Thứ Sáu, 31/05/2013 12:40

TTCK Việt Nam 6 tháng cuối năm liệu có gì xấu?

TTCK Việt Nam sắp khép lại một tháng năm “Buy in May” thay vì “Sell in May”. Thậm chí ngay cả nỗi sợ về thị trường giảm điểm mỗi khi Quốc hội họp cũng bị lãng quên. Phải chăng quy luật chỉ là nhất thời?

TTCK nửa đầu năm 2013 đã khác xưa nhiều

Trước kia cứ mỗi mùa ĐHĐCĐ vào tháng 3, tháng 4 thì thị trường thường có sóng đón chào những tin tức tốt từ ĐHĐCĐ của doanh nghiệp niêm yết, nào là phương án chia cổ tức, cổ phiếu thưởng, phương án phát hành cổ phiếu, v.v. Nhưng năm nay dường như không có hiện tượng tạo sóng mỗi khi doanh nghiệp sắp ĐHĐCĐ.

Hết tháng 4, nỗi sợ mùa “ Sell in May” lại hiện về, nhưng có lẽ vì chỉ số chứng khoán cứ lừ lừ đi lên đã không thể làm cho nhà đầu tư đứng im, hay bỏ thị trường để đi chơi. Một tháng 5 tràn ngập tin tốt thì thị trường phải đi lên cũng là lẽ thường!

Chứng khoán sợ lãi suất thì lãi suất đầu vào (kỳ hạn 1 tháng) đã tự động giảm từ 7,5%/năm xuống thấp nhất 5%/năm mà không cần sự can thiệp của Ngân hàng Nhà Nước. Đồng thời lãi suất cho vay đối với khoản vay cũ đã được những ngân hàng lớn đi tiên phong đưa về 13%/năm. Đến ngày 29/5/2013 NHNN đã chỉ đạo những Ngân hàng lớn giảm các khoản vay cũ trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản về 10% . Đó là tín hiệu tích cực trong việc điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2013.

Mặc dù chưa phải tất cả các lĩnh vực đều được hưởng lợi, nhưng giải quyết từng phần như thế cũng là tín hiệu tốt. Ấy vậy mà nhiều nhà đầu tư chốt lãi xong lại quay ra chê chính sách, lãi suất giảm như thế vẫn chưa được, than phiền doanh nghiệp vẫn không tiếp cận được vốn giá rẻ, v,v. Sở dĩ vấn các doanh nghiệp chưa tiếp cận được vốn vay do đang bị vướng ở khâu “doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn giá rẻ thì không muốn vay, doanh nghiệp muốn vay thì không đủ điều kiện”.

Nếu là ngân hàng, người viết cũng không muốn cho các doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn, đó là cách tốt nhất hạn chế rủi ro cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, dưới góc độ là một doanh nghiệp, người viết đánh giá các ngân hàng tuy không cho vay mới đối với các doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn, nhưng các khoản vay cũ đều được xem xét cho cơ cấu, gia hạn lại nợ. Bởi vì, nếu xiết tài sản thế chấp, hầu hết là bất động sản (BĐS) thì ngân hàng cũng khó mà thu hồi được nợ, để doanh nghiệp chết ngân hàng cũng sẽ chết. Như vậy, cũng đã giảm bớt căng thẳng cho những doanh nghiệp nợ khủng.

Chứng khoán sợ CPI thì gần đây giới đầu tư không còn chờ CPI ra nữa, CPI có tháng thì âm, có tháng dương cũng không còn là vất đề nóng để quan tâm.

Tiếp đến là gói kích cầu 30,000 tỷ đồng cho thị trường bất động sản có hiệu lực ngay từ 01/06/2013. Cho dù còn nhiều tranh cãi về gói này, có những quan điểm cho rằng nó chỉ như muối bỏ biển, v.v.. . Nhưng dù sao có còn hơn không!

Rồi đến công ty mua bán nợ xấu (VAMC) sau nhiều lần lỗi hẹn cũng được công bố thành lập trong tháng 5. Mặc dù chưa thể đánh giá tính tức cực của công ty này đến đâu nhưng dù sao cũng là 1 trong những lối thoát cho những NHTM.

Có một điều khác biệt mà người viết thấy rằng, hầu hết các tin tức tốt nói trên đều được công bố, rò rỉ, trước khi Quốc hội họp. Dường như kỳ họp này nhà đầu tư chứng khoán không hề ngóng xem các Đại biểu đang bàn về vấn đề gì, có quyết định gì sẽ ảnh hưởng đến TTCK hay không?

Kỳ họp này không giống như một số kỳ họp gần đây, ở kỳ họp này những chính sách cần hỗ trợ cho TTCK đã được ban hành trước khi Quốc hội họp, giống như những đứa con được bố mẹ chuẩn bị đầy đủ thức ăn sẵn để yên tâm đi công tác. Như vậy, nỗi sợ mỗi khi Quốc hội họp có lẽ phải thay đổi? Quan trọng là hoàn cảnh kinh tế vĩ mô mới là yếu tố có ảnh hưởng đến xu hướng của TTCK.

Vậy TTCK 6 tháng cuối năm liệu có gì xấu hơn quá khứ?

Sau hàng loạt chính sách được ban hành thì nó sẽ phải đi vào triển khai: Ví dụ như gói kích cầu 30,000 tỷ đồng sẽ dần dần được bơm ra theo lộ trình, công ty mua bán nợ xấu VAMC phải đi vào hoạt động; Kiềm chế lạm phát là số 1, nhưng mục tiêu tăng trưởng phải là quan trọng. Do đó, việc điều hành lãi suất cho vay để đưa vốn vào nền kinh tế sẽ phải được Chính phủ, NHNN và các ngân hàng tính đến.

Ở thời điểm hiện tại, thị trường BĐS tạm thời đã được Chính phủ quan tâm giải quyết một phần, bên cạnh đó cũng phải thấy rằng sự nỗ lực của một doanh nghiệp BĐS lớn đang tự cứu mình bằng nguốn vốn FDI như VIC, KBC v.v. Nợ xấu của các NHTM cũng đã có ối thoát thông qua VAMC, công việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng dường như đã có phương án cho các ngân hàng phải tái cấu trúc. Vì vậy, không có lý do gì các nhà điều hành chính sách lại không thực hiện nhiệm vụ quan trọng là tăng trưởng, đưa vốn vào nền kinh tế.

TTCK 6 tháng cuối năm rõ ràng chưa nhìn thấy điều gì xấu hơn quá khứ, lúc này TTCK nhường sân chơi cho các nhà phân tích kỹ thuật trong TTCK 6 tháng cuối năm.

Cát Lợi (Vietstock)

Infonet

Các tin tức khác

>   360o CTCK: Khi tài khoản khách hàng trong tay môi giới (30/05/2013)

>   Góc Broker: Điều chỉnh thôi mà! (30/05/2013)

>   360o CTCK: Môi giới, đội lái và công nghệ làm hàng (29/05/2013)

>   Chứng trường được giải "kíu" với việc hoãn Thông tư 02 (28/05/2013)

>   360o CTCK: Nghề môi giới chứng khoán (28/05/2013)

>   360o CTCK: Lâm nạn tập 2 và thoái trào của tự doanh chứng khoán (27/05/2013)

>   Góc broker: Giá và khối lượng! (27/05/2013)

>   360o CTCK: Tự doanh - Con đường từ lướt sóng đến làm giá! (26/05/2013)

>   360o CTCK: Tự doanh - Từ dễ như ăn kẹo đến mắc cạn (25/05/2013)

>   360o CTCK: Nhân sự và quy trình (24/05/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật