Chủ Nhật, 14/04/2013 15:40

Góc nhìn 15 – 18/04: Tâm lý lo sợ

Gần như toàn bộ các công ty chứng khoán đều đưa ra nhận định thiếu tích cực về thị trường trong tuần giao dịch tới. Hầu hết đều khuyên nhà đầu tư hạn chế giao dịch và giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục.

Biến động của các chỉ số tuần qua

Hạ thấp danh mục

CTCP Chứng khoán Maybank Kim Eng Việt Nam (MBKE): Câu chuyện được quan tâm nhất trong tuần qua là về hoạt động của các quỹ ETF. Thị trường đã phản ứng khá tích cực khi thông tin giá xăng giảm được đưa ra, tăng lên mức 518 điểm trước khi lệnh bán rất bất ngờ trong phiên ATC ngày 10/04 đẩy thị trường giảm mạnh, tạo ra mức chênh lệch tới hơn 20 điểm từ mức cao nhất xuống mức thấp nhất.

Các nhà phân tích kỹ thuật nhìn nhận nến đỏ rất dài này như một sự thay đổi về tâm lý chóng mặt của các nhà đầu tư. Điều thú vị là các quỹ ETF được coi như thành viên thị trường bí ẩn, và thường được gán ghép như nguyên nhân của các biến động mạnh, kể cả theo chiều tăng hay giảm.

Về mặt thống kê, các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng phiên thứ tư liên tục trong phiên 12/4 - họ bán ròng 3.6 triệu cổ phiếu, chủ yếu các cổ phiếu bluechips như BVH, DPM, HAG, PPC, VCB, VSH. Riêng VSH, họ bán ròng tới 1.8 triệu cổ phiếu - các cổ phiếu thủy điện được xem là gặp bất lợi trong năm 2013 này do điều kiện thời tiết không tốt. Dữ liệu của HOSE cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 7.2 triệu cổ phiếu. Đây là sức ép lớn cho thị trường, xét trên bối cảnh thị trường còn yếu ớt và động lực mua vừa mới chớm trở lại.

Với việc mức đáy 497 (và cũng là kháng cự cũ đảo chiều sang vai trò hỗ trợ) bị phá vỡ, chúng tôi cho rằng thị trường có thể trở lại giai đoạn điều chỉnh, tương tự như những gì đã diễn ra trong tháng 2/2013. Các nhà đầu tư nên hạ thấp tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục để hạn chế rủi ro. Tình hình sẽ xấu hơn một cách rõ ràng hơn nếu mức 483 cũng bị xuyên thủng.

Ngưỡng hỗ trợ khá yếu

CTCP Chứng khoán BIDV (BSI): Trong bối cảnh chưa có thông tin vĩ mô đáng chú ý, thị trường lại gặp khó khăn hơn khi xu hướng mua bán của khối ngoại đang cho thấy những tín hiệu tiêu cực. Quan sát mức chênh NAV và khối lượng giao dịch của các chứng chỉ quỹ ETF trên thị trường thế giới đang cho thấy những tín hiệu không tích cực với khả năng các quỹ ETF sẽ tiếp tục bán ra trong thời gian tới.

Sức cầu thị trường nói chung đang khá yếu và hoàn toàn thiếu nhóm cổ phiếu dẫn dắt. Khối lượng đặt mua và đặt bán đều có sự sụt giảm đáng kể vào cuối tuần so với mức trung bình các phiên trước, cho thấy tâm lý thận trọng đã tăng lên.

Về mặt kỹ thuật, VN-Index có ngưỡng hỗ trợ tại vùng 480 điểm, tuy nhiên nếu diễn biến giao dịch khối ngoại thiếu tích cực, chúng tôi cho rằng, ngưỡng hỗ trợ trên sẽ khá yếu, có thể chỉ giúp thị trường phục hồi nhẹ và ngắn. Do đó, các nhà đầu tư nên cân nhắc giảm bớt tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục do rủi ro thị trường đang tăng nhanh.

Hạn chế tham gia thị trường

CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVS): Cuối tuần qua, chỉ số 2 sàn giảm điểm với khối lượng tăng nhẹ so với phiên trước. Tại sàn HOSE, lực bán đã tăng sau khi có phiên tăng mang tính kỹ thuật hôm 11/04. Giai đoạn vừa qua, nhiều cổ phiếu có cơ bản tốt đã được dòng tiền đầu cơ lựa chọn để kiếm lợi nhuận và mức tăng mạnh của các cổ phiếu này khiến áp lực điều chỉnh trở nên lớn hơn trong ngắn hạn.

Còn tại sàn HNX, các cổ phiếu có tính thị trường cao đều chịu áp lực bán mạnh trong khi nhu cầu mua chỉ xuất hiện ở các vùng giá thấp. Thị trường thiếu nhóm cổ phiếu dẫn dắt nên khó có thể hy vọng dòng tiền đầu cơ vận động mạnh, bối cảnh này sẽ khiến giao dịch tại HNX tiếp tục duy trì ở trạng thái trầm lắng với thanh khoản thấp.

Tuần tới, thông tin về nhu cầu thoái vốn của các quỹ ETF sẽ tiếp tục thử thách tâm lý nhà đầu tư trong nước. Nhóm các cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc danh mục của các quỹ này sẽ khó thu hút được dòng vốn trong nước, diễn biến này khiến VN-Index thiếu động lực để quay trở lại đà tăng. Tuy nhiên, khi tâm lý bình ổn trở lại thị trường vẫn có thể xuất hiện sự phân hóa ở nhóm nhỏ cổ phiếu do thông tin về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dần được công bố.

Theo BVS, áp lực bán của nhà ĐTNN ở các cổ phiếu vốn hóa lớn đã và sẽ tiếp tục tạo áp lực giảm điểm lên VN-Index. Động thái này khiến nhà đầu tư trong nước giữ thái độ thận trọng và ngại tham gia thị trường. Vì vậy, nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp và hạn chế tham gia thị trường trong bối cảnh hiện nay.

Khó phục hồi ngắn hạn

CTCP Chứng khoán Dầu khí (PSI): VN-Index sẽ mất đi mô hình tích cực Cup and handle và khả năng rơi vào một giai đoạn hoặc dao động ngang hoặc giảm trong ngắn hạn. Đường trung bình động EMA (40) hiện đang giữ vai trò là đường xu hướng ngắn của chỉ số, sẽ xác nhận các tín hiệu mất xu thế tăng nếu như ngưỡng 485 bị phá vỡ. Trong trường hợp này, nhà đầu tư nên thực hiện giảm mạnh tỷ lệ cổ phiếu trong danh mục.

Ở một kịch bản tốt hơn, nếu như chỉ số dao động hẹp trong khoảng 485 - 500 điểm thì nhà đầu tư có thể tiếp tục duy trì danh mục, nhưng cũng cần bớt các cổ phiếu đang bị etfs bán mạnh, đặt mục tiêu giá mua bình quân thấp hơn. Chỉ số HNX-Index có khả năng tiếp tục giảm về khu vực 59 điểm. Dòng tiền tham gia vào sàn Hà Nội vẫn tỏ ra rất yếu ngay cả ở mức giá thấp. Tiềm năng phục hồi trong ngắn hạn không cao, do đó nhà đầu tư nên ưu tiên giữ tiền mặt, chờ mức giá giải ngân hợp lý trên sàn HOSE.

Chờ đợi bắt đáy

CTCP Chứng khoán FPT (FPTS): Thời gian gần đây, mặc dù các cổ phiếu penny giảm mạnh, thậm chí có những cổ phiếu đã về gần giá ở thời điểm VN-Index ở mức 380. Tuy nhiên, VN-Index vẫn diễn biến đi ngang tăng nhẹ, điều này có sự hỗ trợ lớn của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đặc biệt là các cổ phiếu nằm trong danh mục của các quỹ ETF. Một điểm khác biệt diễn biến tuần qua so với các tuần trước là khối đầu tư nước ngoài đã bắt đầu bán ròng khá mạnh, điển hình là hai phiên giao dịch ngày 10/04 và phiên ngày 12/04 với tổng mức bán ròng lên tới gần 55 tỷ đồng.

Ngoài ra, nếu xét 2 tuần gần đây thì vận động của VN30 đang ngày càng có xu hướng chi phối mạnh vận động của VN-Index.

Do đó trong ngắn hạn, nếu như nhóm VN30 nói chung hay khối đầu tư ngoại nói riêng chuyển sang xu hướng bán ròng thì khả năng rơi điểm mạnh của VN-Index hoàn toàn có thể xảy ra.

Với nhận định tuần mới, VN-Index sẽ dao động theo xu thế đi ngang và giảm thì với nhà đầu tư lướt sóng đang nắm giữ cổ phiếu nên tranh thủ các phiên Bull-trap để giảm mạnh tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu. Các nhà đầu tư lướt sóng chưa nắm giữ cổ phiếu nên kiên nhẫn đợi thị trường điều chỉnh giảm để tham gia bắt đáy. Đối với nhà đầu tư dài hạn vẫn có thể mua vào các cổ phiếu cơ bản tốt.

Viết Vinh (Vietstock)

ffn

Các tin tức khác

>   IQ cao chưa chắc thắng chứng khoán (14/04/2013)

>   “Không cần sử dụng quá nhiều kỹ thuật để xác định điểm cắt lỗ” (13/04/2013)

>   Cổ phiếu BĐS vẫn chưa được hưởng lợi trong quý 2 (12/04/2013)

>   Góc nhìn 12/04: Không còn bất ngờ theo hướng tiêu cực? (11/04/2013)

>   CTCK BSI: Thị trường chứng khoán sẽ bứt phá từ cuối quý 3 (11/04/2013)

>   Ngày 11/04: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn kỹ thuật (11/04/2013)

>   Góc nhìn 11/04: Cảnh giác hành động của khối ngoại (10/04/2013)

>   Góc nhìn 10/04: Lo ngại hiện tượng "xanh vỏ đỏ lòng"? (09/04/2013)

>   Giám đốc phân tích Maybank Kim Eng: VN-Index sẽ lên 550 một vài tháng tới (08/04/2013)

>   Góc nhìn 09/04: Sẵn sàng cho kịch bản tích cực hơn? (08/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật