Thứ Bảy, 01/06/2013 20:00

360o CTCK: Margin - Rủi ro hàng nóng và hàng nguội

Dịch vụ margin và hàng nóng

Sáu tháng đầu năm 2010, TTCK dù không tăng về điểm số nhưng lại cực kỳ sôi động với những phiên giao dịch vài nghìn tỷ đồng. Các cổ phiếu vừa và nhỏ thay nhau tăng vọt như TNA, UIC, TLC, DCS.. và siêu cổ phiếu PVA, SRA, SRB... Nhiều người xoa tay hỉ hả rằng TTCK Việt Nam đã thật sự hồi phục sau cú đột quỵ 2007 - 2009 và dòng tiền mới đã trở lại.

Tuy nhiên, những NĐT và chuyên gia có kinh nghiệm đã nhanh chóng chỉ ra rằng sự hồi phục đó chỉ là giả tạo và đó chỉ là những cơn sóng đầu cơ giá lên ngắn hạn với lực tác động chủ đạo là tiền margin và các đội lái.

Sóng đầu cơ thì không bền, nó chỉ là bàn nhậu buổi chiều tà mà ai nhanh tay thì không móc ví. Tuy nhiên, say sưa với những cổ phiếu nóng có mức lợi nhuận được tính bằng lần, hàng nghìn NĐT lao vào rượt đuổi các cổ phiếu này với margin cao nhất mà không nghĩ đến ngày cổ phiếu quay đầu giảm giá.

Kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng, một cổ phiếu tăng CE (tăng trần) cả chục phiên thì khi đảo chiều, nó rơi FL (giảm sàn) chục phiên cũng không có gì lạ. Ai cũng tin mình nhanh tay hơn người khác để không đổ vỏ, ai cũng tin mình là cánh hẩu với đội lái nên không thể thua.

Thực tế, nếu đã là dân lái tàu chính hiệu thì không ai lại cho người khác biết tàu đi về đâu cả, vì TTCK là chiến trường nên đầy rẫy những băng cướp luôn rình rập để cướp tàu. Cướp mà biết tàu đi về đâu thì trưởng tàu là người chết trước, vì thế cho nên lái tàu chả bao giờ nói.

Nếu lái tàu nói thì hoặc là lái tàu kém, hoặc là lái tàu nói sai. Chỉ rất ít lái tàu có đủ thực lực để nói đến đâu tàu đến đó và cũng chả nói mấy lần. Đấy, cánh hẩu với lái tàu còn thế, huống gì là hàng xóm của hàng xóm của bạn của bạn của lái tàu.

Vì thế, thông tin hàng nóng đến NĐT thì 99% là sai lệch và 99% NĐT ăn đòn với hàng nóng. Điều đó cũng có nghĩa là các tài khoản xài margin để đánh hàng nóng rất dễ mắc cạn và chỉ cần vài ba phiên FL (chuyện thường đối với hàng nóng) thì các tài khoản này trở nên khét lẹt và cần xử lý.

Dịch vụ margin và hàng nguội

Blue-chips, các cổ phiếu có vốn hóa lớn, thị giá cao tương đối thường được các NĐT thận trọng hoặc dài hạn đánh giá cao do tính minh bạch và ổn định của chúng. Thông thường đây là nhóm cổ phiếu ưu tiên trong danh mục của quỹ, của NĐT tổ chức và các NĐT lớn dài hạn. Khi các cổ phiếu này tăng giá mạnh thì sẽ có lượng bán lớn để chốt lời và khi giảm giá đến một chừng mực nào đó thì lực lượng cơ bản thò tay ra đỡ.

Chính vì vậy mà các cổ phiếu này thường được đánh giá là an toàn và nhiều NĐT chọn các cổ phiếu này làm công cụ lướt sóng an toàn, tức là mua ở vùng dưới bán ở vùng trên của kênh giá dài hạn. Để tối đa hiệu quả đồng thời với kỳ vọng tăng giá về dài hạn của BCs sau một giai đoạn rơi dài 2007 - 2009, các NĐT thường mua hết tài khoản tiền thật của mình và sau đó sử dụng đòn bẩy để bình quân giá và lướt sóng ngắn hạn theo kênh giá của các BCs với kỳ vọng là các cổ phiếu này bằng sức mạnh cơ bản và sức mạnh của các tổ chức đầu tư sẽ được giữ giá ở những vùng hỗ trợ quan trọng.

Khổ nỗi, năm 2009-2010 là năm hạn của các BCs: cổ đông lớn thoái vốn, quỹ hết tiền, vốn phát hành thêm đè nặng, tăng trưởng giảm sút,... khiến cho lực lượng đầu tư càng lúc càng mỏng, sức đỡ giá ngày càng kém. Các BCs cứ giảm giá dần, lúc đầu vẫn còn sức phục hồi để các NĐT chăm chỉ lướt sóng và hi vọng. Nhưng các mốc hỗ trợ cứ yếu dần và đến một ngày nào đó một thông tin xấu tung ra, gặp lúc TTCK suy yếu là đê vỡ, lụt ngập nơi nơi.

Năm 2010, GMD sau khi phá cản giá 76 đã đi liền một mạch không ngừng nghỉ, mất đến hơn 50%. LCG cũng cùng chung số phận. Các NĐT thoạt đầu dùng margin để hỗ trợ bắt đáy, sau đó đáy trôi về nơi xa chả biết đâu mà mò và tài khoản rơi vào vùng giải chấp.

Có NĐT sử dụng BCs để làm bảo lãnh margin cho các khoản lướt sóng hàng nóng, bất ngờ BCs rơi khiến cho margin của tổng tài khoản giảm sút, hàng loạt cổ phiếu bị giải chấp.

Vì lòng tin vào sức mạnh của BCs nên nhiều NĐT và cả CTCK áp dụng margin cao cho các mã cổ phiếu này, nên khi các mã cổ phiếu này bị cảm thì không chỉ rúng động một vài tài khoản, mà cả thị trường.

--------------------------------------------------

Đọc thêm:

* Nhân sự và quy trình

* Tự doanh – Từ dễ như ăn kẹo đến mắc nạn

* Tự doanh - Con đường từ lướt sóng đến làm giá!

* Lâm nạn tập 2 và thoái trào của tự doanh chứng khoán

* Nghề môi giới chứng khoán

* Môi giới, đội lái và công nghệ làm hàng

* Khi tài khoản khách hàng trong tay môi giới

* Ma lực margin

* Margin và giải chấp (Đón đọc lúc 20h ngày 02/06)

Nguyên Quân

(Nick Nguyên Quân đã có chuỗi bài viết về nhiều khía cạnh trong hoạt động của công ty chứng khoán, đăng trên Diễn đàn Vietstock từ quý 3/2011. Chuỗi bài viết hay và đầy ý nghĩa được dẫn lại trên Vietstock Blog với sự đồng ý của tác giả)

Infonet

Các tin tức khác

>   360o CTCK: Ma lực margin (31/05/2013)

>   TTCK Việt Nam 6 tháng cuối năm liệu có gì xấu? (31/05/2013)

>   360o CTCK: Khi tài khoản khách hàng trong tay môi giới (30/05/2013)

>   Góc Broker: Điều chỉnh thôi mà! (30/05/2013)

>   360o CTCK: Môi giới, đội lái và công nghệ làm hàng (29/05/2013)

>   Chứng trường được giải "kíu" với việc hoãn Thông tư 02 (28/05/2013)

>   360o CTCK: Nghề môi giới chứng khoán (28/05/2013)

>   360o CTCK: Lâm nạn tập 2 và thoái trào của tự doanh chứng khoán (27/05/2013)

>   Góc broker: Giá và khối lượng! (27/05/2013)

>   360o CTCK: Tự doanh - Con đường từ lướt sóng đến làm giá! (26/05/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật