Thứ Năm, 11/04/2013 11:06

CTCK BSI: Thị trường chứng khoán sẽ bứt phá từ cuối quý 3

Với những giải pháp tích cực được thực thi, nền kinh tế sẽ có sự khởi sắc rõ nét hơn từ cuối quý 2 so với đầu năm. Song khả năng bứt phá của thị trường chứng khoán có lẽ cần chờ đợi thêm thời gian 3-6 tháng khi các chính sách điều hành vĩ mô kết thúc độ trễ, tức là khoảng cuối quý 3, thị trường sẽ được hưởng lợi từ sự hồi sinh của các doanh nghiệp và nền kinh tế.

* Giám đốc phân tích Maybank Kim Eng: VN-Index sẽ lên 550 một vài tháng tới

* Quý 2/2013, vốn ngoại tiếp tục đóng vai trò quan trọng

Đánh giá về tình hình kinh tế quý 1/2013, Phòng Phân tích CTCP Chứng khoán Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam - B.S.C (HOSE: BSI) cho rằng vĩ mô đã có những cải thiện nhất định: Tốc độ tăng trưởng GDP quý 1 ước đạt 4.89%, cao hơn mức tăng 4.75% của quý 1/2012. Tăng trưởng tín dụng đạt 0.03%, cao hơn so với mức giảm 0.92% của 3 tháng đầu năm 2012, Tổng phương tiện thanh toán M2 tăng hơn 3%; CPI tháng 3 ở mức âm 0.19% và mức CPI y-o-y 6.64%. Chỉ số PMI đã vượt mức trung bình 50 điểm đạt mức cao của 23 tháng là 50,8 điểm vào tháng 3.

Theo B.S.C, nền kinh tế vẫn đang đối mặt nhiều khó khăn, sức sản xuất của doanh nghiệp yếu. Tính đến cuối tháng 3/2013, lượng hàng tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khoảng 16.5% so với cùng kỳ năm trước. Lãi suất cho vay vẫn ở mức cao, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn, số doanh nghiệp giải thể và phá sản vẫn ở mức cao tới 15,200 doanh nghiệp (hết quý 1/2013). Mức giảm của lạm phát cũng cho thấy sự suy yếu của tổng cầu. Động lực quan trọng cho tăng trưởng trong quý 1 là xuất khẩu, song xu hướng giảm giá hàng hóa thế giới lại đang gây trở ngại cho khả năng thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian tới.

Nhìn vào vĩ mô, có thể thấy, nền kinh tế cơ bản vẫn còn rất nhiều khó khăn như rủi ro tăng giá cả thiết yếu, tồn kho lớn, nợ xấu vẫn đang chờ xung lực mới từ chính sách.

B.S.C nhận định rằng, quý 2 sẽ là thời điểm quan trọng để các quyết sách được thực thi, xét trên quan điểm điều hành cũng như sự chờ đợi của thị trường.

Về chính sách tiền tệ, xét đến sự ổn định thanh khoản ngân hàng, sự hạ nhiệt của lạm phát cũng như nhu cầu thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, khả năng lãi suất sẽ sớm được điều chỉnh giảm thêm khoảng 0.5-1% trong tháng 4 và đầu tháng 5 nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế. Các gói hỗ trợ lãi suất để kích thích khu vực xây dựng và thị trường bất động sản sẽ được đẩy mạnh cùng với tiến trình xử lý nợ xấu và sớm đưa VAMC đi vào hoạt động.

Về chính sách tài khóa, cân nhắc khả năng giảm thuế suất thuế TNDN xuống 20% để khuyến khích đầu tư tư nhân, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, xem xét giảm thuế VAT

Với những giải pháp tích cực được thực thi, B.S.C cho rằng nền kinh tế sẽ có sự khởi sắc rõ nét hơn từ cuối quý 2 so với đầu năm. Song khả năng bứt phá của thị trường chứng khoán có lẽ cần chờ đợi thêm thời gian 3-6 tháng khi các chính sách điều hành vĩ mô kết thúc độ trễ, tức là khoảng cuối quý 3, thị trường sẽ được hưởng lợi từ sự hồi sinh của các doanh nghiệp và nền kinh tế.

Xét đến thị trường chứng khoán, trong vài năm trở lại đây, khối ngoại vẫn duy trì xu hướng mua ròng. Tuy cường độ không đồng đều và một số thời điểm gián đoạn nhưng xu hướng này vẫn rất rõ ràng (cả từ góc độ FDI). Vì vậy xu hướng này nhiều khả năng không đảo chiều ngay lập tức song mức độ ào ạt với cường độ lớn của dòng vốn này không dễ dàng lặp lại.

Thứ nhất, thị trường Việt Nam đã có mức tăng trưởng khá trong thời gian ngắn, điều này có thể làm nhà đầu tư lo ngại về khả năng tiếp tục tăng mạnh.

Thứ hai, dòng vốn giá rẻ dồi dào do FED bơm tiền có rủi ro đảo chiều, điều này có thể tác động mạnh đến các thị trường mới nổi như Việt Nam. NHTW Nhật cũng tiếp nối xu hướng bơm tiền, nhưng việc đồng tiền nước này đã giảm giá mạnh thời gian vừa qua có thể khiến xu hướng đầu tư ra nước ngoài giảm mạnh so với trước đây. Xu hướng ngắn hạn gần đây của khối ngoại cũng thể hiện sự đột biến đã không còn. Vì vậy về mặt xu hướng, không có nhiều cơ sở để kì vọng một sự đột phá. Dù vậy, quy mô thị trường Việt Nam còn rất bé so với dòng vốn của thế giới, chỉ cần một sự đột biến nhỏ cũng có thể khiến kết quả có nhiều biến động, bên cạnh dự báo cần có kế hoạch dự phòng.

Thông thường, khoảng thời gian cuối quý 2 tới nửa đầu quý 3 thị trường khó tăng mạnh. Điều này có thể lý giải bởi chu kỳ kinh doanh thường rơi mạnh vào cuối năm, nên kết quả lợi nhuận thường của giai đoạn giữa năm chưa nói lên nhiều về xu hướng. Khả năng đột phá của thị trường thấp khiến nhà đầu tư thường không tập trung khiến giao dịch có thể kém sôi động trong tháng 5, hiện tượng này đã được tổng kết trong câu nói của các nhà đầu tư kinh nghiệm “Sell in May and go away”.

Tuy nhiên, B.S.C nhận định khả năng dòng tiền đầu tư trung dài hạn vẫn sẽ chờ đợi mùa kinh doanh cuối năm, khi độ trễ các chính sách vĩ mô kết thúc cũng là khoảng thời gian các doanh nghiệp và nền kinh tế có được hình ảnh hồi sinh rõ nét và chắc chắn hơn.

Mỹ Hà ghi (Vietstock)

ffn

Các tin tức khác

>   Ngày 11/04: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn kỹ thuật (11/04/2013)

>   Góc nhìn 11/04: Cảnh giác hành động của khối ngoại (10/04/2013)

>   Góc nhìn 10/04: Lo ngại hiện tượng "xanh vỏ đỏ lòng"? (09/04/2013)

>   Giám đốc phân tích Maybank Kim Eng: VN-Index sẽ lên 550 một vài tháng tới (08/04/2013)

>   Góc nhìn 09/04: Sẵn sàng cho kịch bản tích cực hơn? (08/04/2013)

>   Quý 2/2013, vốn ngoại tiếp tục đóng vai trò quan trọng (08/04/2013)

>   Góc nhìn tuần 08 – 12/04: Lực bán sẽ tăng mạnh? (07/04/2013)

>   Góc nhìn 05/04: Động lực tăng điểm còn là ẩn số? (04/04/2013)

>   Ngày 04/04: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn kỹ thuật (04/04/2013)

>   Góc nhìn 04/04: Cần một mồi lửa? (03/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật