ro - của cổ phiếu. Đáp án trả lời cho câu hỏi này, người viết - với cương vị một broker trong nghề - đã gặp phải (và rùng mình) rất nhiều: Vì giá thấp nên việc tăng gấp đôi dễ dàng hơn (lợi nhuận cao); vì giá đã thấp (thậm chí thấp nhất trong lịch sử) nên... không thể thấp hơn được nữa (rủi ro thấp). Suy luận đơn giản và tưởng chừng logic này chính là nguyên nhân khiến dòng cổ phiếu đầu cơ thị giá thấp thường được ưa chuộng khi bắt đầu một sóng tăng, hoặc khi đám đông quay trở lại thị trường như thời gian hiện nay. Đáng buồn hơn, nó cũng lý giải vì sao nhiều NĐT đến bây giờ vẫn kẹp hàng những cổ phiếu đã rời sàn, hoặc để lại những khoản thua lỗ trầm trọng...

Trong khoảng thời gian ngắn gần đây, dòng cổ phiếu cơ bản hàng đầu như HSG, DRC, CSM, REE...vv có dấu hiệu chững lại, báo hiệu nhịp chỉnh ngắn hạn của toàn thị trường; trong khi dòng cổ phiếu đầu cơ thị giá thấp lại hút dòng tiền nhiều hơn, rất dễ kích thích lòng tham của NĐT. Đành rằng trong Uptrend, cổ phiếu nào cũng có thể lên theo hiệu ứng nước nổi bèo nổi, nhưng lợi nhuận trong Uptrend thì không phải dòng cổ phiếu nào cũng có thể đảm bảo. Đường dài mới biết ngựa hay là vậy.

Quá trình điều chỉnh lần này có thể chưa kết thúc, phiên hôm qua có mức tăng đẹp nhưng thanh khoản không ủng hộ, có thể thị trường cần một nhịp rơi nữa về quanh vùng 510. Nhưng dù sao phiên 5/6 cũng cho tín hiệu kỹ thuật quan trọng: làm giảm đà rơi của thị trường. 514 sẽ được quan tâm đặc biệt nếu sau này thị trường từ dưới 510 bứt phá qua ngưỡng này với khối lượng thuyết phục, thì có thể khẳng định chắc chắn thị trường kết thúc điều chỉnh và tiếp tục đi lên. Thị trường là vậy, nhưng ở một số mã cá biệt thì có vẻ quá trình điều chỉnh sắp kết thúc. BTPPET là hai mã sớm nhất, ngoài ra còn có PPC.

Trong sóng giảm 6 tháng cuối năm 2012, BTP chỉ giảm khoảng 18%; khi thị trường còn đang lao dốc mạnh thì BTP đã đi vào tích lũy. Quá trình đi lên từ đầu sóng 2013 đến nay BTP rất giống HSG, luôn duy trì trên Mid Bollinger và chỉ có 2 lần thủng rất nhẹ đường này. Quá trình điều chỉnh của BTP lần này đã chạm Mid Bollinger; 3 phiên gần nhất tạo thành mẫu hình nến đảo chiều Bullish Morning Doji Star. Mẫu hình nến nào cũng cần sự xác nhận, nhưng theo quan điểm của người viết, dựa trên diễn biến giá và khối lượng của BTP trong thời gian sóng tăng vừa qua, thì việc mua gom BTP ở vùng giá hiện tại là một lựa chọn an toàn.

Đồ thị của BTP (nguồn dữ liệu: Vietstock Updater)

Đoàn Xuân Thạo (Vietstock)

Infonet

Các tin tức khác

>   360o CTCK: Margin và kẹp tài khoản (05/06/2013)

>   360o CTCK: Margin và ác mộng giải chấp cổ phiếu (03/06/2013)

>   360o CTCK: Margin - Rủi ro hàng nóng và hàng nguội (01/06/2013)

>   360o CTCK: Ma lực margin (31/05/2013)

>   TTCK Việt Nam 6 tháng cuối năm liệu có gì xấu? (31/05/2013)

>   360o CTCK: Khi tài khoản khách hàng trong tay môi giới (30/05/2013)

>   Góc Broker: Điều chỉnh thôi mà! (30/05/2013)

>   360o CTCK: Môi giới, đội lái và công nghệ làm hàng (29/05/2013)

>   Chứng trường được giải "kíu" với việc hoãn Thông tư 02 (28/05/2013)

>   360o CTCK: Nghề môi giới chứng khoán (28/05/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật