Thứ Tư, 03/04/2013 09:43

Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: SHB - Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội

Trong bối cảnh hiện tại, việc xem xét mua vào trong vùng 6,400 – 6,800 là không quá rủi ro vì tại đây có sự hiện diện của ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8%. Nên cắt lỗ nhanh chóng nếu ngưỡng 6,400 bị thủng.

CÁC TÍN HIỆU KỸ THUẬT QUAN TRỌNG

Dài hạn: Đang hình thành kênh giá mới. Xu hướng tăng trưởng của giá vẫn chưa bị đảo ngược nhưng có nhiều khả năng đà tăng sẽ chuyển thành trạng thái đi ngang và tích lũy liên tục trong thời gian tới.

SHB đang hình thành kênh giá mới với cận trên là vùng 7,800 – 8,400 (tương đương Fibonacci Retracement 100.0%), cận dưới là vùng 6,400 – 6,800 (tương đương Fibonacci Retracement 161.8%).

Hiện tại, giá đang duy trì gần cận dưới nên đây có thể là cơ hội bắt đáy tốt cho nhà đầu tư.

Ngắn hạn: Phân kỳ giá lên đang hình thành. Chỉ số Stochastic Oscillator đang hình thành phân kỳ giá lên (bullish divergence) với giá trong vùng oversold. Vì vậy, có khả năng đà tăng sẽ quay trở lại nếu phân kỳ này thành công.

Thanh khoản yếu dần. Kể từ phiên giao dịch ngày 21/02/2013, thanh khoản liên tục giảm sút và hiện đang duy trì bên dưới mức trung bình 20 phiên gần nhất (tương đương 12 triệu đơn vị/phiên). Nếu tình trạng này vẫn duy trì trong các phiên tới thì rủi ro điều chỉnh tiếp tục là khá lớn.

Các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự đáng chú ý xác định theo Fibonacci:

• Ngưỡng 0%       : 9,900

• Ngưỡng 23.6%  : 9,400

• Ngưỡng 61.8%  : 8,700

• Ngưỡng 100.0%: 7,900

• Ngưỡng 161.8%: 6,700

• Ngưỡng 261.8%: 4,700

Chiến lược trading: Trong bối cảnh hiện tại, việc xem xét mua vào trong vùng 6,400 – 6,800 là không quá rủi ro vì tại đây có sự hiện diện của ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8%. Nên cắt lỗ nhanh chóng nếu ngưỡng 6,400 bị thủng.

MỘT SỐ THÔNG TIN QUAN TRỌNG

Lợi nhuận khác ”cứu” kết quả kinh doanh năm 2012. Không có thông tin chi tiết về khoản mục này. Theo BCTC hợp nhất (chưa kiểm toán) năm 2012, tổng thu nhập của SHB đạt gần 2,893 tỷ đồng, tăng gần 30% so với năm 2011. Thu nhập năm 2012 tăng mạnh chủ yếu nhờ vào:

• Khoản mục lợi nhuận khác tăng đột biến đạt 857 tỷ đồng, tăng gấp hơn 11 lần so với năm trước. Thông tin chi tiết về hoạt động khác này không được giải thích trong BCTC.

• Lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư đạt 116 tỷ đồng, trong khi năm trước lỗ 9.3 tỷ đồng.

Trong khi đó, mặc dù mới sáp nhập thêm Ngân Hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) nhưng thu nhập lãi thuần của SHB trong năm 2012 lại giảm 10% so với năm 2011 và chỉ đạt 1,705 tỷ đồng.

Chi phí hoạt động kinh doanh và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh đã khiến cho lợi nhuận sau thuế năm 2012 của SHB chỉ đạt có vỏn vẹn 27 tỷ đồng. Cụ thể:

• Chi phí hoạt động kinh doanh năm 2012 là 2,309 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ.

• Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng hạch toán thêm trong năm 2012 là 555 tỷ đồng, tăng gần 5.5 lần so với cùng kỳ.

Như vậy có thể thấy, nếu không có khoản mục lợi nhuận khác tăng đột biến trong năm 2012, thì SHB đã không tránh khỏi một năm thua lỗ nặng.

Tiền gửi tại SHB cao gấp hơn 2 lần cuối năm 2011, sau khi nhận sáp nhập Habubank. Tính đến cuối năm 2012, lượng tiền gửi tại SHB tăng cao lên gấp hơn 2 lần so với cuối năm 2011 và đạt gần 77,600 tỷ đồng. Mức gia tăng tiền gửi 42,800 tỷ đồng này cũng là động lực chính khiến quy mô tổng tài sản của SHB tăng mạnh từ 34,780 tỷ đồng vào năm 2011 lên đến 117,569 tỷ đồng vào năm 2012, sau khi nhận sáp nhập Habubank.

Dư nợ cho vay năm 2012 tăng gấp đôi, nhưng nợ xấu tăng mạnh lên 8.53%. Khoản cho vay khách hàng của SHB tăng mạnh 95% lên 56,813 tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ xấu của SHB cũng tăng vọt cao gấp 6.5 lần so với đầu năm 2012 lên 4,846 tỷ đồng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn chiếm đến 2,067 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu tính đến thời điểm cuối năm 2012 là 8.53%, tăng mạnh so với mức 2.23% vào cuối năm 2011. Ngoài yếu tố khách hàng của riêng SHB và bối cảnh chung, nợ xấu tăng mạnh có thể do quyết tâm phân loại dư nợ chặt chẽ khi nhận sáp nhập Habubank. Nếu điều này là đúng thì rủi ro thua lỗ do phải trích lập bổ sung dự phòng tổn thất tín dụng trong tương lai sẽ giảm đi rất nhiều.

Tiềm năng tăng trưởng sáng sủa hơn trong năm 2013, nhờ vào:

(i) Quy mô tài sản, vốn đã tăng mạnh sau khi thực hiện sáp nhập với HBB. Đây là bệ đỡ quan trọng cho giúp SHB tăng trưởng.

(ii) Ảnh hưởng của các khoản nợ xấu từ việc sáp nhập HBB đã được giải quyết trong năm 2012 bằng việc trích lập dự phòng đầy đủ. Do đó, kết quả kinh doanh năm 2013 sẽ không chịu ảnh hưởng từ yếu tố đột biến này.

(iii) Khả năng hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng. Các khoản nợ xấu từ HBB đã được trích lập dự phòng rủi ro chặt chẽ. Do đó, việc thu hồi các khoản nợ vay trong thời gian tới sẽ mang đển các khoản hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng.

Khó khăn và thách thức trong thời gian tới của SHB:

(i) Khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn đang rất yếu và là thách thức không nhỏ đối với SHB nói riêng và ngành ngân hàng nói chung.

(ii) Triển vọng kinh doanh của nền kinh tế vẫn chưa sáng sủa. Do đó, chưa thể loại trừ khả năng nợ xấu sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

(iii) Việc thu hồi khoản nợ xấu của Vinashin. Đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với hoạt động của SHB trong thời gian tới.

SHS đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu SHB. CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHS) vừa đăng ký mua 1 triệu cp SHB, với giao dịch thực hiện từ ngày 26/02 đến 26/03.

Các chỉ số tài chính cơ bản. Hiện giá cổ phiếu SHB đang giao dịch ở mức P/E trailing 119 lần và P/B là 0.5 lần.

(Nguồn dữ liệu: VietstockFinance)

Phòng Nghiên cứu Vietstock

ffn

Các tin tức khác

>   Tín hiệu kỹ thuật từ các Trading System: Tuần 25 – 29/03 (27/03/2013)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: ITC - CTCP Đầu tư & KD Nhà Intresco (27/03/2013)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 25 – 29/03/2013 (24/03/2013)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu chọn lọc: Tuần 25 – 29/03/2013 (24/03/2013)

>   Tín hiệu kỹ thuật từ các Trading System: Tuần 18 – 23/03 (20/03/2013)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu chọn lọc: Tuần 18 – 22/03/2013 (17/03/2013)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 18 – 22/03/2013 (17/03/2013)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: CSM - CTCP CN Cao Su Miền Nam (21/03/2013)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 11 – 15/03/2013 (10/03/2013)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu chọn lọc: Tuần 11 – 15/03/2013 (10/03/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật