Chủ Nhật, 21/04/2013 15:40

TECHNICAL VIEW

Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 22 – 26/04/2013

Chiến lược đầu tư và Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.  

I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

VN-Index – Xuyên thủng vùng 480 – 490 điểm. Những cây nến đỏ dài xuất hiện với tần suất cao đã chứng tỏ một thực tế là tâm lý nhà đầu tư đang rất bi quan. Với việc vùng 480 – 490 điểm bị xuyên thủng vào cuối tuần thì tâm lý thận trọng lại càng lên cao hơn nữa. Đây có thể coi là bước ngoặt về mặt chiến lược của thị trường.

Một điểm cũng rất đáng chú ý trong tuần là thanh khoản biến động khá mạnh và đi theo chiều sụt giảm liên tục. Khối lượng khớp lệnh hiện đang dao động dưới mức trung bình 20 phiên gần nhất (tương đương 46 triệu đơn vị/phiên). Đây là tín hiệu khá bi quan cho thấy thị trường vẫn còn tiềm ẩn các yếu tố bất ổn khi mà tâm lý nhà đầu tư đang bi quan và thận trọng trở lại. 

Chỉ báo MACD vẫn tiếp tục lao dốc sau khi cho tín hiệu bán và hình thành phân kỳ giá xuống (bearish divergence) ba đoạn với VN-Index. Hiện tại, chỉ cần thêm một phiên sụt giảm nữa là chỉ báo này sẽ phá vỡ đường zero-base để hình thành tín hiệu bán dài hạn. Bên cạnh đó, Directional Movement System cũng lần đầu tiên trong vòng 3 tháng qua cho tín hiệu bán trở lại. Điều này cũng phần nào cho thấy đà tăng trưởng đang bị đảo ngược và nguy cơ giảm sâu tăng cao trở lại. 

Vì vậy, việc mua vào mạnh không được giới chuyên môn ủng hộ trong giai đoạn này nếu thanh khoản không phục hồi và VN-Index không vượt lên trên vùng 480 – 490 điểm trong những phiên tới.

HNX-Index – Sắp test lại ngưỡng Fibonacci Retracement 61.8%. Sau nhiều tuần liên tiếp thất bại trong việc phá vỡ nhóm MA ngắn hạn (EMA 10, EMA 20...), HNX-Index đã bắt đầu lao dốc mạnh và liên tục xuyên thủng các ngưỡng hỗ trợ bên dưới. Điều này khiến cho khả năng hồi phục trở lại của HNX-Index đang ở mức rất thấp.

Theo báo hiệu của nhóm Market Strength thì bên bán vẫn đang chiếm ưu thế áp đảo khi mà EMA 5 ngày của VS-Arms HNX (chỉ số Arms tính cho sàn HNX) hiện đang có giá trị 3.97. Bên cạnh đó, yếu tố thanh khoản cũng đang cho thấy sự bất ổn khi liên tục sụt giảm. Như vậy, tâm lý thận trọng và bi quan đang chi phối nhà đầu tư trên thị trường.

Nếu kịch bản giảm sâu bất ngờ (thrust down) tiếp tục diễn ra trên HNX-Index, chúng tôi tiếp tục kỳ vọng vào khả năng chống đỡ của ngưỡng Fibonacci Retracement 61.8% (tương đương vùng 56.5 – 57.5 điểm). Đây được coi là ngưỡng mạnh nhất trong ngắn hạn và có khối lượng tích lũy lớn nên khó có thể bị phá vỡ.

VS-Market Strength: VS-Arms VN tính cho cả hai sàn ngày 18/04/2013 đạt giá trị 5.29 chứng tỏ bên bán chiếm ưu thế trong phiên này. EMA 5 ngày của VS-Arms VN đang ở mức 3.19 cho thấy bên bán chiếm ưu thế nếu tính trong 5 phiên gần đây.

VS-B/SORD VN (chỉ số Buy Order/Sell Order tính chung cho cả hai sàn HOSE và HNX) đang ở mức trung bình (cụ thể là 0.91) cho thấy Tổng khối lượng của các lệnh đặt mua đang khá cân bằng so với Tổng khối lượng của các lệnh đặt bán trong phiên cuối tuần ngày 18/04/2013.

EMA 5 ngày của VS-B/SORD VN đạt mức 0.99 cho thấy cung cầu đang ở trạng thái cân bằng nếu tính trong 5 phiên gần đây.

VS-LBR VN (chỉ số Large Block Ratio tính chung cho cả hai sàn HOSE và HNX) đã tăng trở lại và đang duy trì ở mức 71%.

EMA 5 ngày của VS-LBR VN đang ở mức 69%. Đây là mức cao và nó cho thấy các nhà đầu tư lớn đang tham gia mạnh vào thị trường, nếu tính trung bình 5 phiên vừa qua.

II. CHIẾN LƯỢC DANH MỤC ĐẦU TƯ

Bên bán chiếm ưu thế trên HNX, Mô hình thận trọng

Cung cầu: Chênh lệch khối lượng mua bán trên sàn HNX trong tuần qua là -28.71 triệu đơn vị, số lệnh đặt mua lớn hơn số lệnh đặt bán 2,793 lệnh. Trung bình lệnh mua (4,443 đơn vị/lệnh) nhỏ hơn khá nhiều so với trung bình lệnh bán (5,323 đơn vị/lệnh).

Trên HOSE, chênh lệch khối lượng mua bán là 5.71 triệu đơn vị, số lệnh đặt mua lớn hơn số lệnh đặt bán 13,193 lệnh. Trung bình lệnh mua (2,466 đơn vị/lệnh) cũng nhỏ hơn so với trung bình lệnh bán (2,777 đơn vị/lệnh).

HNX: Tỷ trọng danh mục đề nghị đối với sàn HNX hiện nay là: 51.29% cash/ 48.71 stocks. Sau những phiên đảo chiều liên tục, tỷ trọng cổ phiếu trên HNX vẫn đứng ở mức trung bình, cho thấy quan điểm khá thận trọng.

HOSE: Mô hình Định lượng của chúng tôi đưa ra tỷ trọng danh mục đề nghị đối với sàn HOSE là: 46.85% cash/ 53.15% stocks. Tỷ trọng cổ phiếu trên HOSE chưa tăng mạnh trở lại sau những phiên đảo chiều mạnh trong tuần, chứng tỏ mô hình vẫn đang cho tín hiệu thận trọng trên sàn này.

Nguyễn Quang Minh, Phòng Nghiên cứu Vietstock

ffn

Các tin tức khác

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: DHM - CTCP TM & Khai thác khoáng sản Dương Hiếu (23/04/2013)

>   Tín hiệu kỹ thuật từ các Trading System: Tuần 15 – 18/04 (17/04/2013)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 15 – 19/04/2013 (14/04/2013)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu chọn lọc: Tuần 15 – 19/04/2013 (14/04/2013)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: NBB - CTCP Đầu Tư Năm Bảy Bảy (15/04/2013)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 08 – 12/04/2013 (07/04/2013)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu chọn lọc: Tuần 08 – 12/04/2013 (07/04/2013)

>   Chứng khoán: Khối lượng cực thấp đang nói lên điều gì? (05/04/2013)

>   Tín hiệu kỹ thuật từ các Trading System: Tuần 01 – 05/04 (03/04/2013)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 01 – 05/04/2013 (31/03/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật