Thứ Ba, 16/10/2012 09:02

Ngân hàng: “Cục nợ” liên ngân hàng và Vàng sẽ bào mòn lợi nhuận quý 3?

Các khoản tiền gửi, tiền vay trên thị trường liên ngân hàng bị siết chặt và biến động phức tạp của giá vàng đang đe dọa triển vọng lợi nhuận năm 2012 của các ngân hàng.

Gia tăng trích lập dự phòng từ Cho vay liên ngân hàng?

Thông tư số 21/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã có hiệu lực từ ngày 01/09/2012.

Kể từ ngày Thông tư 21 có hiệu lực, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ không được gửi tiền, nhận tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán) tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác. Nói cách khác, các khoản tiền gửi liên ngân hàng sẽ phải được xác định lại thành tiền vay liên ngân hàng và phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Trước Thông tư 21, có một thực tế có thể nhận thấy là số dư ở khoản mục Cho vay các TCTD khác thường thấp hơn rất nhiều so với số dư khoản mục Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác.

Không loại trừ khả năng đây là chiêu thức mà các ngân hàng áp dụng để khỏi phải trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay các TCTD khác (nếu có phát sinh).


Tuy vậy, sau khi Thông tư 21 chính thức đi vào hoạt động thì:

(1) Nhiều khả năng sẽ có sự dịch chuyển lớn giữa 2 khoản mục Tiền, vàng gửi tại các TCTD và Cho vay các TCTD khác bắt đầu được thể hiện trong BCTC quý 3 của các ngân hàng; và khoản mục Cho vay các TCTD khác có thể sẽ gia tăng đáng kể.

(2) Tăng trích lập dự phòng rủi ro. Giai đoạn nửa cuối năm 2011 được xem là thời kỳ bùng nổ hoạt động trên thị trường liên ngân hàng, khi nhiều ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản. Bằng chứng là số dư của khoản mục này bắt đầu tăng mạnh kể từ lúc đó, và đi kèm là dự phòng rủi ro cho vay các TCTD khác ở một số ngân hàng cũng đã bắt đầu “phình to” ra, đặc biệt là đối với “ông lớn” VCB.

Chưa hết, với việc một số khoản tiền gửi liên ngân hàng trước đây sẽ được xác định lại thành tiền vay liên ngân hàng theo Thông tư 21, nhiều ngân hàng buộc phải trích lập thêm dự phòng rủi ro đối với khoản cho vay này.

Bảng bên dưới cho thấy tỷ lệ trích lập dự phòng trên tổng tiền gửi và cho vay ở nhiều ngân hàng vẫn còn rất thấp. Điều này đồng nghĩa với khả năng trích lập thêm dự phòng và lợi nhuận của ngân hàng bị sụt giảm là rất lớn.

(3) Vẫn còn nhiều cách để “lách”? Một điểm đáng e ngại là Thông tư 21 hiện chưa đưa ra những hướng dẫn cụ thể về việc trích lập cũng như tỷ lệ trích lập dự phòng đối với các khoản cho vay liên ngân hàng.

Bên cạnh đó, nhiều khả năng các ngân hàng vẫn sẽ tìm cách “lách” nhằm hạn chế việc trích lập dự phòng. Chúng ta có thể nhận biết điều này nếu khoản mục Tiền vàng gửi và cho vay các TCTD khác trong quý 3 có thay đổi đột biến.

Ngoài ra, có thể nhiều ngân hàng vẫn có thể tìm cách duy trì khoản tiền gửi liên ngân hàng dưới hình thức tiền gửi thanh toán, vì Thông tư 21 hiện đang loại trừ đối với khoản mục này.

Giảm lợi nhuận từ hoạt động cho vay?

Việc áp dụng Thông tư 21 đã khiến giao dịch trên thị trường liên ngân hàng sụt giảm mạnh, trong khi lãi suất huy động đã gia tăng trở lại trong thời gian qua. Nguyên nhân chính có thể xuất phát từ:

(1) Do phải trích lập dự phòng nên điều kiện cho vay đã được các ngân hàng siết chặt hơn nhằm hạn chế rủi ro, và khiến việc đi vay trên thị trường liên ngân hàng trở nên khó khăn hơn trước đây.

(2) Lượng thành viên có thể vay liên ngân hàng sụt giảm khi các ngân hàng có nợ quá hạn từ 10 ngày trên thị trường liên ngân hàng sẽ không được tham gia.

Rõ ràng việc sụt giảm giao dịch cho vay trên thị trường liên ngân hàng sẽ làm một số ngân hàng có nguồn tiền dồi dào bị ứ đọng, khi hoạt động tín dụng cũng đang gặp khó khăn nhất định.

Lãi suất huy động tăng trong khi lãi suất cho vay khó có thể điều chỉnh tăng theo trong lúc này cũng sẽ khiến tỷ lệ NIM của nhiều ngân hàng bị ảnh hưởng đáng kể.

Thách thức từ thị trường vàng?

Những biến động phức tạp trên thị trường vàng cũng là một thách thức không nhỏ cho triển vọng lợi nhuận quý 3 của các ngân hàng. Nhiều ngân hàng đã có trạng thái vàng bị âm nặng trong thời gian qua, và việc mua bù đắp trạng thái khi giá vàng đang ở mức cao có thể làm phát sinh những khoản thua lỗ lớn.

Xem thêm thông tin chi tiết về trạng thái vàng của một số ngân hàng tại đây.

Duy Nam (Vietstock)

ffn

Các tin tức khác

>   MaritimeBank: Sóng gió biển cả quật ngã một thương hiệu (15/10/2012)

>   Có nên tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ 2013? (15/10/2012)

>   Kích cầu tín dụng cuối năm (15/10/2012)

>   Dọn dẹp cơ cấu sở hữu chéo (15/10/2012)

>   Tôi đi “buôn”… tiền (15/10/2012)

>   Bài 1: Thú “săn” tiền … (12/10/2012)

>   Một tháng sau cuộc “hôn nhân” SHB với Habubank (15/10/2012)

>   TPHCM: 9 tháng, kiều hối ước đạt 3 tỷ USD (15/10/2012)

>   Xử lý tài sản bảo đảm, “chủ nợ” vẫn cầm “đằng lưỡi“ (15/10/2012)

>   Rủi ro nợ ngân hàng, nhà đầu tư "hốt hụi chót" (15/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật